meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Một loại hàng hóa ghi nhận đà lao dốc “khủng khiếp”, dù trước đó có giá tăng phi mã

Thứ ba, 28/06/2022-08:06
Giá kim loại đồng thế giới từng tăng kỷ lục, tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi những dự báo về suy thoái, kim loại công nghiệp này chuẩn bị phải đối mặt với cú lao dốc tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008 tới nay.

Giá của kim loại đồng chính là thước đo sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Kim loại này gần như dẫn đầu về khả năng dẫn điện và nhiệt, đồng thời rất bền bỉ. Đồng được sử dụng trong hầu hết tất cả mọi ngành công nghiệp, ngành xây dựng và cả trong sản xuất hàng hóa.

Hiện tại, giá đồng đang bước vào giai đoạn sụt giảm, mặc dù mức giá kỷ lục cách đây chỉ 4 tháng. Bên cạnh đó, giá kim loại thiếc cũng bị giảm 21%, đồng thời chứng kiến chứng kiến tuần sụt giảm kinh khủng nhất kể từ cuộc khủng hoảng 1980 khi đó London bị đóng của các hoạt động kéo dài trong 4 năm.


Đồng chứng kiến sự sụt giảm kỷ lục
Đồng chứng kiến sự sụt giảm kỷ lục

Đây là 2 diễn biến thị trường theo chiều trái ngược nhau trong 2 năm qua. Trước đó, sau những ảnh hưởng từ đại dịch, giá kim loại thế giới tăng mạnh, những cảnh báo về lạm phát và vấn đề về nguồn cung được đề cập đến. Hiện nay, lạm phát đã xảy ra nhưng nguồn cung vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên, từ những quan ngại về những hoạt động sản xuất của các nền kinh tế lớn trên thế giới lại khiến cho giá các loại kim loại đang trên đà giảm mạnh. 

Ngay cả khi những quy định phong tỏa ở Trung Quốc đã dần nới lỏng, thì việc sử dụng đồng trong ngành công nghiệp vẫn giảm đi, từ các ngành công nghiệp nặng cho đến những thiết bị điện tử hiện đại cũng bị suy giảm. Những tín hiệu này cho thấy những nỗ lực kiềm chế tăng nóng của giá đồng đang có hiệu quả. Thậm chí, các trader tại Trung Quốc còn cược rằng giá đồng sẽ giảm nhiều hơn mức dự kiến.

“Trong khi các nền kinh tế khác đang tiến đến gần với suy thoái, thì Trung Quốc khó có thể tăng trưởng vượt trội. Kể cả khi Trung Quốc có thể khôi phục kinh tế trong 6 tháng cuối năm, cũng không thể một mình xoay chuyển được giá kim loại”, theo nhận định của Amelia Xiao Fu - trưởng nhóm chiến lược hàng hoá tại BOCI Global Commodities.

Tại châu Âu, lần đầu tiên sau 2 năm, các chỉ báo của S&P Global cho thấy sản lượng sản xuất suy giảm hôm thứ Năm tuần trước. Sản lượng sản xuất của Mỹ hạ mức thấp nhất trong 23 tháng. Đồng thời, các hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm tốc. Vì vậy, dẫn đến thị trường có xu hướng bán tháo  đồng và các kim loại công nghiệp tăng mạnh mẽ, các nhà đầu tư cũng dự báo tình trạng này sẽ tồi tệ hơn trong tuần tới.

Vào thứ Sáu tuần trước, giá đồng đạt 8.122,50 USD/tấn trên sàn LME, chạm mức đỉnh trong 16 tháng qua. Mức giảm trong tháng 6 là 11%, chuẩn bị đón mức giảm hàng tháng kỷ lục nhất trong 30 năm. Theo đó, các kim loại từ nhôm cho đến kẽm cũng xuống dốc không kém. Trong quý này, Bloomberg Industrial Metals Spot Subindex sụt 26%, cao nhất kể từ cuối năm 2008. Bên cạnh đó, thiếc cũng hạ giá một nửa so với mức cao nhất vào hồi tháng 3.

Một loại hàng hóa ghi nhận đà lao dốc “khủng khiếp”, dù trước đó có giá tăng phi mã - ảnh 2

So với các mặt hàng khác như cây trồng và năng lượng, thì kim loại vẫn là mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Trong khi chỉ số theo dõi hàng hoá nông nghiệp giảm 9,7%, thì chỉ số Bloomberg Energy Spot Subindex kể từ cuối tháng 3 đã tăng lên 10%.

Mặc dù, giá của kim loại đang lao dốc, nhưng đồn và một số kim loại này gặp vấn đề về nguồn cung. Tuy rằng, những nhà đầu tư Goldman Sachs dự báo lạc quan rằng việc giảm các nhu cầu lúc này là cần thiết để xoa dịu những căng thẳng. Nhưng, các kim loại này không còn tồn kho nhiều và có dấu hiệu khan hiếm dần đi trên toàn thế giới, trong khi đó lại không thấy dấu hiệu về nguồn cung được tăng lên.

Từ đầu tháng này, ngay khi Fed tăng lãi suất và cảnh báo sẽ ra sức để ngăn chặn lạm phát trong khi rủi ro suy thoái gia tăng, cũng là lúc kim loại bắt đầu dắt tay nhau trượt dốc. Mặc dù các nhà các nhà đầu tư ở thị trường khác cũng đã suy đoán rằng chu kỳ tăng lãi suất của Fed có thể sẽ dừng lại sớm hơn dự kiến, nhưng tình trạng đổ xô bán tháo vẫn diễn ra theo chiều hướng tăng dần.

Việc NHTW nâng mức lãi suất được Fed dự báo rằng không gây ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung, các mặt hàng thiết yếu như xăng và thực phẩm sẽ dần khôi phục thị trường. Tuy nhiên, việc điều chỉnh mức lãi suất có thể khiến cho các hoạt động chi tiêu của mặt hàng không thiết yếu nhanh chóng chịu ảnh hưởng. Có khả năng sẽ ngăn chặn sự phát triển bùng nổ của các mặt hàng kim loại trong các lĩnh vực công nghiệp như bất động sản, sản xuất ô tô và hàng hoá sử dụng lâu dài. Ngoài ra, nguy cơ gặp rủi ro ngày càng tăng khi các nhà sản xuất phải gánh chịu những khoản chi phí đi vay trong các lĩnh vực như xây dựng và máy móc công nghiệp.

Một loại hàng hóa ghi nhận đà lao dốc “khủng khiếp”, dù trước đó có giá tăng phi mã - ảnh 3

Trước bối cảnh giá thị trường thay đổi, nơi dễ dàng nhận thấy tâm lý người tiêu dùng thay đổi nhất đó là ở Trung Quốc. Trong thời gian giá đồng giảm mạnh, thì tại đất nước tỷ dân này ghi nhận tổng khối lượng hợp đồng mở (open interest) giao dịch về đồng trên sàn Giao dịch Hàng hóa Tương lai Thượng Hải (SFE) đã tăng lên nhanh chóng. Từ đây có thể thấy rằng các trader đang tăng vị thế bán khống. Mặc dù, theo dữ liệu trên LME, gần như cả tháng qua vị thế của kim loại không hề được nâng lên, nhưng nguyên nhân thúc đẩy khiến cho giá kim lại sụt giảm mạnh hơn là do các nhà đầu tư cho rằng giá kim loại có thể tăng lên.

Nguồn cung vẫn đang là vấn đề lớn của thị trường khi chiến tranh giữa  Nga - Ukraine vẫn chưa có hồi kết, các nguyên liệu càng trở lên khan hiếm hơn, trong đó không ngoại trừ đồng. Hiện tại, lượng hàng tồn kho của đồng và các kim loại thiết yếu vẫn đang ở mức đáng báo động. Tuy nhiên, xu hướng hiện tại phản ánh rõ những băn khoăn, do dự về việc đặt cược ngược lại với thị trường của các nhà đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

18 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

18 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

18 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

18 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

18 giờ trước