Giới đầu tư thiên thần ở Đông Nam Á không còn “mặn mà” với các startup: Lý do là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Startup kỳ lân ngày càng khan hiếm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn“Kỳ lân” công nghệ Đông Nam Á phát triển “bùng nổ”: Các startup đã chuyển mình như thế nào?Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, sau giai đoạn bùng nổ vào năm 2021, các công ty khởi nghiệp đã và đang trải qua mùa đông gọi vốn trong thời gian 2 năm qua đã khiến cho nguồn vốn tài trợ của các startup giảm xuống. Tech in Asia cho biết, một phần nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn đầu tư cho các công ty khởi nghiệp sụt giảm là đến từ sự thay đổi thói quen cũng như hành vi trong đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần.
Và mới đây, AngelCentral cũng đã công bố báo cáo The 2023 Angel Behavior Survey Report tiến hành khảo sát hành vi của 99 nhà đầu tư thiên thần ở trong khu vực Đông Nam Á.
Kết quả là có đến hơn 31% trong số 99 nhà đầu tư thiên thần ở khu vực Đông Nam Á được khảo sát cho biết đã tạm dừng hoặc là dừng hoàn toàn với các hoạt động đầu tư vào các startup. Tỷ lệ này cũng đã tăng đáng kể so với năm trước, thời điểm chỉ có 12% số người được hỏi cho biết họ đã tạm dừng hoặc là tạm ngừng đầu tư cho các startup.
Có hai lý do hàng đầu dẫn đến việc thay đổi thói quen đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần có bao gồm việc có quá nhiều startup thất bại và phải bán mình, tuyên bố phá sản ảnh hưởng đến niềm tin của giới đầu tư, cũng như việc các nhà đầu tư thay đổi chiến lược và cân bằng danh mục đầu tư.
Kết quả của cuộc khảo sát từ phía AngelCentral tiết lộ rằng, các tổ chức đầu tư thiên thần đang trở nên phổ biến hơn với 57% số người tham gia khảo sát cho biết họ đã đầu tư vào các startup thông qua một tổ chức đầu tư. Việc đầu tư thông qua tổ chức cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro.
Và trong ba thị trường startup trọng điểm là Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á thì Đông Nam Á là nơi chứng kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho các startup có trụ sở ở Đông Nam Á đã huy động được 2,13 tỷ USD vốn đầu tư trong quý 2, thấp hơn nhiều so với mức 5,13 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.
Xếp sau là Ấn Độ với mức sụt giảm xấp xỉ là 57%. Các startup Ấn Độ cũng đã huy động thành công 3,22 tỷ USD trong quý 2, so với mức mức 7,56 tỷ USD cùng kỳ năm trước có ghi nhận giảm - thông tin theo dữ liệu từ India Deal.
Trong khi đó thì nguồn vốn đầu tư cho các startup ở Trung Quốc đại lục được giữ ở mức tương đối ổn định. Các startup có trụ sở ở Trung Quốc đã huy động thành công 10,9 tỷ USD trong quý 2, so với cùng kỳ năm trước chỉ giảm 3,36% - thông tin từ Greater China Deal Review.