Hành trình khởi nghiệp đầy gian nan của "cha đẻ" đế chế bánh kẹo Hershey: 3 lần phá sản vẫn quyết không từ bỏ, biến chocolate từ món ăn xa xỉ thành bình dân
BÀI LIÊN QUAN
Cô bé 12 tuổi "giàu thứ hai thế giới" chỉ sau ông trùm Rockefeller: Cha đẻ tiên tri "tiền nhiều không mua được hạnh phúc", cuối đời dành hết tài sản để từ thiện"Cha đẻ" Cao Sao Vàng: Người sở hữu thương hiệu đông nam dược vang bóng Trung Kỳ, lương y "tận tâm, tận tụy"Chân dung Changpeng Zhao - “cha đẻ” của đế chế Binance khổng lồ: Tay trắng trở thành tỷ phú chỉ trong 7 thángCó thế thấy, đối với những người ham đồ ngọt cũng như thích sô cô la (chocolate) thì cái tên Hershey chẳng còn gì xa lạ khi đây là một trong những tập đoàn bánh kẹo lớn nhất thế giới. Vào năm 2021, mặc dù phải đương đầu với đại dịch nhưng tổng doanh thu của hãng vẫn ghi nhận 8,97 tỷ USD. Hiện tại, Hershey có khoảng 16.140 nhân viên toàn thời gian hoạt động ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dù vậy, để có thể xây dựng nên đế chế tỷ USD này thì ít ai biết được rằng nhà sáng lập Milton Hershey đã phải vất vả thế nào mới đi đến được với thành công. Và thậm chí rằng, một khi đã giàu sang thì bản thân của Milton lại chẳng có lấy một người con nào để nối dõi sự nghiệp.
Chân dung Hứa Ngưỡng Thiên - cha đẻ của Xiyin SHEIN: Từ chàng sinh viên nghèo đến ông chủ đế chế thời trang online phát triển nhanh nhất thế giới
Theo ghi nhận, Shein là công ty thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trên thế giới. Báo cáo cho thấy, doanh thu của công ty năm 20220 là gần 10 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng đã vượt quá 100% trong mỗi 8 năm qua. Shein đã đặt chân đến hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. Vậy, ai là người đứng sau đế chế thời trang tỷ đô này.Sự nghiệp chưa phải là tất cả: Cha đẻ của thương mại điện tử Trung Quốc vì tình yêu sẵn sàng bỏ lỡ sự nghiệp 5 nghìn tỷ
Sau khi tự tay bán đi Eachnet, doanh nhân Thiệu Diệc Ba đã bất ngờ mất tích trong một thời gian dài. Mãi đến năm 2007 khi trở về Trung Quốc, anh mới tiết lộ lý do năm xưa bán đi “cơ ngơi” của mình là vì vợ - Bào Giai Hân.Mặc dù thất học nhưng luôn ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp
Được biết, Milton Snavely Hershey sinh ngày 13/9/1857 tại bang Pennsylvania-Mỹ. Đây chính là vùng có nhiều trang trại và hầu hết những người xung quanh Milton đều làm nông nhưng bản thân của ông lại thể hiện được năng khiếu kinh doanh từ rất bé.
Bởi nhà nghèo nên từ nhỏ Milton đã phải phụ giúp gia đình cũng như rèn luyện cho mình được tính cách chăm chỉ và kiên trì. Dù vậy, do không có chỗ ở cố định và người cha luôn đi làm xa nên Milton không có trình độ học thức mấy. Ông chỉ học hết lớp 1 rồi nghỉ để đi làm phụ giúp cho gia đình.
Đến năm 15 tuổi, ông đã bén duyên với ngành bánh kẹo khi theo học nghề tại quê nhà. Lúc đầu, ý tưởng cho con đi học nghề kẹo là từ mẹ Milton bởi lúc đó, bất kỳ ai cũng cần có một công việc để kiếm sống. May mắn thay là Milton đã nhanh chóng chứng tỏ được năng khiếu khi học được hết các công thức làm kẹo cũng như có niềm đam mê với nghề.
Điều thú vị chính là trong khi nền kinh tế Mỹ bùng nổ với sự phát triển công nghiệp cùng nhiều tỷ phú ngành khai khoáng hay đóng tàu thì Milton lại nuôi giấc mộng làm giàu từ bánh kẹo - vốn dĩ là nghề mà bản thân ông vô cùng yêu mến.
Vào năm 1876, Milton đã quyết định khởi nghiệp với 100 USD vay vốn từ người dì của mình để mở cửa hàng bánh kẹo nhỏ ở Philadelphia. Dự án đầu tiên này đã chứa đựng tất cả tâm huyết của Milton nên cậu bé đã quyết định làm cả ngày lẫn đêm. Đến tối muộn, Milton sẽ làm kẹp để rồi sáng hôm sau đem đi bán ở những chỗ đông người. Thời kỳ này, bánh kẹo không thể để được lâu bởi chưa có chất bảo quản, nếu như bán quá muộn thì chúng sẽ bị ỉu hoặc hư hỏng.
Thế nhưng, chăm chỉ là chưa đủ đối với việc khởi nghiệp. Mặc dù mỗi ngày làm việc từ 15 - 16 tiếng nhưng thương hiệu bánh kẹo của Milton vẫn chỉ làng nhàng. Đến năm 1882, sức khỏe của Milton kiệt quệ bởi vì làm việc quá sức trong khi cửa hàng bánh kẹo của ông đang nợ chồng chất. Vậy là ông đã phải bán đi đứa con tinh thần của mình để trả nợ. Số tiền ít ỏi còn lại ông cùng để đến Denver đào bạc cùng cha - vốn dĩ đang là cơn sốt làm giàu thời điểm đó.
Từng bị mọi người ví là "kẻ điên"
Được biết, sau một thời gian đào bạc thì Milton vẫn chẳng thể nào dứt được niềm đam mê làm giàu từ bánh kẹo. Ông cảm thấy bản thân của mình nên trở thành một doanh nhân bán kẹo thành đạt hơn chỉ là kẻ đào bạc tầm thường. Và với quyết tâm đó thì Milton đã xin vào làm việc tại một tiệm kẹo ở địa phương và học được cách bảo quản thành phẩm lâu hơn nhờ vào việc cho sữa bò tươi trộn với caramel. Ngay lập tức, ông đã nôn nóng muốn thực hiện công thức mới học được này khi chuyển đến Chicago khai trương cửa hàng bánh kẹo mới. Tuy nhiên, ông lại phải đóng cửa một lần nữa khi nào thời điểm đó, người dân chẳng còn đủ ăn thì bánh kẹo được xem là mặt hàng xa xỉ.
Quyết không từ bỏ, Milton đã chuyển đến New York để thành lập cửa hàng bánh kẹo lần thứ ba để lại một lần nữa "phá sản".
Lần này, Milton đã quyết định về quê tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng chẳng ai chịu cho vay tiền bởi họ nghĩ rằng một người thất học không có quyền thế thì khó có thể gây dựng nên sự nghiệp thành công. Lâm vào đường cùng, Milton đã quyết định nhờ cậy sự giúp đỡ từ người quen để có thể vay vốn ngân hàng với mục đích chuyển thiết bị từ New York về để xây dựng nên cửa hàng bánh kẹo lần thứ 4. Vậy là, Landcaster Caramel được thành lập vào năm 1886 trên danh nghĩa là một hãng bánh kẹo. Cũng tại thời điểm này, Milton đã quyết định biến đổi công thức khi cho thêm sữa tươi vào quá trình sản xuất để tạo nên độ ngậy. Ngay lập tức thì sản phẩm đã được công chúng đón nhận.
Vậy là có một doanh nhân người Anh được nếm thử loại kẹo của Milton và đề nghị được nhập khẩu số lượng lớn về bán, đồng thời cũng cho ông vay thêm 250.000 USD để mở rộng hoạt động kinh doanh. Cũng nhờ đơn hàng này mà Milton trả được hết nợ nần và phát triển sản xuất. Cho đến đầu thập niên 1890, công việc kinh doanh của ông đã phát triển rực rỡ với hơn 1.300 công nhân ở hai nhà máy. Tuy nhiên, sau khi đến Thụy Sĩ học được cách làm chocolate sữa thì Milton lại bắt đầu hứng thú đến mảng này và đã có quyết định táo bạo đó là bán Landcaster Caramel đổi lấy 1 triệu USD để thành lập nên đế chế Hershey Chocolate Company như hiện nay.
Cũng tại thời điểm này, ai ai cũng cho rằng Milton là kẻ điên. Hay thậm chí người vợ của ông cũng cho rằng chồng mình cần phải đi khám lại đầu óc khi quyết định bán đi cơ ngơi để theo đuổi ước mơ viển vông. Xin được nhắc lại rằng, thời đó, chocolate vốn là mặt hàng xa xỉ và đắt đỏ cũng rất kén người ăn chứ không hề rẻ và ngọt như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM:
Quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của bản thân
Bất chấp sự đàm tiếu cũng như những lời cảnh báo của người thân, Milton vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Được biết, trong thập niên 1900, Milton đã liên tục tung ra những dòng chocolate thử nghiệm để có thể hoàn thành công thức riêng của mình. Với việc có kinh nghiệm làm kẹp cùng với kỹ thuật sử dụng sữa tươi suốt những năm tháng trước đó cũng đã giúp cho Milton thành thạo tạo nên những thỏi chocolate thơm ngon với giá thành khá rẻ. Thậm chí, ông còn mua hẳn một trang trại bò sữa gần quê nhà để có thể có nguồn cung ứng ổn định.
Vào năm 1903, Milton thậm chí đã cho xây dựng nên nhà máy Chocolate lớn nhất ở thời điểm đó với hàng loạt những công nghệ hiện đại nhất. Và khi được hoàn thành vào năm 1905 thì sản phẩm của hãng Hershey chính là loại Chocolate đầu tiên được quảng bá rộng rãi trên toàn nước Mỹ. Cũng tại thời điểm đó, chocolate sữa vốn khá hiếm bởi vì đó là mặt hàng xa xỉ nên sản phẩm của Milton thu hút được rất nhiều khách hàng. Bởi thế mà hàng loạt các sản phẩm mới đã được ra đời của hãng Hershey đều gặt hái được thành công. Từ một món hàng rất xa xỉ, Milton đã biến chocolate sữa thành món đồ ăn vặt cho mọi người và chúng đã trở thành một mặt hàng bán rất chạy.
Đối với việc Milton xây dựng trang trại riêng cùng với nhà máy đã giảm giá thành những thỏi chocolate. Bên cạnh đó, ông cũng đã thành lập hẳn một hệ sinh thái quanh trang trại của mình với nhà ở giá rẻ dành cho nhân công, trường học, bách hóa, vườn bách thú và thư viện, rạp hát,... Đến năm 1907, Milton đã cho ra mắt dòng sản phẩm Hershey’s Kisses và đã tạo nên cơn địa chấn trên toàn quốc. Cụ thể, có khoảng 80 triệu viên kẹo được sản xuất mỗi ngày dành cho thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu. Doanh thu của hãng Hershey cũng đã đạt mức cao kỷ lục trong ngành bánh kẹo cùng hàng loạt các sản phẩm sau đó của Milton cũng được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Đáng chú ý, trong cuộc Đại khủng hoảng năm 1930, Hershey là một trong những hãng hiếm hoi của Mỹ không sa thải lao động, từ đó cũng khiến cho rất nhiều công nhân cảm động và bày tỏ nguyện vọng được làm việc cả đời cho Milton. '
Còn trong thế chế thứ 2, Milton đã nảy ra ý tưởng làm những viên kẹo nhỏ gọn chứa nhiều chất dinh dưỡng với mục đích giúp đỡ những người dân đang trong tình trạng thiếu lương thực. Chính hành động này của ông đã được cả nước Mỹ tôn vinh và thậm chí quân đội cũng đã đặt hàng Hershey sản xuất kẹo dinh dưỡng dành riêng cho quân đội. Và trong những năm từ 1940 - 1945, Hershey đã sản xuất ra hơn 3 tỷ thanh chocolate cho quân đội. Bản thân của nhà máy cũng đã được nhận huân chương cống hiến cho đất nước.
Cũng nhờ những ý tưởng độc đáo cùng với niềm đam mê với bánh kẹo mà Milton đã mở rộng mạnh mẽ đế chế Hershey của mình. Đến năm 1939, sản lượng nhà máy của Hershey chỉ khoảng 100.000 thanh/ngày thì đến cuối thế chiến thứ 2 con số này đã lên đến 24 triệu thanh/tuần. Ông Milton đã qua đời vào năm 1945. Do không có con cái nên đã để lại đế chế cho những người cộng sự thân cận. Hiện nay, Hershey gặp khá nhiều cạnh tranh từ những đối thủ như Mars hay Ferrero nhưng nhờ vào những chiến lược thông minh mà hãng vẫn làm ăn tốt. Nhận thấy người Mỹ thường mua nhiều thương hiệu bánh kẹo khác nhau mỗi lần vào siêu thị nên Hershey đã tiến hành đa dạng hóa sản phẩm của mình. Hơn thế, hãng cũng nhắm đến thị hiếu người lớn bởi họ mới chính là khách hàng bỏ tiền mua kẹo cho con trẻ. Có khoảng 55% doanh số bán kẹo của Hershey đến từ những khách hàng trên 18 tuổi. Công ty cũng cho ra mắt các dòng sản phẩm to hơn để phục vụ cho những người trưởng thành hay những loại kẹo đắt hơn dành cho khách hàng cao cấp.