meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hai tháng đầu năm 2023: Nỗi buồn của doanh nghiệp và môi giới bất động sản

Thứ tư, 22/02/2023-08:02
Câu chuyện về những doanh nghiệp cũng như môi giới bất động sản đang luân phiên làm việc, khai xuân chỉ để lấy ngày không phải là chuyện hiếm gặp.

Hết tháng Giêng vẫn chưa trở lại được như cũ

Câu chuyện doanh nghiệp bất động sản khai xuân rầm rộ, tưng bừng không phải là chuyện hiếm gặp. Khai xuân rầm rộ, thưởng Tân niên đầu năm cho nhân viên khiến nhiều người làm trong ngành nghề khác đều ao ước, hiện tại chỉ là câu chuyện “quá khứ” mà thôi. Thời điểm ra Tết vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp địa ốc, các công ty, sàn bất động sản có phần im ắng hơn mọi năm. Một số doanh nghiệp vẫn làm thủ tục khai xuân thế nhưng nhìn chung trễ hơn các năm trước.

Điều đáng nói ở đây, mặc dù làm thủ tục khai xuân để mong “đại cát đại lợi”, “làm ăn khấm khá” cho năm mới thế nhưng nhân viên ở các công ty vẫn thay nhau đi làm luân phiên và chưa có việc làm liên tục. Hết tháng Giêng, thế nhưng tình hình vẫn không có nhiều khấm khá hơn. Lương vẫn chưa có nhiều thay đổi so với thời điểm trước Tết. Một số doanh nghiệp khai xuân lấy ngày, thế nhưng vẫn tiếp tục nghỉ ngơi cho tới hết tháng Giêng hoặc kéo dài thêm nữa mới chính thức đi làm.


Thời điểm ra Tết vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp địa ốc, các công ty, sàn bất động sản có phần im ắng hơn mọi năm
Thời điểm ra Tết vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp địa ốc, các công ty, sàn bất động sản có phần im ắng hơn mọi năm

Câu chuyện này có vẻ khác xa so với thời điểm các năm trước, thế nhưng đây là “kịch bản” ai cũng có thể thấy được. Trước đó, một doanh nghiệp địa ốc phía Bắc cho biết, những năm trước, công ty sẽ thường khai xuân từ ngày mùng 8. Thế nhưng năm nay tới qua Rằm, công ty mới làm thủ tục khai xuân, cúng đầu năm. Mặc dù đã làm thủ tục khai xuân, tân niên thế nhưng nhân viên công ty vẫn chưa đi làm chính thức hoàn toàn, chỉ có một số bộ phận không thể nghỉ do yêu cầu vận hành công ty như hành chính, kế toán. Thế nhưng phòng sale vẫn chưa hoạt động trở lại. Theo dự kiến của công ty này, tới hết tháng 2 Dương lịch, công ty mới đồng loạt cho nhân viên đi làm lại.

Hiện tại, mặc dù đã tới thời điểm hết tháng 2 thế nhưng chị Phạm T.H (32 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) – nhân viên môi giới bất động sản vẫn chưa đi làm trở lại. Theo chị H., đầu năm công ty có thông báo về việc khai xuân vào ngày 12 âm lịch, thế nhưng hiện tại do chưa có công việc thế nên công ty quyết định cho các phòng sale nghỉ thêm. Theo chị H. đây được xem là kỳ nghỉ Tết dài nhất từ trước tới nay của chị.

Cũng như chị H. anh Tuấn L. (29 tuổi, Bắc Ninh) nhân viên truyền thông của một công ty BĐS tới gần cuối tháng Giêng mới quay trở lại làm việc. Công ty anh khai xuân vào ngày mùng 9, thế nhưng do bộ phận chưa có nhiều công việc nên nhân sự thông báo cho phép kéo dài kỳ nghỉ. Mặc dù các doanh nghiệp, công ty hay sàn giao dịch BĐS đang luân phiên làm việc để giảm tải áp lực về nhân sự, chi phí thế nhưng tình hình khó khăn chung khiến nhiều bên phải tiếp tục cắt giảm nhân sự.

Một sàn giao dịch BĐS tại Long Biên (Hà Nội) đã cắt giảm tới gần 70% nhân sự. Hiện tại, công ty chỉ còn tầm 6 nhân sự đi làm. Mặc dù đã quay trở lại công việc tầm hơn nửa tháng thế nhưng vẫn chưa có công việc để làm. Thực tế ghi nhận, hầu hết các doanh nghiệp, công ty, sàn giao dịch BĐS đầu năm đều tổ chức khai xuân để lấy ngày đẹp, thế nhưng chủ yếu đều lấy ngày. Tình hình chung ảm đạm hơn so với các năm trước, việc trở lại “đường đua” công việc vẫn chưa có ngày ấn định.


Thực tế ghi nhận, hầu hết các doanh nghiệp, công ty, sàn giao dịch BĐS đầu năm đều tổ chức khai xuân để lấy ngày đẹp, thế nhưng chủ yếu đều lấy ngày
Thực tế ghi nhận, hầu hết các doanh nghiệp, công ty, sàn giao dịch BĐS đầu năm đều tổ chức khai xuân để lấy ngày đẹp, thế nhưng chủ yếu đều lấy ngày

Cùng kỳ các năm trước, chỉ ngay sau Tết Nguyên đán, các nhân sự trong ngành BĐS đều rầm rộ trở lại kinh doanh, khai trương, thưởng Tân niên… và trở thành ước mơ của nhiều nhân sự các ngành khác. Đây được xem là thời điểm “hot” nhất của ngành BĐS, phân khúc đất nền đang hot, sốt cục bộ ở một số địa phương, các môi giới BĐS có ngay việc làm sao Tết Nguyên đán.

Tình hình chung thời điểm hiện tại có vẻ chưa có nhiều tín hiệu khả quan so với quý IV/2022. Nhiều người dự đoán, tình hình ảm đạm này sẽ kéo dài cho tới hết quý I/2023.

Cắt giảm nhân sự nhưng vẫn áp lực trả lương

Khó khăn chồng chất khó khăn và câu chuyện làm sao có đủ kinh phí để duy trì và trả lương cho nhân viên không phải là câu chuyện hiếm gặp của các doanh nghiệp địa ốc thời điểm bấy giờ. Thực tế, vấn đề trả lương – thưởng dịp cuối năm 2022 cũng đã khiến không ít doanh nghiệp BĐS đau đầu và hiện tại tiếp tục phải xoay vòng tài chính để gồng gánh trả lương cho nhân viên trong quý I/2023. Một số công ty sẵn sàng cho nhân viên nghỉ tới hết tháng 2/2023 để giảm tải áp lực về lương cũng như chi phí vận hành. Đây là một tiền lệ chưa từng có trong suốt nhiều năm qua, ngay cả thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng. Một doanh nghiệp đại ốc phía Nam đã thẳng thắn, áp lực chi phí vận hành là một trong những áp lực nặng nề nhất.


Áp lực chi trả khoản lương sau Tết là áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn chi, chưa kể, những khoản hoa hồng phải chi trả cho nhân viên sau Tết.
Áp lực chi trả khoản lương sau Tết là áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn chi, chưa kể, những khoản hoa hồng phải chi trả cho nhân viên sau Tết.

Mặc dù vẫn có những vòng tài chính để xoay xở và chưa tới mức bi đát quá, thế nhưng câu chuyện lương – thưởng cuối năm và trả lương cho nhân viên đầu năm đang trở thành câu chuyện áp lực cho nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện tại. Và đây là một trong những điều chưa từng xảy ra. Từ giữa năm 2022, hầu như doanh thu của các doanh nghiệp BĐS không phát sinh, các chi phí để hoạt đông, duy trì vận hành bị chững lại. Mặc dù đã quyết định cắt giảm nhân sự, lương thế nhưng “cầm cự” vẫn chỉ là vấn đề thời gian ngắn khi đầu vào càng ngày càng khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc còn quyết định cắt giảm lương các nhân sự còn lại của công ty (có bộ phận cắt giảm tới 50%). Cùng với đó, những chế độ hỗ trợ như xăng xe, tiếp khách, cơm trưa hầu như đã cắt hết từ những tháng cuối năm 2022. Mặc dù nhân viên vẫn đi làm đủ ngày công, thế nhưng lương lại giảm so với thời điểm trước. Nếu nhân viên không đi làm đủ ngày công còn bị trừ lương. Chính vì thế, áp lực về chi phí vận hành thời điểm đầu năm 2023 còn nặng nề hơn so với quý IV/2022, mức lương của nhân sự cũng bị giảm rõ rệt.

Áp lực chi trả khoản lương sau Tết là áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn chi, chưa kể, những khoản hoa hồng phải chi trả cho nhân viên sau Tết. Nhiều đơn vị đang cố gắng xoay xở để gồng gánh doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn này, thế nhưng bản thân họ vẫn chưa thể định hình được tương lai lâu dài như thế nào.

“Chúng tôi vẫn thấy tương lai mù mịt. Đuối sức, khó khăn bủa vây khiến chúng tôi không biết được sẽ cố gắng gồng gánh và duy trì tình trạng này trong bao lâu”, đại diện 1 doanh nghiệp chia sẻ.

Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS năm 2023 vẫn sẽ đối diện nhiều thách thức. Trong đó, việc khơi thông nguồn vốn tín dụng, các chính sách pháp lý dự án là cần thiết để doanh nghiệp và thị trường phục hồi. Dòng vốn và lãi suất là yếu tố quyết định đến thanh khoản của thị trường trong năm 2023. Việc khởi thông những vướng mắc sẽ làm cân đối được dòng tiền, giúp các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung sản phẩm phù hợp.

Mai An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

14 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước