meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gỡ khó cho thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn

Thứ hai, 18/09/2023-10:09
Ngoài những khó khăn có liên quan đến thủ tục pháp lý của những dự án, vấn đề lớn nhất hiện nay mà các doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt là nguồn vốn. Trong khi đó, các cơ chế và chính sách tháo gỡ khó khăn về vốn vẫn chưa thể giúp doanh nghiệp có được dòng tiền để hoạt động.

Khó khăn về thủ tục pháp lý

Theo Nhịp Sống Thị Trường, Chính phủ và các bộ ngành liên quan trong thời gian qua liên tục có những động thái quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng của thị trường bất động sản. 

Ngoài những kết quả đáng ghi nhận đã đạt được bước đầu, theo như phản ánh của các địa phương và hiệp hội ngành nghề, hiện thị trường bất động sản vẫn còn những tồn tại cố hữu chưa thể giải quyết được trong một sớm một chiều.


Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HOREA cho biết, Hiệp hội trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ với 71 kiến nghị của 48 dự án có liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HOREA cho biết, Hiệp hội trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ với 71 kiến nghị của 48 dự án có liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng

Cụ thể, thông tin từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, đơn vị này mới đây đã gửi đến UBND TP.HCM văn bản truyền tải 189 kiến nghị của 148 dự án có vướng mắc trên địa bàn. Song cho đến nay, mới có 43 kiến nghị của 39 dự án được ngành giải quyết.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HOREA cho biết, Hiệp hội trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ với 71 kiến nghị của 48 dự án có liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải quyết đối với 30 kiến nghị của 30 dự án liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ông Châu cũng cho biết, tình thế của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay không chỉ khó ở TP.HCM mà còn trên phạm vi cả nước. Nếu như không có những giải pháp hỗ trợ thiết thực, không ít doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải rời bỏ thị trường.  

Cụ thể, Chủ tịch HOREA nhận định: “Dù môi trường kinh doanh hiện nay đã có những chuyển biến tích cực hơn nhưng vẫn chưa thực sự phục hồi rõ ràng. Các doanh nghiệp bất động sản cho đến nay vẫn có nguy cơ đối diện với nhiều rủi ro, thậm chí là phá sản vì thiếu tính ổn định, chính sách khó đoán hoặc do hiện tượng áp dụng ‘hồi tố’ đối với một số trường hợp. Trong 2 năm qua, TP.HCM có tổng cộng hơn 150 dự án bị rà soát, thanh tra nhưng vẫn chưa có một kết luận rõ ràng nào, mọi việc cho đến nay vẫn treo lơ lửng”.

Khó khăn về dòng vốn

Ngoài những khó khăn có liên quan đến thủ tục pháp lý của những dự án, vấn đề lớn nhất hiện nay mà các doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt là nguồn vốn. Trong khi đó, các cơ chế và chính sách tháo gỡ khó khăn về vốn vẫn chưa thể giúp doanh nghiệp có được dòng tiền để hoạt động. 


TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, hiện nay nhóm ngành bất động sản đang xếp ở vị trí thứ 2 trong tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong 7 tháng đầu năm na
TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, hiện nay nhóm ngành bất động sản đang xếp ở vị trí thứ 2 trong tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong 7 tháng đầu năm na

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, hiện nay nhóm ngành bất động sản đang xếp ở vị trí thứ 2 trong tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong 7 tháng đầu năm nay, giá trị đạt 26.055 tỷ đồng (chiếm 33%). Nhiều doanh nghiệp đã đàm phán thành công với chủ sở hữu trái phiếu nhằm gia hạn thời hạn trả nợ. Tuy nhiên, khó khăn thử thách vẫn còn ở phía trước. Thực tế, việc gia hạn thời gian trả nợ mới chỉ giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian để ổn định sản xuất và kinh doanh, tái cơ cấu nợ, cơ bản là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác.

Thống kê sơ bộ của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 9 này sẽ đạt đỉnh của cả năm nay với khoảng 41.000 tỷ đồng. Danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán cũng đang kéo dài qua từng ngày. Cụ thể, tính đến ngày 24/8 đã có 67 doanh nghiệp thuộc diện chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Văn Đính nhận định, những khó khăn của thị trường bất động sản cho đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại, đặc biệt là khó khăn về dòng vốn. Ông cho rằng, trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp không có nhiều tín hiệu khả quan, doanh nghiệp vẫn còn xoay xở bán hàng, đồng thời phải đối diện với tình trạng nhà đầu tư bị khủng hoảng niềm tin, vẫn còn tâm lý chờ đợi và chưa xuống tiền mua nhà…

Do đó, hầu hết doanh nghiệp bất động sản vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng nhằm duy trì hoạt động. Tuy nhiên, dù Ngân hàng Nhà nước có nỗ lực điều chỉnh thông qua các đợt giảm lãi suất và tín dụng ưu đãi thì doanh nghiệp và ngân hàng vẫn khó để gặp nhau. Nguyên nhân bởi, nhiều doanh nghiệp dù muốn vay nhưng lại không đủ điều kiện theo quy định, trong khi doanh nghiệp có thể vay lại không dám vay vì làm ăn không có lợi nhuận.


TS. Nguyễn Văn Đính nhận định, những khó khăn của thị trường bất động sản cho đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại, đặc biệt là khó khăn về dòng vốn. Ảnh minh họa
TS. Nguyễn Văn Đính nhận định, những khó khăn của thị trường bất động sản cho đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại, đặc biệt là khó khăn về dòng vốn. Ảnh minh họa

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, hiện nay bất động sản rất cần nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn nhưng thị trường lại phụ thuộc vào 2 dòng vốn chính, đó là nguồn vốn vay từ ngân hàng cùng với nguồn vốn huy động trước từ khách hàng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản, điều này khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận, đồng nghĩa với việc nguồn vốn từ khách hàng cũng không mấy khả quan. Thời điểm hiện tại, những yếu tố này đang tác động trực tiếp đến sự an nguy của nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

22 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước