Giá nguyên liệu sản xuất thép vẫn chưa hồi phục
BÀI LIÊN QUAN
9 tháng đầu năm, Gang Thép Thái Nguyên (TIS) bốc hơi 93% lợi nhuận sau thuếTăng mạnh từ đáy, cổ phiếu thép đã "qua cơn bĩ cực"?Đúng công nghệ, đúng thời điểm: Hòa Phát thành công soán ngôi trong mảng thép xây dựng PominaGiá nhập khẩu của một số nguyên liệu sản xuất thép đã đi xuống, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). Cụ thể, trong vài tháng gần đây, than mỡ, quặng sắt, điện cực hay coke đều giảm.
Ngày 6/10, giá quặng sắt loại (62% Fe) được giao dịch ở mức 95,45-95,95 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc. Như vậy so với thời điểm hồi đầu tháng 9, con số đã giảm khoảng 2,3 USD/ tấn. Nếu so sánh với mức giá cao nhất là 210-212 USD/ tấn vào hồi tháng 5/2021, giá trên đã giảm khoảng 114-116 USD.
9 tháng đầu năm, Gang Thép Thái Nguyên (TIS) bốc hơi 93% lợi nhuận sau thuế
Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Tisco là 9.525 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là gần 8 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm đến 93%. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng là 22,4 tỷ đồng.Khởi động "mùa" BCTC quý III/2022: Nhóm ngành thép lỗ "thê thảm"
Trong số những doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý III/2022, hầu như các công ty đều báo lỗ, riêng nhóm ngành thép rơi vào tình trạng "thê thảm" nhất.Thép Pomina: Dừng lò cao để tập trung vào thế mạnh là lò điện
Phía Pomina khẳng định, với quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào là quặng sắt hoặc thép phế liệu để luyện thép, việc sử dụng một lò điện, vốn là thế mạnh của công ty, với công suất đạt mức tối đa và tối ưu chi phí sẽ tốt hơn là việc duy trì cả 2 lò nhưng sản xuất chỉ ở mức tối thiểu.Cũng trong cùng ngày đó, giá nguyên liệu than mỡ luyện cốc (hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc được giao dịch ở mức khoảng 255,5 USD/tấn FOB, đã giảm hơn một nửa so với mức 520 USD của hồi tháng 4.
Giá điện cực than chì (GE) tại Trung Quốc cũng ghi nhận tháng thứ 3 giảm liên tiếp trong tình trạng nền kinh tế quốc gia tỷ dân tồi tệ đi và nhu cầu suy yếu. Trái ngược với giá của nhiều nguyên liệu đi xuống, thép phế lại ghi nhận diễn biến ngược lại khi HRC tăng nhẹ. Cụ thể, ngày 6/10, thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á chứng kiến mức giá giảm 35 USD/ tấn so với hồi đầu tháng 9 chỉ còn 405 USD/tấn CFR. Mặt khác, thép phế trong nước ghi nhận giá tăng 400 - 700 đồng/ kg, đạt 9.300 - 10.200 đồng/kg.
Ngày 6/10, giá thép cán nóng (HRC) giao dịch ở mức 569 USD/tấn, CFR cảng Đông Á, tăng nhẹ 3 USD/tấn so với hồi đầu tháng 9. Sự biến động của thị trường thép HRC thế giới đã gây nên những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, ống thép, tôn mạ…).
Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ đầu quý II đến nay, giá nguyên vật liệu sản xuất thép liên tục giảm, giảm nhiều tới 50% so với quý trước đó. Do vậy, các doanh nghiệp thép chịu tác động, hiệu quả kém, cùng hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn.
Bên cạnh giá nguyên liệu đi xuống, nhu cầu dùng thép nội địa vẫn suy yếu và xuất khẩu giảm nhiều. Giá thép cũng lao dốc mạnh vì sản lượng bán hàng tháng 9 giảm so với tháng 8 do cạnh tranh về giá.
Giá thép xây dựng nội địa kể từ tháng 5 đến tháng 9 đã điều chỉnh giảm tới 15-16 lần. Tổng cộng mức giảm khoảng 3,7-3,9 triệu đồng/ tấn, tùy theo từng chủng loại và doanh nghiệp.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: “Các nhà máy hiện nay đều đối mặt với nhiều khó khăn vì tồn kho ở mức giá cao và hàng tháng đều lỗ nặng. Vì tâm lý quan ngại mức giá có thể giảm nên các nhà thương mại có thể giảm bớt lượng mua vào”.