Giá hàng hóa "tăng nhanh, giảm chậm": Cần có độ trễ nhất định nhưng không thể kéo dài đến hàng tháng
BÀI LIÊN QUAN
Xăng dầu hạ nhiệt tới 20%, đến bao giờ hàng hóa tiêu dùng mới giảm giá?Giá hàng hoá giảm về mức trước xung đột Ukraine, lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt?Một loại hàng hóa ghi nhận đà lao dốc “khủng khiếp”, dù trước đó có giá tăng phi mãTheo Zing, tại Tọa đàm "Xăng dầu giảm giá, hàng hóa không giảm - Thực trạng và giải pháp" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 4/8, Phó cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) - bà Đinh Thị Nương cho biết, một số mặt hàng chịu ảnh hưởng tác động của giá xăng dầu và khi điều chỉnh giảm cần phải có thời gian cũng như độ trễ nhất định. Bà Nương nhấn mạnh: "Bởi vì các đơn vị sản xuất kinh doanh phải rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá từ đó mới xác định giá bán giảm theo giá xăng dầu".
Thực trạng doanh nghiệp bán lẻ hiện nay: Để giá hàng hóa điều chỉnh kịp theo giá xăng dầu phải cần thời gian
Dù giá xăng dầu đã liên tiếp giảm mạnh nhưng đến hiện tại giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt theo giá xăng.Nguyên nhân nào khiến giá dầu và nhiều hàng hoá khác giảm sâu?
Chuyên gia quản lý tiền tệ Navellier & Associates, ông Loius Navellier đã nhận xét việc giá hàng hoá hạ nhiệt có thể coi như một dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy rằng lạm phát đã dần hạ nhiệt.Không nên "trễ" việc giảm giá hàng hóa, dịch vụ
Cùng đồng tình về chu trình, độ trễ của việc điều chỉnh giá cả trên thị trường, dù vậy chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng của BIDV cho rằng độ trễ không thể kéo dài đến hàng tháng mà rõ ràng chỉ sau một tuần sau khi giá xăng giảm, phải điều chỉnh giá hàng hóa ngay. Cũng theo lời ông Lực, sự vào cuộc của cơ quan chức năng cần phải bám sát tình hình hơn nữa. Đồng thời, ý kiến phản ánh của người dân cũng rất quan trọng. Người dân cũng phải có quyền phản ánh nếu như thấy giá xăng dầu giảm mà giá vận tải, hàng hóa vẫn như cũ.
Ông Lực nêu: "Đặc biệt cơ quan chức năng phải có các biện pháp xử lý kịp thời, nếu không người dân sẽ cảm thấy nản lòng, kiến nghị nhiều mà không được xử lý".
Cũng tương tự, ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng Vụ vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cũng cho rằng việc giảm giá hàng hóa, dịch vụ không nên để quá trễ. Ông Ngọc nhìn nhận, những việc đó đòi hỏi thời gian nhưng cũng phải kịp thời để đáp ứng nhu cầu. Và khi nhiên liệu - đây là một yếu tố chiếm đến 30 - 40% chi phí cấu thành đã giảm mà giá hàng hóa, dịch vụ lại chưa kịp hoặc giảm chậm thì không đúng.
Lãnh đạo của Vụ Vận tải cũng cho rằng hiện nay chúng ta đang quản lý giá dịch vụ vận tải dựa trên quy luật của thị trường. Nhà nước cũng rất tôn trọng quyền tự định giá cũng như quyền quyết định, cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh vận tải. Ông Ngọc nhấn mạnh: "Tuy nhiên, các đơn vị kinh doanh vận tải cũng phải thực hiện đầy đủ những quy định trong công tác quản lý giá. Ví dụ phải thực hiện kê khai giá hoặc đối với những lĩnh vực mà Nhà nước có quy định khung giá thì không được tăng quá khung".
Ai sẽ là người xử lý khi hàng hóa chỉ tăng không giảm?
Vụ trưởng Vụ vận tải cho biết, thời gian tới cần phải tăng cường công tác thanh và kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá trong lĩnh vực vận tải, trong đó có quy định về trách nhiệm kê khai và niêm yết. Ông Trần Bảo Ngọc cho hay, Đặc biệt, đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ có thể phải trả lại tiền cho hành khách nếu thu quá và thậm chí là các đơn vị chức năng sẽ thu hồi phù hiệu". Còn ở góc độ lãnh đạo của Cục quản lý giá, bà Đinh Thị Hương cho hay, Bộ Tài chính cũng đã tham mưu các biện pháp tăng cường quản lý điều hành giá cũng như đã giải trình Chính phủ ban hành công điện chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tiến hành kiểm soát chặt chẽ giá cả dịch vụ. Song song với đó, Bộ cũng đã và đang trình Chính phủ phương án điều chỉnh thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu cũng như thuế nhập khẩu đối với xăng động cơ không pha chì nhằm mục đích giảm chi phí nhập khẩu xăng và đa dạng hóa nguồn cung.
Ngoài ra, Bộ cũng tiến hành tăng cường tổ chức rà soát kê khai các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu và trong trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu các đơn vị thực hiện việc kê khai giá kịp thời để tiến hành giảm giá.
Còn theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, bên cạnh các biện pháp trên thì cơ quan chức năng cũng cần chú trọng đến vấn đề cung cầu hàng hóa, không để đứt gãy chuỗi cung ứng và nhất là giảm các khâu trung gian. Ông Phú dẫn chứng: "Ví dụ 1 kg thịt lợn từ trang trại đến khâu bán lẻ tăng giá lên tới 170% do khâu trung gian. Đó là yếu tố tồn tại từ lâu nên phải khắc phục để giải quyết bài toán giá".
Không những thế, vị chuyên gia này cho rằng phải sử dụng sức mạnh của hệ thống chính trị như hiệp hội bán lẻ, hiệp hội doanh nghiệp, Mặt trận Tổ quốc, các chợ, khu phố,... để làm sao cho người buôn bán tự giác giảm giá một phần theo mức giảm xăng dầu cũng như chia sẻ khó khăn chung với xã hội. Ông Phú nhấn mạnh, nếu làm giải pháp đồng bộ thì các chỉ đạo của Chính Phủ sẽ được triển khai hiệu quả, bảo đảm được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng 4%.
Và từ 15h ngày 1/8, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 450 đồng/lít còn 24.620 đồng/lít và xăng RON 95 giảm 470 đồng/lít còn 25.600 đồng/lít. Theo đó, lũy kế một tháng qua, xăng RON 95 đã giảm hơn 7.160 đồng/lít còn E5 RON 92 giảm 6.270 đồng/lít và dầu diesel giảm 6.510 đồng/lít...
Đến thời điểm hiện tại, giá mặt hàng này đã trải qua 20 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 7 lần giảm. Hiện nay, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước ghi nhận đã xuống quanh mức 24.500-25.600 đồng/lít, đây là mức giá tương đương vào hồi tháng 2.