meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giới trẻ với những "lo lắng" tài chính trước Tết

Thứ tư, 19/10/2022-10:10
Có thể thấy, công ty linh động và thưởng Tết sớm nhưng Minh Anh lại sợ đến cuối năm không đủ tiền tiêu. Còn Hoàng Anh lo lắng khi mà đám cưới ngày càng gần, hơn thế còn nhiều điều cần phải tính toán.

Theo Zing, mỗi lần có ai hỏi “cưới xin đến đâu rồi” thì Hoàng An (27 tuổi) làm nhân viên thiết kế hình ảnh ở Hà Nội lại thấy vô cùng hoang mang bởi vì chưa lo được gì. 

Vào hồi đầu tháng 12, vợ chồng An sẽ tổ chức tiệc báo hỷ sau hơn một năm phải hoãn vì dịch bệnh. Anh phần nào cũng nhẹ gánh khi mà đám hỏi đã xong xuôi năm ngoái. Mặc dù vậy, với An giờ chỉ lo tiệc ăn thôi cũng đã đủ đau đầu rồi. 

Ở quê, khách của bố mẹ An khoảng 70 - 80 mâm, vợ chồng anh chỉ 10 mâm đổ lại. An cũng còn bạn bè và đồng nghiệp ở Hà Nội nên dự tính làm thêm tiệc nhỏ tầm 10 - 15 bàn ở dưới này. 

Anh An nói rằng, chi phí tổ chức không dưới 100 triệu đồng, anh cũng nhờ hai bên nội ngoại giúp bởi vì không đủ khả năng. Giờ thì anh chỉ có thể lo tính toán khách mời, đãi bao nhiêu mâm ở nhà và bao nhiêu mâm ở Hà Nội hay tìm địa điểm tổ chức một cách hợp lý.



Hoàng An (27 tuổi) làm nhân viên thiết kế hình ảnh ở Hà Nội
Hoàng An (27 tuổi) làm nhân viên thiết kế hình ảnh ở Hà Nội

Vào những tháng cuối năm, công việc căng thẳng và gần như ngày nào An cũng  phải tăng ca để chạy KPI. Anh cũng tranh thủ mọi thời gian được nghỉ để tìm hiểu cũng như cân nhắc các dịch vụ sao cho hợp với túi tiền. 

Vợ của An mới sinh được vài tháng và hiện tại đang ở nhà chăm con. Chính vì thế mà anh là trụ cột chính của gia đình. Mỗi tháng lo trang trải chi phí sinh hoạt, tiền bỉm và sữa cho con cũng ngốn gần hết tiền lương thì ông bố trẻ cũng thừa nhận không để dư ra được đồng nào. 

An bộc bạch: "Cưới mà thiếu tiền mình sẽ xoay xở mượn anh em họ hàng. Trước sau gì cũng phải tổ chức nên cứ lo được sớm thì khỏi lo nghĩ nhiều. Mình cũng chưa dám tính tới việc sau đó sắm sửa Tết hai bên gia đình như thế nào”.

Cũng tương tự An, vào dịp cuối năm có nhiều người trẻ có nỗi lo lắng khác nhau về tiền bạc. Với họ thì những ngày tháng này chưa thể nào nghỉ xả hơi mà phải cố gắng gia tăng thu nhập của bản thân mình hoặc hoàn thành mục tiêu tài chính cá nhân của mình. 

Cuối năm, nhiều khoản phải chi tiêu

Được biết, khi công ty phát thưởng vào tháng 9, đồng nghiệp ai nấy đều vui mừng còn Minh Anh (26 tuổi) là nhân viên văn phòng ở Hà Nội lại có cảm giác trái ngược hoàn toàn. 

Cô gái này chia sẻ rằng, bản thân mới đi làm hơn nửa năm nên thưởng chỉ vài triệu đồng. Từ giờ cho đến Tết còn 3 tháng và cô sợ lúc đó không đủ tiền sắm sửa cho gia đình chứ chưa nói đến bản thân. 

Trong những năm trước, Minh Anh để ra khoảng 15 triệu đồng để tiêu Tết bao gồm tiền biếu bố mẹ và mua bánh kẹp cùng đồ trang trí, lì xì các cháu thì năm nay cô chuyển công việc nên cần đầu từ nhiều khoản để có thể ổn định cuộc sống mới. 

Làm công việc hưởng lương cứng cùng khoản bonus không đáng kể thì Minh Anh cho biết dù từ nay cho đến cuối năm có cố thêm thì thu nhập của cô vẫn ở mức tương đương với mỗi tháng. Mặc dù vậy thì nỗi lo về tiền bạc của cô còn việc  phải đi ăn cưới liên tục. 



Thân Ánh (23 tuổi) là nhân viên chăm sóc sàn thương mại điện tử cho công ty mỹ phẩm ở Hà Nội cũng đã phải lo nhiều khoản như chuẩn bị tiền sắm Tết cho gia đình, mừng lì xì và sắm sửa nhà cửa dịp cuối năm
Thân Ánh (23 tuổi) là nhân viên chăm sóc sàn thương mại điện tử cho công ty mỹ phẩm ở Hà Nội cũng đã phải lo nhiều khoản như chuẩn bị tiền sắm Tết cho gia đình, mừng lì xì và sắm sửa nhà cửa dịp cuối năm

Cô nói rằng, sau 2 năm dịch bệnh, bạn bè và đồng nghiệp đã rục rịch cưới xin, riêng trong tháng thì cô đã có đến 5 thiệp mời. Giá mừng cưới chung là 500.000 đồng còn thân hơn thì 1 triệu đồng, không đi thì cũng phải gửi phong bì. 

Dịp cuối năm, Thân Ánh (23 tuổi) là nhân viên chăm sóc sàn thương mại điện tử cho công ty mỹ phẩm ở Hà Nội cũng đã phải lo nhiều khoản như chuẩn bị tiền sắm Tết cho gia đình, mừng lì xì và sắm sửa nhà cửa, trong đó có khoản lớn nhất mà cô cần trang trải chính là món nợ của mẹ. 

Cô nói rằng, mỗi tháng tiền lãi ngân hàng ngang với mức lương trung bình mà cô đi làm. Cô cũng chỉ mong chờ cuối năm cố gắng và thưởng Tết để trả được phần nào cho mẹ đỡ lo. Và từ đầu năm nay, Ánh đã đặt mục tiêu sẽ tiết kiệm ít nhất 100 triệu đồng để phòng thân. Bởi thế mà trong 3 tháng cuối năm cô cảm thấy vô cùng áp lực để có thể hoàn thành được đúng kế hoạch đề ra. 

Và lý do mà Ánh Chưa đạt được mục tiêu tài chính là bởi vì mỗi tháng bỏ ra 3 - 5 triệu đồng đi học thêm khóa học ở bên ngoài và chi tiêu quá tay, gửi tiền ngân hàng rồi về trả nợ cho mẹ. Hơn thế, cô cũng không áp dụng phương pháp gì để quản lý chi tiêu nên hay bị tùy hứng và mua theo cảm xúc của bản thân. 

Để có thể gia tăng thu nhập, Ánh bán hàng ở trên sàn thương mại điện tử nhưng doanh số không đáng kể bởi vì ngày đi làm mệt, tối về ít có thời gian làm thêm. Cô cũng cho rằng có thể bản thân đã chọn sai ngành hàng và đang ở giai đoạn đầu chịu lỗ nên hơi nản và vốn chưa lớn nên hay bị đứt dòng tiền. 

Bên cạnh đó thì Ánh cũng cho hay bố mẹ cô vẫn còn nhiều tư tưởng so sánh con nhà người ta. Chính vì thế mà không chỉ cuối năm mà mỗi lần về quê cô lại thấy áp lực thêm bởi những câu nói như “A nó mua được ôtô rồi”, “B lương 3x/tháng”.

Nỗi lo lắng thường trực của nhiều bạn trẻ

Còn Hải Lý (23 tuổi) có 1,5 kinh nghiệm làm freelancer content marketing (sản xuất nội dung marketing tự do). Cô từng đi làm cho công ty và đã quay trở lại công việc tự do từ hồi tháng 9. Đối với Lý thì vấn đề tài chính là nỗi lo thường trực bởi nghề freelancer không có mức lương cứng và tìm kiếm được khách hàng và dự án thành công mới có chi phí còn không thì coi như thu nhập trở về con số 0. 

Chính vì thế mà cô gái 23 tuổi này cũng cảm thấy vô cùng căng thẳng khi phải hoàn thành chỉ tiêu mà bản thân đặt ra để có thể cán đích vào dịp cuối năm. Khi càng gần thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới thì Lý càng tăng tốc bởi vì có nhiều thứ cần phải lo, từ việc giúp bố mẹ sắm sửa đồ đạc cho đế chuẩn bị quà cáp dịp mùa xuân về. Quý cuối cùng cũng là lúc mà cô cày cuốc nhiều nhất để có thể đủ tài chính thực hiện những gì vạch ra. 

Cô gái này tâm sự bản thân lớn rồi nên trọng trách với gia đình cũng phần nào nặng hơn. Cô cũng hôn thể ung dung và cho phép bản thân nghỉ ngơi sớm mà không cố gắng làm việc thật tốt. Ở thời điểm hiện tại thì cô chưa hài lòng với mức tài chính và vẫn đang cố gắng làm việc chăm chỉ. 

Lý cũng thừa nhận rằng cô không phải là người luôn đi đúng với kế hoạch đã đặt ra cho mình những mục tiêu tốt. Cô cũng thường có tâm lý thả lỏng, đến đâu tính đến đó và một phần mới trở lại làm freelancer ít lâu.



Hải Lý (23 tuổi) có 1,5 kinh nghiệm làm freelancer content marketing (sản xuất nội dung marketing tự do)
Hải Lý (23 tuổi) có 1,5 kinh nghiệm làm freelancer content marketing (sản xuất nội dung marketing tự do)

Cô cùng tiết lộ rằng về quản lý tài chính thì thường ghi lại những khoản chi tiêu ở mục ghi chú. Ngoài ra thì chị cũng chỉ biết mua đồ thực sự cần thiết hàng ngày hay hạn chế mua sắm quần áo mới chỉ cần đủ dùng. Cô cũng tiết kiệm tiền để mua sách hay những thứ có liên quan đến công việc. 

Không những thế, Lý cho hay mỗi khi thấy áp lực về tiền bạc hay là lý do nào khác thì cô lựa chọn cách im lặng, tắt mạng xã hội và tìm cho mình góc nhỏ yên tĩnh để có thể giúp cho bản thân bớt suy nghĩ cũng như tìm hướng giải quyết. 

Lý cũng nhắn gửi đến các bạn trẻ đang có ý định đi theo con đường freelancer rằng, đây là một nghề chẳng hề màu hồng, không phải tự do và thoải mái như mọi người vẫn tưởng. Điều nhất định phải có đó chính là sự kỷ luật, tinh thần không ngừng học hỏi và biết lắng nghe để có thể thay đổi bản thân trở nên tốt hơn trong công việc lẫn cuộc sống. Bên cạnh yếu tố giỏi ở lĩnh vực nhất định thì mọi người cũng cần tích góp khoản chi phí để có thể phòng thân những lúc ế việc hay sẽ chuyển sang làm tự do với thời điểm cuối năm. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

23 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

23 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

23 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

23 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

23 giờ trước