meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Hết tiền” - Câu cửa miệng của cả doanh nghiệp, nhà đầu tư đến môi giới bất động sản

Thứ sáu, 09/12/2022-08:12
Khoảng nửa năm nay, thị trường bất động sản rơi vào khó khăn, nổi bật là câu chuyện về nguồn vốn và thanh khoản. Tình trạng hiện nay khi môi giới gọi điện cho khách hàng đều nhận được câu trả lời là “Hết tiền”.

Theo Nhịp sống thị trường, thị trường bất động sản trong năm 2022 chia thành hai giai đoạn: Sốt nóng đầu năm và trầm lắng vào giai đoạn giữa tới cuối năm. Động thái siết chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và lãi suất khiến cho thị trường đi tới trạng thái khó khăn như hiện nay. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản phải đối mặt với nhiều khó khăn về mặt pháp lý đã rất nhiều năm nay. Vì vậy khi vấn đề tài chính gặp phải biến động xấu thì càng khiến cho thị trường bất động sản khó khăn hơn. 

Kể từ đầu năm 2022, thị trường bất động sản đột ngột rơi vào tình trạng ảm đạm, may mắn là chưa tới mức “đóng băng” như đã từng xảy ra. Nguyên nhân là do những chính sách tiền tệ như tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao vào giai đoạn gần đây đã khiến thị trường bất động sản liên tục “khó chồng khó”. 


Giai đoạn gần đây đã khiến thị trường bất động sản liên tục “khó chồng khó”
Giai đoạn gần đây đã khiến thị trường bất động sản liên tục “khó chồng khó”

Theo đó, hoạt động môi giới bất động sản đương nhiên cũng bị ảnh hưởng lớn. Giới môi giới đã sử dụng nhiều cách để tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên có gọi tới cả trăm cuộc cũng chỉ nhận được những câu trả lời từ các nhà đầu tư là “hết tiền”.

Anh Bách - chủ một phòng giao dịch bất động sản vùng ven tại Hà Nội cho hay, từ suốt 4 tháng nay, văn phòng anh đón rất ít khách, trái ngược hoàn toàn với cảnh tượng nhộn nhịp đầu năm. Những khách hàng hiện tại cũng chỉ nhờ anh rao bán mảnh đất đang nắm giữ. 

“Vào đầu năm nay, văn phòng tôi lúc nào cũng tấp nập khách hàng, người mua nhiều hơn người bán. Thậm chí có khi nhà đầu tư chủ động trả thêm hoa hồng để chúng tôi sớm tìm được mảnh đất ưng ý cho họ. Nhưng hiện hoàn cảnh đã trái ngược, người bán thì nhiều còn người mua chẳng thấy đâu” - Anh Bách nói. 

Để có giao dịch, anh Bách và nhân sự liên tục gọi điện cho các khách hàng cũ mỗi ngày để tư vấn, mời mua đất. Tuy nhiên cũng chỉ nhận được những câu trả lời như “Anh hết tiền rồi, đừng gọi nữa”.

“Biết là khách hàng rất khó chịu vì bị gọi nhiều nhưng thị trường không có giao dịch nên bất đắc dĩ lắm chúng tôi mới phải phiền khách. Trước kia, đa phần là khách hàng chủ động gọi để hỏi mua đất” - Vị này chia sẻ. 

Cùng hoàn cảnh này, anh Trần Ngọc Hải - Môi giới bất động sản tại Hòa Bình cho hay, năm 2021, nhà đầu tư khắp nơi, nhất là tại Hà Nội đã đổ xô về khu vực mua đất, dù giá bán tăng liên tục. Tuy nhiên, tới thời điểm này thì thị trường đảo lộn, rất hiếm có khách hỏi mua bất động sản. 


Các công ty môi giới BĐS hiện tại rất vắng vẻ, chủ yếu chỉ có nhà đầu tư ký gửi
Các công ty môi giới BĐS hiện tại rất vắng vẻ, chủ yếu chỉ có nhà đầu tư ký gửi

“Để có được giao dịch thì tôi còn tự bỏ tiền để chạy quảng cáo. Tuy khách hàng đã để lại số điện thoại nhưng tới khi gọi tư vấn thì khách chỉ muốn biết giá hiện tại là bao nhiêu chứ không có nhu cầu mua vì hết tiền” - Anh Hải nói. 

Cũng theo người này, trên thực tế, nhà đầu tư hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn về vốn. Vì thế, dù giá bất động sản đã giảm nhưng không còn tiền mua, cũng không vay thêm được ngân hàng. 

Theo anh Nguyễn Văn Thanh - Nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội, nhiều nhà đầu tư trong thời gian sốt đất không chỉ sử dụng vốn tự có mà còn phục thuộc vào đòn bẩy tài chính khiến dòng tiền hiện nay gặp khó. Những mảnh đất họ đang giữ nhưng không bán được, không có tiền để mua thêm. 

“Ngay cả những nhà đầu tư đã sử dụng tiền thật để mua thì hiện cũng khó mà thanh khoản. Nhiều người đang có đất nhưng không có tiền” - Anh Thanh nhận xét. 

Trên thực tế, vào thời điểm thị trường bất động sản sôi động thì nhiều nhà đầu tư đã dồn hết tiền vào bất động sản, tới nay thì cạn kiệt nguồn vốn đầu tư. Cùng với đó, việc thanh khoản khó cũng khiến cho nhiều người đang bị “chôn” hàng tỷ đồng trong đất.

Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, toàn quốc chỉ có 115.129 giao dịch thành công trong quý III, tổng lượng giao dịch bằng 54% so với quý II/2022. Theo đó, miền Bắc có 21.806 giao dịch; miền Trung có 18.789 giao dịch; miền Nam có 74.534 giao dịch.


Những người đã đầu tư vào bất động sản thì ít khi chuyển sang ngành khác
Những người đã đầu tư vào bất động sản thì ít khi chuyển sang ngành khác

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận định, đa phần những nhà đầu tư Việt Nam khác xa so với nhà đầu tư nước ngoài là họ thường muốn tối đa hóa lợi nhuận, tức là bỏ hết tiền vào kênh đầu tư mà họ thấy có lời nhiều nhất. 

Tuy nhiên, nhà đầu tư Việt Nam thường không có khái niệm về dòng tiền, nghĩa là không duy trì được nguồn thu nhập đều đặn. Thông thường, những người đã đầu tư vào bất động sản thì ít khi chuyển sang ngành khác, trừ một bộ phận biết đầu tư chứng khoán từ trước. 

“Các nhà đầu tư bất động sản đã dồn từng miếng nhỏ để thành một miếng lớn và tập trung để tối đa hóa lợi nhuận. Nhìn sang nước ngoài, ví dụ một người có khoảng 30 - 40 tỷ đồng thì họ sẽ mua vài căn hộ rồi cho thuê, lấy tiền chi tiêu hàng tháng, sau đó mua thêm vài mảnh đất, đầu tư chứng khoán, gửi tiền ngân hàng nên ít nhất sẽ còn một vài tỷ để thanh khoản. Đôi khi họ không trực tiếp đầu tư mà thông qua một bên tư vấn tài chính giúp quản lý danh mục. Họ khá an toàn vì lúc nào cũng có tiền mặt, có bất động sản khác, chứng khoán…

Đối với các tiểu gia và đại gia của Việt Nam thì lại có xu hướng dồn hết tiền vào một kênh vì lợi nhuận có thể lớn tới 30 - 40% mỗi tháng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay thì nhiều người rất dễ “tăng xông, sống trên tài sản nhưng không có tiền mặt, không thấy vui vẻ” - Vị chuyên gia nhìn nhận. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước