Highlands Coffee – chuỗi F&B của tỷ phú Philippines làm ăn ra sao trên đất Việt?
Highlands Coffee chắc chắn không còn là cái tên xa lạ với mọi người. Chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê này có mặt ở hầu hết các thành phố của Việt Nam. Và cũng là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê thành công nhất ở Việt Nam, có mô hình hoạt động được đánh giá là hiệu quả, phù hợp với thói quen của người Việt.
Highlands Coffee là chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê và đồ ăn nhanh do David Thái thành lập năm 2009. Ông David Thái sinh năm 1972, theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 1979 và quay về Việt Nam vào năm 1996.
Công ty sở hữu Highlands Coffee bắt đầu kinh doanh bằng việc đóng gói sản phẩm cà phê tại Hà Nội vào năm 2000, sau đó phát triển nhanh chóng và mở rộng thành chuỗi cà phê. Năm 2002, Highlands mở hai cửa hàng đầu tiên. Sau đó Highlands Coffee dần mở rộng ra nhiều chi nhánh và tạo dựng được tên tuổi của mình. Đến nay, số cửa hàng đã lên gần 300 cửa hàng tập trung ở ở Tp.HCM và Hà Nội. Ngoài ra, Highlands Coffee còn mở rộng hoạt động ra nước ngoài, có tới 43 cửa hàng ở Philippines.
Hành trình cà phê Việt: Từ không tồn tại tới thống lĩnh thị trường Mỹ
Một ngày hè 31 độ C, những hàng dài người xếp hàng trước cửa hiệu bánh Brooklyn's Winson Bakery, rồng rắn quanh khối phố, để có thể chờ đợi trải nghiệm cà phê rang xay của Việt Nam.Tiết kiệm thời "bão giá": Người tự pha cà phê, gom thực phẩm ở quê lên hay phủ bạt ô tô để đi tàu điện
Cùng xem dân văn phòng, sinh viên, nội trợ tiết kiệm thời bão giá như thế nào?Giá dầu lao đao trước "cơn bão" lãi suất và mối nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu
Giá dầu thô đánh mất đi đà tăng do những lo ngại về suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Làn sóng tăng thêm lãi suất của những Ngân hàng Trung ương lớn sẽ tiếp tục gây ra sức ép và có thể sẽ khiến cho triển vọng tăng trưởng của thị trường xấu đi thời gian tới.Khi chuỗi cửa hàng đang ăn nên làm ra, vào năm 2012, David Thái bất ngờ bán một nửa mảng kinh doanh của Công ty quốc tế Việt Thái (VTI) - chủ sở hữu Highlands Coffee cho Jollibee Foods với mức giá 25 triệu USD. Sau thương vụ, Tập đoàn Philippines sở hữu 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hong Kong của VTI do doanh nhân này sở hữu.
Ra đời cách đây hơn 40 năm, Jollibee Foods là một trong những chuỗi nhà hàng phát triển nhanh nhất châu Á. Công ty hiện điều hành hơn 5.900 cửa hàng ở Philippines và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngoài 2 thương hiệu nổi tiếng là gà rán Jollibee và Highlands Coffee, doanh nghiệp này còn là chủ sở hữu của nhiều chuỗi F&B khác như Phở 24, Burger King, Coffee Bean & Tea Leaf, Tim Ho Wan…
Đứng sau thành công của Jollibee Foods là nhà sáng lập và Chủ tịch Tony Tan Caktiong. Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, ông Tony Tan hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD và là một trong những người giàu nhất Philippines.
Bắt đầu khởi nghiệp từ một hàng kem nhỏ vào năm 1975, Tony Tan Caktiong cùng với người em trai Ernesto Tanmantiong mơ ước tạo ra một đế chế thức ăn nhanh tại Philippines.
Jollibee bắt đầu kinh doanh tại các thị trường quốc tế từ năm 1987. Đến năm 1995, công ty này đã có mặt tại nhiều nơi trên thế giới như đảo Guam, Dubai, Kuwait và Ả Rập Saudi. Jollibee gia nhập thị trường Mỹ từ năm 1998 và gần đây cũng xuất hiện tại Qatar, Singapore, Bahrain, Italia và cả Anh.
Jollibee Foods cho biết tập đoàn sẽ đẩy nhanh việc mở rộng thị trường toàn cầu trong năm nay sau khi lợi nhuận năm 2021 đã quay lại gần bằng thời điểm trước đại dịch.
Giấc mơ IPO vẫn đang dang dở
Trước khi về tay Jollibee Foods vào năm 2012, Highlands Coffee có khoảng 50 cửa hàng. 4 năm sau khi đổi chủ, thương hiệu này đã trở thành chuỗi cà phê và trà đầu tiên tại Việt Nam chạm mốc 100 quán. Vị trí đặt cửa hàng mà chuỗi cà phê này lựa chọn thường ở dưới chân các tòa nhà văn phòng, chung cư hay trung tâm thương mại.
Tính đến cuối năm 2021, chuỗi này có tổng cộng 483 cửa hàng ở Việt Nam và Philippines. Và Highlands Coffee hiện cũng là một trong những chuỗi kinh doanh thức uống có quy mô và doanh thu lớn nhất Việt Nam. Theo số liệu của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), Highlands Coffee đang là chuỗi cà phê có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam. Ước tính năm năm 2018, chuỗi cửa hàng này đạt hơn 1.600 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 31% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 129 tỷ. Năm 2017, Highland cũng đạt 132 tỷ đồng lợi nhuận.
Từ cuối năm 2016, sau khi chạm mốc 100 cửa hàng, Jollibee Foods đã ấp ủ kế hoạch IPO cho Highlands Coffee trên sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2019. Tuy nhiên kế hoạch đã bị hoãn lại vào tháng 7/2019. Tập đoàn sở hữu thương hiệu là Jollibee Foods không tiết lộ lý do, cũng như thời gian cụ thể sẽ tiến hành IPO lần nữa. Cùng thời điểm đó, tập đoàn Philippines công bố kế hoạch chi 350 triệu USD để mua lại chuỗi cà phê The Coffee Bean & Tea Leaf của Mỹ và đây cũng là thương vụ thâu tóm lớn nhất của tập đoàn này.
Theo các số liệu, doanh thu của Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Cao Nguyên (đơn vị vận hành Highlands Coffee tại Việt Nam) trong hai năm 2019 và 2020 đều trên 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm gần đây đều có xu hướng giảm.
Năm ngoái, Highlands Coffee đạt doanh thu gần 1.729 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2020. Cũng trong năm 2019, chuỗi cà phê này đã ghi nhận khoản lỗ 19 tỷ đồng dù trong 2 năm trước đó đã lãi lần lượt là hơn 55 tỷ đồng năm 2019 và hơn 44 tỷ đồng năm 2020.
Mộ trong những nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận của Highlands Coffee sụt giảm là do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Hơn hai năm qua, các doanh nghiệp ngành F&B Việt Nam phải “gồng mình” lên để tồn tại. Đại dịch khiến các chuỗi thức ăn và đồ uống lao đao vì phải đóng cửa trong một thời gian dài để thực hiện quy định về giãn cách xã hội.
Những vụ lùm xùm nợ tiền thuê mặt bằng
Là một trong những chuỗi F&B hàng đầu nhưng Highlands Coffee cũng liên tiếp vướng vào các vụ lùm xùm nợ tiền thuê mặt bằng. Tháng 11/2021, chuỗi này xảy ra tranh chấp với Công ty Cổ phần Đầu tư MHL (đơn vị chủ quản tòa nhà Artemis – Thanh Xuân, Hà Nội) do nợ tiền thuê mặt bằng hơn một tỷ đồng.
Trong thời gian tranh chấp, người dân sinh sống quanh khu vực này từng phản ánh tình trạng nhiều nhân viên mang đồng phục Highlands Coffee tập trung, gây rối và xảy ra ẩu đả với bảo vệ tòa nhà. Không lâu sau, Công ty cổ phần Nhà Hòa Bình cũng gửi đơn tố cáo Highlands Coffee nợ gần 5 tháng tiền mặt bằng đến công an phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Tăng giá thời "hậu đại dịch" và cái kết bất ngờ
Với áp lực chi phí đầu vào gia tăng, hồi cuối tháng 6, Highlands Coffee đã thông báo tăng giá sản phẩm 10-15%, tương đương 4.000-10.000 đồng mỗi sản phẩm. Thông tin này sau đó vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía người tiêu dùng. Về phía doanh nghiệp, chuỗi cà phê lý giải rằng động thái trên nhằm giữ vững và nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng trước tình hình biến động thị trường.
Chỉ ít giờ sau khi Highlands Coffee thông báo điều chỉnh giá, bài viết của thương hiệu này đã thu hút hàng chục nghìn lượt tương tác trên mạng xã hội. Có ý kiến bày tỏ sự thông cảm trong thời kỳ bão giá, nhưng cũng không ít những phản ứng trái chiều, thậm chí có người còn đem so sánh việc tăng giá của doanh nghiệp trong bối cảnh vật giá leo thang là một việc làm “cơ hội”.
Chính điều này đã tạo ra một hiệu ứng tương tác “khủng” của thương hiệu đồ uống lớn nhất Việt Nam. Bởi mới đây, theo báo cáo của Reputa về ngành dịch vụ F&B tháng 6/2022, Highlands Coffee là công ty dịch vụ F&B có mức tăng dẫn đầu bảng xếp hạng (tăng 8 hạng), với tổng lượng tương tác các bài đăng truyền thông trên fanpage lên đến 104.525 lượt. Trong khi KFC, Phúc Long và The Coffee House chỉ có được các vị trí sau đó.
Có thể thấy, việc Highlands Coffee tăng giá trong thời điểm vừa qua đã đem lại cho thương hiệu đồ uống này những kết quả không ngờ. Đầu tiên là vấn đề tối đa hóa lợi nhuận, bên cạnh đó là một cuộc PR truyền thông miễn phí và hiệu quả.