meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nửa cuối tháng 9, cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm vẫn chưa hết “hot”

Thứ ba, 20/09/2022-00:09
Cuộc đua tăng lãi suất trên thị trường 1 (dân cư và ngân hàng) chưa có dấu hiệu dừng lại khi mặt bằng lãi suất liên tục được nâng thêm. Xuất hiện mức lãi suất mà khách hàng có thể nhận được lên tới 8,8%/năm. 

Ngân hàng nào có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất?

Theo vneconomy.vn, trong tháng 9, một số ngân hàng thay đổi biểu lãi suất khiến bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi có sự thay đổi so với tháng 8.

Vị trí quán quân thuộc về ngân hàng ABBank với mức lãi suất lên tới 8,8%/năm. Để nhận được mức lãi suất này, khách hàng phải đạt các điều kiện gồm 1.500 tỷ đồng trở lên cho kỳ hạn 13 tháng và lĩnh lãi cuối kỳ.Vị trí á quân thuộc về ngân hàng SCB với mức lãi suất là 7,6%/năm. Mức lãi suất này chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn 13 tháng. 

Ngân hàng CBBank có mức lãi suất tiền gửi khá cao, lên tới 7,5%/năm cho kỳ hạn từ 13 đến 60 tháng. Điều đặc biệt là ngân hàng này không yêu cầu điều kiện vé số tiền gửi tối thiểu. 


Nguồn: SCB.
Nguồn: SCB.

Tương tự, ngân hàng Đông Á cũng để mức lãi suất 7,4%/năm cho kỳ hạn 13 tháng mà không cần điều kiện về số tiền gửi. Tiếp theo là ngân hàng Kienlongbank áp dụng mức lãi suất 7,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.

Ngân hàng OceanBank áp dụng mức lãi suất 7,2%/năm cho kỳ hạn 18 tháng. Ngân hàng Sacombank áp dụng mức lãi suất cao nhất là 7,2%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng, đi kèm điều kiện tham gia bảo hiểm nhân thọ từ ngày 1/7/2022.

Một số ngân hàng có mức lãi suất tương đối cạnh tranh khác như tại HDBank (7,15%/năm); Techcombank (7,1%/năm); BacABank (7,0%/năm); NCB (7%/năm); MSB (7%/năm); OCB (7%/năm); LienVietPostBank (6,99%/năm); MB (6,8%/năm)... Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất này khách hàng phải đạt các điều kiện riêng chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi. 


Nguồn: Ngân hàng Đông Á.
Nguồn: Ngân hàng Đông Á.

 

Tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước “Big 4” gồm VietinBank, BIDV, Agribank, Vietcombank, trong tháng 9 này, ngân hàng VietinBank vừa công bố triển khai chương trình ưu đãi cộng thêm lãi suất 0,5%/năm cho các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng trên ứng dụng VietinBank iPay.

 

Theo đó, khách hàng gửi tiền kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6 , 9, 12 tháng sẽ được VietinBank cộng thêm 0,4%/năm với khoản tiền gửi dưới 5 tỷ đồng và 0,5%/năm đối với khoản tiền gửi trên 5 tỷ đồng. Lãi suất gửi tiết kiệm online vì thế cũng có nhiều thay đổi lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 3,5-3,6%/năm; lãi suất kỳ hạn 3-5 tháng là 3,9-4%/năm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng là 4,4-4,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 6-6,1%/năm.

Còn đối với các kỳ hạn 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, VietinBank cộng thêm 0,4%/năm so với gửi tại quầy, không phân biệt số tiền gửi bao nhiêu. Theo đó, lãi suất ở các kỳ hạn này khi gửi online là 6%/năm. Đây là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại VietinBank kể từ tháng 7/2020 đến nay và cũng đang là mức lãi suất huy động cao nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước.

Ba ngân hàng còn lại trong nhóm “Big 4” gồm BIDV, Vietcombank, Agribank đều có mức lãi suất huy động cao nhất đối với gửi tiền online là 5,6 - 5,8%/năm; tiền gửi tại quầy là 5,6%/năm. Đây là nhóm đứng cuối bảng xếp hạng lãi suất tiết kiệm tháng 9/2022. 


Tháng 9/2022, thị trường xuất hiện mức lãi suất lên tới 8,8%/năm.
Tháng 9/2022, thị trường xuất hiện mức lãi suất lên tới 8,8%/năm.

Cuộc đua lãi suất ngân hàng chưa có dấu hiệu dừng 

Thời gian qua, việc đáo hạn các hợp đồng bán USD đã khiến một lượng lớn VND tương ứng bị rút ra khỏi hệ thống. Điều này đã khiến mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, trong tháng 9, lãi suất liên ngân hàng đã có dấu hiệu giảm dần nhờ 3 biện pháp hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước gồm mua ngoại tệ kỳ hạn, hỗ trợ nguồn thông qua kênh cầm cố và dừng hút tiền trên kênh tín phiếu. 

Trái ngược với lãi suất liên ngân hàng đã được nhanh chóng xoa dịu thì cuộc đua tăng lãi suất trên thị trường 1 vẫn chưa thấy có điểm dừng. 

Mặc dù, vào ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức nới room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại, mức phân bổ từ 0,7% - 4% dựa theo xếp hạng của từng ngân hàng vào một số yếu tố khác theo quy định của Chính phủ. Trong đợt điều chỉnh tín dụng lần đầu tiên trong năm 2022 này, mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ước tính sẽ tăng thêm khoảng 2%. Mức điều chỉnh này thấp hơn so với kỳ vọng tuy nhiên các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động. 

Nổi bật là ABBank là ngân hàng có mức tăng lãi suất cao nhất. Theo đó, ngân hàng điều chỉnh tăng 0,7-0,9 điểm phần trăm lãi suất ở một số kỳ hạn. Cụ thể, đối với khoản tiền gửi từ 10-300 triệu đồng, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng tăng 0,8 điểm phần trăm lên 6,4%/năm, kỳ hạn 9 tháng tăng 0,9 điểm phần trăm lên 6,6%/năm và kỳ hạn trên 12 tháng tăng 0,7 điểm phần trăm lên 6,7%/năm.


Trong tháng 9, nhiều ngân hàng tiếp tục tham gia cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm.
Trong tháng 9, nhiều ngân hàng tiếp tục tham gia cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm.

Ngân hàng Sacombank tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ 0,1 - 0,55 điểm phần trăm so với kỳ điều chỉnh trước. Theo đó, ngân hàng này đã nâng mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng lên 3,9%/năm, kỳ hạn 6 tháng lên 5,4%/năm và 12 tháng lên 6%/năm.

Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, Sacombank tăng lãi suất thêm 0,2%/năm lên 5,4%/năm với kỳ hạn 6 tháng; 6%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của Sacombank hiện là 6,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng. Đối với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, Sacombank tăng lãi suất thêm 0,1%/năm lên mức 3,9%/năm với kỳ hạn 1 tháng. Các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, tăng thêm 0,2%/năm lên dao động từ 5,9-7%/năm.

Hay như BacABank tăng từ 0,1 - 0,15 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tất cả các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống tăng lên mức 4%/năm, kỳ hạn từ 6-9 tháng tăng lên mức 6,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng lên 6,9%/năm và trên 12 tháng tăng lên 7%/năm.

Trong tháng 9, chỉ có duy nhất Nam A Bank đi ngược lại thị trường. Ngân hàng này giảm 0,1 - 0,4%/năm đối với lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy. 

Chuyên gia kinh tế chỉ ra 3 nguyên nhân khiến các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động trong bối cảnh điều chỉnh room tín dụng chưa đạt kỳ vọng. 

Nguyên nhân thứ nhất là do chênh lệch tăng trưởng tín dụng và tiền gửi hiện đang ở mức cao. Tính đến hết ngày 31/8, huy động vốn mới chỉ đạt gần 4%, trong khi tín dụng tăng trưởng gần 10%. Nguyên nhân thứ hai, một số ngân hàng có nhu cầu tăng vốn trong dài hạn. Do mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34%. Cho vay dài hạn cũng có thể trở thành động lực tăng trưởng tín dụng trong những tháng còn lại của năm 2022. Nguyên nhân thứ 3, khách hàng không thể trả nợ đúng hạn khiến vốn của nhiều ngân hàng đang kẹt trong nợ xấu và nợ cơ cấu. Đây là lý do ngân hàng còn room cho vay thêm thì phải huy động thêm vốn.  

Trong bối cảnh như hiện nay, Công ty Chứng khoán SSI dự báo, lãi suất huy động trong những tháng cuối năm có thể tăng thêm 0,5 - 0,7 điểm phần trăm sau khi room tín dụng được tăng thêm. Như vậy, lãi suất huy động cả năm 2022 có thể tăng thêm 1 - 1,5 điểm phần trăm. 

Còn theo báo cáo của các chuyên gia phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng, trong khi đó thanh khoản hệ thống không dồi dào do ưu tiên ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát. Do đó, đơn vị này dự báo từ nay đến cuối năm, thậm chí có thể kéo dài sang đầu năm 2023, lãi suất cho vay cũng sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh tăng mạnh hơn nữa.  

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước