Thị trường trầm lắng, môi giới trăn trở nỗi lo "mất Tết"
Nhìn vào bức tranh giai đoạn trước, thị trường BĐS trải qua gần 3 năm điêu đứng vì đại dịch COVID - 19, cùng với những rào cản về pháp lý, nguồn tín dụng bị siết chặt, lãi suất tăng cao,... đã khiến nghề môi giới lâm vào trạng thái “ngủ đông”, số ít các giao dịch BĐS cũng chỉ diễn ra theo kiểu “lẻ tẻ, cầm chừng”, nhiều môi giới phải nghỉ nghề, bỏ dở giữa chừng.
Những tưởng chờ đợi thị trường tốt lên vào năm 2022 để “lấy lại những gì đã mất”, môi giới lại tiếp tục đón nhận cú sốc trầm lắng sau những đợt sóng thanh lọc nhân sự bởi động thái siết quản lý chứng chỉ hành nghề môi giới; các phân khúc tiếp tục ghi nhận nguồn cung khan hiếm, tỷ lệ hấp thụ kém song hành cùng tâm lý người tiêu BĐS e ngại xuống tiền khiến tình cảnh vắng khách, môi giới “ngồi chơi xơi nước” ngày càng nhiều.
Với nhiều người trong số họ, nghề môi giới nhà đất đã đủ khắc nghiệt. Nếu không nhanh là mất khách, nhiều khi chỉ cần lỡ một cuộc điện thoại thôi là mất một giao dịch tiềm năng, mưa nắng vẫn phải làm việc ngoài đường, đợi khách đến mòn mỏi cả thanh xuân, bị khách mắng, bị khách cho leo cây, những căn nhà có thủ tục pháp lý phức tạp, những cuộc đàm phán dài đằng đẵng, căng thẳng đến nghẹt thở,...
Vậy nhưng trong thời điểm gặp khó như hiện tại, không có khách còn khiến nhiều môi giới chân chính đau đầu với áp lực tài chính khi thu nhập từ nghề không có, tất bật với nỗi lo “cơm áo gạo tiền” đổ lên đầu.
Nhà đầu tư vắng bóng, môi giới lo lắng vì Tết đến gần
Cả ngày chỉ “ngóng” khách, nhiều môi giới cầm trên tay chiếc điện thoại bấm bấm với tiếng thở dài ngao ngán vì không có lời hồi âm nào từ khách hàng. Đó là câu chuyện suốt những tháng vừa qua của chị Vũ Huyền (25 tuổi, Hà Nội), một môi giới ở Hà Nội.
“Mẹ tôi còn bảo con gái con đứa đi làm suốt mà chẳng thấy tiền đâu, rồi suốt ngày thấy nhong nhong ngoài đường, bạn bè còn tưởng tôi đi chạy xe ôm. Bình thường cũng quen cảnh ôm điện thoại mọi lúc mọi nơi, khách gọi xem nhà phải phi đi ngay, lúc thì ăn dở bữa cơm, lúc thì đang tắm, hay đang đi với bạn bè,… Mà xem chừng đợt này chẳng có mấy khách, bán hàng không được nên mọi người đều khuyên chuyển sang nghề khác nên tôi cũng trăn trở”, chị Huyền cười trừ kể.
Doanh nghiệp BĐS chậm lương, chia nhỏ lương để trả... nhiều người nơm nớp lo sợ mất việc cận Tết
Trên thực tế, việc doanh nghiệp bất động sản khó khăn là có thực. Những người đi "làm công ăn lương" đang thấp thỏm từng ngày khi doanh nghiệp gặp khó. Với họ, thà giảm lương nhưng được đi làm ồn hơn là bị nghỉ việc, nhất là những ngày Tết đang cận kề.Nhân viên bất động sản chán nản vì năm nay không có thưởng Tết
Trái ngược hoàn toàn với không khí vui vẻ, tưng bừng của kỳ thưởng Tết năm 2022, năm nay thị trường bất động sản càng tới những tháng cuối năm càng ảm đạm khiến hàng loạt doanh nghiệp trong ngành rơi vào cảnh “héo hắt”. Nhân viên trong các công ty có thể không còn được thưởng Tết. Thậm chí nhiều đơn vị còn phải cắt giảm nhân sự để giảm áp lực lương thưởng.Giao dịch diễn ra “lẻ tẻ, cầm chừng”: Lại một Tết buồn với môi giới bất động sản!
Theo tìm hiểu, cả ngày ngồi bấm điện thoại, rao bán bất động sản (đã bao gồm cả bất động sản hàng ngộp, lỗ sâu) nhưng anh V vẫn không nhận được bất kỳ một hồi âm nào từ khách mua. Tình trạng này theo anh V là đã diễn ra 2 tháng nay khiến cho bản thân khá nản lòng.Nỗi trăn trở của những người con xa quê đang "loay hoay" với cuộc sống: Tết năm nay có về không?
Hiện nay, câu chuyện của người đàn ông 30 tuổi đang chênh vênh giữa đời có lẽ sẽ khiến cho nhiều người phải suy nghĩ.Cùng chung cảnh ngộ với chị Huyền, anh Ngọc (Hải Phòng), một người con xa quê lên Hà Nội mưu sinh với nghề môi giới ngót đã được 3 năm. Thời điểm này anh Ngọc rao bán BĐS hàng ngộp, hàng giảm giá nhưng mãi không có khách mua, với anh chỉ nghĩ đến cảnh cái Tết sắp tới đây về nhà cùng hai bàn tay trắng cũng khiến anh không khỏi ngậm ngùi, “Nhai miếng bánh mì suông, gọi điện về cho gia đình mà tủi thân vì hai chữ “không khách”.
Còn với câu chuyện của anh Tâm (27 tuổi, Hà Nội), chủ động tìm khách giữa bối cảnh thị trường khó dịp cuối năm, những tưởng sẽ kiếm được “khách nét” nhưng lại lâm vào tình huống “dở khóc dở cười”. Sau nhiều tuần dán banner quảng cáo khắp các ngõ ngách, anh vô tình gặp chủ nhà đang dán ngay trước cửa tấm bảng ghi hai chữ “Bán nhà”.
“Tôi hào hứng tiến lại gần hỏi chủ nhà đã làm việc qua môi giới nào chưa, ngỏ ý muốn giúp họ bán nhà vì khu vực này cũng nằm trong ngõ hẻm khó mà tiếp cận được với nhiều người mua”. Dừng một lúc anh nói tiếp: “Cứ nghĩ cùng lắm chỉ bị từ chối, ai ngờ vừa nghe tôi giới thiệu mình là môi giới, chủ nhà không ngần ngại đuổi tôi, miệng còn nói: Không muốn làm việc qua môi giới, đã phải hạ giá nhà rồi còn chưa đủ lỗ hay sao?”. Một câu nói đủ thấy tình cảnh khốn khó của cả môi giới lẫn người bán nhà giữa thị trường BĐS phải hạ giá, bán cắt lỗ.
Những môi giới yêu nghề vẫn kiên trì bám trụ
“Tối hôm trước còn ngồi ôm mặt khóc, sáng đến công ty mặt vẫn tươi cười như không có gì xảy ra”, đó là chia sẻ rất thật từ chị Hạnh (26 tuổi, Thái Nguyên), một trưởng phòng kinh doanh tại sàn giao dịch BĐS Hà Nội. Thời điểm cuối năm giá nhà đất vẫn neo cao, tâm lý người tiêu dùng BĐS dè chừng cầm tiền chờ giảm giá sâu, ghi nhận giao dịch thấp ảm đạm khiến chị và đội ngũ nhân viên không khỏi ngao ngán.
“Có những ngày ăn dầm nằm dề ở văn phòng gọi điện trăm cuộc cho khách nhưng không nhận được phản hồi gì tích cực. Lại có những hôm chia nhau người ngồi trực page, người đi phát tờ rơi kiếm khách, có bạn chịu khó mưa gió vẫn đi xa để gắng kiếm thêm khách,... Mọi người đều kiên trì vì một cái Tết ấm no mà xem chừng vẫn vắng khách quá”, chị Hạnh cho biết.
Với niềm tin yêu nghề, dù nhiều khi cũng thấy nản, áp lực nhưng chị Hạnh không bỏ cuộc vì theo chị, “Dưới tôi là bao nhiêu con người, mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều vì đồng ra đồng vào mà cố gắng không ngừng nghỉ. Cuối năm ngồi lại trò chuyện với nhau, ai cũng có nỗi trăn trở sắm sửa cho gia đình con cái, dự định sửa nhà cửa,... bây giờ tôi nhụt chí làm sao được”.
Gặp gỡ chị Quỳnh, bước vào nghề từ giai đoạn những năm 2015, từng bước phát triển bản thân với công việc là một môi giới đất nền vùng ven. Trải lòng với phóng viên, khi công việc dần đạt được những thành tựu nhất định, chị quyết định tạm dừng vào thời điểm dịch bệnh để ở nhà tập trung làm bà mẹ bỉm sữa.
“Trở lại thị trường vào đầu năm nay, bắt nhịp lại từ đầu bằng cách tham gia các hội, nhóm, gặp gỡ để học hỏi kinh nghiệm từ những anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đang thực chiến, cũng dần chốt được khách, tôi vững tâm nghĩ mọi thứ đâu sẽ vào đó”. Ngập ngừng, chị chia sẻ, “Vậy nhưng khó khăn thị trường cuối năm cũng khiến tôi khá chật vật, nhiều tháng nay không có giao dịch, nhiều đêm chăm con khóc mà mình cũng tủi thân khóc theo, chưa kể áp lực tiền bạc đổ lên đầu mỗi chồng tôi nuôi cả nhà ba người”.
Khi được hỏi liệu có bỏ nghề, chị Quỳnh cho hay “Nếu bảo là bỏ hẳn thì chắc là không, làm trong nghề này cũng lâu, mỗi thời điểm thị trường sẽ luôn thay đổi nên lúc này coi như vừa học hỏi thêm về nghề, vừa cân bằng việc làm mẹ, làm vợ chăm chút cho gia đình nhỏ thêm thời gian nữa”, chị cho biết vẫn tranh thủ bán hàng online để đỡ đần chồng, cũng có tiền để sắm sửa cho dịp Tết đang cận kề.
Dưới góc độ chuyên gia, ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS đánh giá cao nỗ lực bám trụ với nghề của môi giới chân chính đặt trong bức tranh xám xịt của thị trường địa ốc. Theo ông Lâm, ghi nhận trên thị trường đã có nhiều doanh nghiệp môi giới BĐS gặp khủng hoảng phải tinh gọn bộ máy vận hành, có công ty giảm đến 60-70% nhân sự, số còn lại chuyển sang CTV hoặc giảm lương, chính sách,... để cố gắng bám trụ.
Doanh thu các công ty môi giới cũng vì thế đang giảm mạnh, trung bình mức giao dịch rơi vào khoảng 20% so với mức trung bình hàng tháng theo dự án. Việc nhiều dự án chậm tiến độ, không thực hiện đúng cam kết khiến khách hàng phản ánh gây áp lực lên môi giới; vấn đề chậm phí môi giới của chủ đầu tư đã làm nhiều môi giới lựa chọn bỏ nghề.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, BĐS là mặt hàng đặc thù, giá trị cao, chịu nhiều tác động của các vấn đề chính sách, vĩ mô kinh tế nên không dễ bán, đặc biệt khi thị trường suy giảm. Giai đoạn thị trường sôi động, việc kiếm tiền có phần dễ dàng đã chứng kiến sự bùng nổ nhân sự của nghề này, nhân sự của rất nhiều ngành nghề khác cũng tham gia làm môi giới. Khi thị trường trầm lắng cũng là giai đoạn thử thách với người môi giới BĐS.