Hé lộ "chiêu" giữ chân khách hàng thời bão giá của WinCommerce
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2022, các công ty sản xuất thịt lợn như CP, Vissan, Dabaco, Masan MeatLife sẽ kinh doanh ra sao?Giải mã "cây hái tiền" Masan Consumer của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp cùng tệp khách hàng lớnNhận diện nền tảng để tăng tốc mở rộng quy mô
WinCommerce (WCM) là chuỗi bán lẻ quy mô lớn nhất gia tăng được số lượng cửa hàng đáng kể với hơn 200 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ đã được mở mới trong quý 1/2022. Và sau khi mua lại VinCommerce (nay là WinCommece) và thực hiện chiến lược tái cấu trúc toàn bộ chuỗi bán lẻ trong suốt giai đoạn năm 2019 - 2021, doanh nghiệp này cũng đã được cải thiện rõ nét và doanh thu.
Trong cả năm 2021, Ebitda được cải thiện một cách liên tục đã giúp cho lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông đạt điểm hòa vốn vào nửa cuối năm. Cho đến quý 1/2022, chuỗi bán lẻ này đã đạt được mục tiêu kép vừa tăng trưởng đáng kể số lượng điểm bán, vừa cải thiện được biên lợi nhuận cho Masan, mang về 7.266 tỷ đồng doanh thu và chiếm gần 40% tổng doanh thu quý 1 của Masan. Doanh nghiệp cũng đã hoàn tất chuyển đổi thương hiệu vào cuối tháng 4/2022 đồng thời tự tin sẽ đạt được kế hoạch mở mới 1.000 cửa hàng trên toàn quốc trong năm 2022. Công thức thành công của WinCommerce là tiên phong ra mắt mô hình bán lẻ đa tiện ích và đáp ứng đa dạng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với hệ sinh thái tích hợp WinMart+, Techcombank, kiosk Phúc Long, dược phẩm Phano cùng mạng di động Reddi.
Hệ sinh thái chặt chẽ giữa Vingroup - Masan - Techcombank: Tận dụng hệ sinh thái toàn diện và giảm thiểu rủi ro tín dụng
Được biết, Techcombank xây dựng sản phẩm, chiến lược xoay quanh các đối tác lớn bao gồm Vingroup, Masan. Chính chiến lược này đã khiến cho nhiều người liên tưởng đến câu tục ngữ "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".Masan sắp chi 3.500 tỷ đồng cho dự án công nghiệp thực phẩm tại Hậu Giang, tập trung vào thị trường các tỉnh miền Tây
Theo đó, dự án này sẽ được xây dựng tại Khu công nghiệp Sông Hậu đối - giai đoạn 1, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Từ tháng 12 năm nay đến tháng 12 năm sau sẽ bắt đầu chuẩn bị hồ sơ pháp lý cũng như triển khai các thủ tục của dự án. Đồng thời, dự án này dự kiến hoàn thành vào tháng 12 năm 2029 và có thời gian hoạt động trong vòng 50 năm.Theo ghi nhận, các cửa hàng đa tiện ích được thí điểm vận hành tại 5 điểm khác nhau trong quý 1/2022 có lưu lượng khách hàng trung bình cao hơn 30% và doanh thu để đạt điểm hòa vốn giảm từ 25 triệu đồng /ngày xuống dưới mức 14 triệu đồng/ngày.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách chuỗi WinMart+ - ông Nguyễn Văn Quý chia sẻ về tình hình hoạt động: "Từ đầu năm 2022 đến nay, đã có hơn 300 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ được mở mới trên toàn quốc. Từ nay đến cuối 2022, chúng tôi có kế hoạch mở mới hơn 700 cửa hàng WinMart+ và khoảng hơn 20 siêu thị/đại siêu thị WinMart. Hiện, kế hoạch vẫn đang được triển khai đầy đủ, chắc chắn, đúng tiến độ với mục tiêu đặt ra".
Bên cạnh các cửa hàng đa tiện ích thì WCM sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô hơn, đẩy mạnh xu hướng mua sắm qua kênh qua kênh điện tử hiện đại khi triển khai mô hình nhượng quyền. Không những thế, các cửa hàng WinMart+ nhượng quyền đã ghi nhận hiệu quả kinh doanh tương đương các điểm bán WCM trong cùng khu vực.
Tiến hành mở rộng quy mô song hành với bình ổn giá
Có thể thấy, từ đầu năm 2022 cùng với việc giá xăng tăng liên tục, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cũng biến động không ngừng và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Tại các chợ truyền thống, giá cả nhiều mặt hàng cũng leo thang và nhiều nơi còn cao hơn cả siêu thị.
Đứng trước tình hình này, có nhiều khách hàng đã lựa chọn cửa hàng tiện lợi thay vì đi chợ dân sinh. Chị Nguyễn Ánh (Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) là một khách hàng quen thuộc của WinMart+ cho hay: "Tôi thường mua hàng sở đây vì giá ổn định và họ thường xuyên có các chương trình khuyến mại, giảm giá".
Thực tế cho thấy, ổn định giá cả chính là chiến lược mà WCM lựa chọn để có thể giữ chân khách hàng cũ và chinh phục được khách hàng mới trong thời kỳ bão giá. Ông Quý cho hay, trong năm 2022, WCM đã đẩy mạnh kết nối với các nhà cung cấp, nhà sản xuất địa phương với mục đích xây dựng chuỗi phân phối khép kín và cung cấp hàng hóa chất lượng đến tay người tiêu dùng nhanh nhất với giá tốt nhờ vào việc tiết giảm nhiều chi phí trung gian. Chính chiến lược này sẽ góp phần đảm bảo được hiệu quả kinh doanh ổn định và phát triển cũng như tạo động lực mạnh mẽ để WCM có thể kiến tạo và ra mắt các mô hình cửa hàng, nền tảng chăm sóc khách hàng độc đáo phục vụ người tiêu dùng trên cả nước.
Không chỉ là đơn vị bán lẻ hàng đầu với chuỗi phân phối lớn nhất trên cả nước, WCM còn là nhà sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm chất lượng cao. Có thể thấy, thế mạnh này đã giúp cho WCM hoàn toàn có thể chủ động trong việc kiểm soát chất lượng và giá thành sản phẩm trước những biến động của thị trường. Ông Quý bổ sung: "Nhờ đó, các nhãn hàng riêng của WCM như WinMart Good (thực phẩm khô); WinMart Cook (thực phẩm chế biến); WinMart Home (đồ gia dụng); WinMart Care (chăm sóc cá nhân) đều có giá thành rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường”.
Bên cạnh đó, WCM cũng phát triển và mang đến cho người tiêu dùng nhiều nhãn hàng thực phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh như rau sạch tiêu chuẩn Nhật Bản Winco, gạo Ngọc Nương, trứng gà cùng các sản phẩm từ thịt mang nhãn hiệu O’lala,... Thời gian gần đây, Công ty cũng cho ra mắt nhãn hiệu Beng’s - chuyên về các loại thực phẩm tiện lợi sở hữu chất lượng tốt và giá thành bình dân, hướng đến mục tiêu cung cấp đa dạng lựa chọn về sản phẩm cũng như mức giá để cho mọi khách hàng có thể thoải mái lựa chọn.
Được biết, sau thời gian 2 năm chuyển từ Tập đoàn VinGroup về Tập đoàn Masan, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng chuỗi siêu thị VinMart và VinMart+ đã không ngừng "thay da đổi thịt". Đáng chú ý, chuỗi siêu thị này cũng đang dần chuyển đổi sang thương hiệu mới là WinMart và WinMart+.
Và để có thể thích ứng với đại dịch COVID-19, chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam đã không ngừng thay đổi mô hình hoạt động. Hơn thế, chuỗi siêu thị WinMart và WinMart+ đang triển khai rất hiệu quả mô hình đa tiện ích với mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với đó, tên của công ty mẹ vận hành chuỗi siêu thị là VinCommerce cũng được đổi tên thành WinCommerce.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần The CrownX (đơn vị hợp nhất VinCommerce và Masan Consumer) - ông Trương Công Thắng cho biết, Masan sẽ tiến hành đổi tên VinMart thành WinMart. Tương tự, VinMart+ sẽ được đổi thành WinMart+.
Chia sẻ về việc đổi tên chuỗi bán lẻ này, ông Thắng cho biết: “Trong hợp đồng thỏa thuận, hết năm 2021, chúng tôi phải đổi tên khác. Năm 2020, Masan đã tích cực thay đổi nhiều vấn đề từ danh mục hàng hóa đến chất lượng dịch vụ, giá cả... Khi quá trình thay đổi về “chất” bên trong được hoàn tất thì sẽ dẫn đến sự thay đổi hình thức bên ngoài. Theo kế hoạch, quá trình này sẽ hoàn thiện trong năm 2021".
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh trong quý 3/2021 cũng là lần đầu tiên chuỗi siêu thị này báo lãi ròng sau thuế là 137 tỷ đồng. Thời điểm trước đó, WinCommerce bắt đầu đạt EBITDA (lợi nhuận sau thuế, khấu hao và lãi vay) dương từ quý 4/2020. Và đà đi lên này đã được duy trì trong 4 quý liên tục. Cũng trong quý 3/2021, EBITDA của WinCommerce ghi nhận 5,5% và vượt xa con số âm 3% cùng kỳ năm 2020. Trong quý 3/2021, doanh thu thuần của WinCommercetăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh số của chuỗi WinMart, WinMart+ tăng mạnh cũng tương tự nhiều chuỗi bán lẻ hiện đại khác khi người tiêu dùng tiến hành dịch chuyển địa điểm mua sắm từ chợ truyền thống sang siêu thị.