Xăng dầu hạ nhiệt tới 20%, đến bao giờ hàng hóa tiêu dùng mới giảm giá?
Theo Nhịp sống Kinh tế, ở kỳ điều chỉnh giá xăng lần thứ 3, xăng E5 giảm xuống mức 25.070 đồng/lít, xăng RON95 giảm xuống 26.070 đồng/lít, dầu Diesel giảm giá còn 24.850 đồng/lít. Như vậy, so với mức giá đạt đỉnh ở kỳ điều chỉnh ngày 21/6, giá nhiên liệu đã giảm từ 20,7 - 25,6% tùy loại. Nhưng trái với kỳ vọng của nhiều người tiêu dùng, ở thời điểm hiện tại, các dịch vụ và mặt hàng vẫn giữ nguyên mức tăng giá, chưa có tín hiệu điều chỉnh theo giá xăng dầu.
Trong giai đoạn xăng tăng giá, không chỉ các thương hiệu nổi tiếng mà hầu hết các cửa tiệm, quán ăn bán lẻ đều gặp khó khăn vì “bão giá”. Chủ một cửa hàng phở gà tại quận Nam Từ Liêm cho hay, giá hàng hóa vẫn đang duy trì từ tháng 6 năm nay.
Xăng giảm 20%, doanh nghiệp vận tải cần chủ động hạ nhiệt giá cước
Giá xăng dầu vừa qua đã giảm sâu 20% nhưng dường như giá cước vận tải tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn không có nhiều biến chuyển. Có ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp vận tải hoạt động theo thị trường phải chủ động giảm giá cước để thể hiện sự sòng phẳng và tôn trọng khách hàng.Giá hàng hoá giảm về mức trước xung đột Ukraine, lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt?
Vài tuần gần đây, giá cả của một số mặt hàng nguyên liệu thô quan trọng đồng loạt giảm, đưa chỉ số hàng hóa S&P GSCI trở lại mức trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2.Chuyên gia nhận định có 2 kịch bản tăng giá hàng hóa trong 6 tháng cuối năm 2022
Những tháng cuối năm, cung cầu nông sản (thịt lợn, lúa gạo, rau quả…) sẽ không căng thẳng đã giúp cho giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm không bị tăng đột biến.Như vậy, mỗi bát phở tại cửa hàng chị phải tăng thêm 10.000 đồng/bát, giá bán ra từ 40 nghìn đến 60 nghìn đồng/bát. Tuy nhiên, vào ngày 11/7 vừa qua, giá xăng có đợt giảm mạnh nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ tại cửa hàng đến nay vẫn giữ nguyên. Chủ cửa hàng cho biết, các loại nguyên liệu nhập vào vẫn giữ giá nên mỗi bát phở phải điều chỉnh theo đó. Giá xăng hiện tại đã giảm nhưng mối sỉ nguyên liệu vẫn giữ giá cũ, thành ra giá phở vẫn chưa thể giảm ngay.
Theo thông tin từ chủ quán: “Giá gà ta lông vẫn giữ mức như từ đầu tháng 5. Đến nay vẫn chưa giảm nên chúng tôi chưa thể hạ giá sản phẩm của mình. Hơn nữa, các loại gia vị, rau cỏ đều tăng so với trước đây. Thời gian đầu, tôi vẫn cố giữ mức giá cũ nhưng càng bán càng lỗ. Để đảm bảo chất lượng bát phở, quán bắt buộc phải ra quyết định tăng giá. Ban đầu, khách hàng có những phản ứng trái chiều nhưng với những khách quen thì họ thông cảm và tiếp tục ủng hộ”.
Không chỉ với quán phở này, nhiều quán bún phở khác cũng tăng khoảng 10.000 đồng/bát so với hồi đầu năm. Chủ một quán bún bò Huế cho biết, giá bán thịt lợn, thịt bò tăng mạnh, quán muốn hạ giá sản phẩm cũng khó.
Một tiểu thương bán thịt heo tại Hà Nội cho hay, giá heo hơi đã tăng mạnh lên mức 61.000 - 73.000 đồng/kg, thậm chí có những lúc tăng tới 75.000 đồng/kg vào đầu tháng 7, thịt heo mảnh nhập cũng ngày càng tăng giá. Đến nay, mỗi kg thịt heo mảnh đã đắt hơn từ 10.000 - 12.000 đồng so với nửa tháng trước.
Không chỉ thịt lợn, các loại rau xanh cũng tăng giá khá nhanh. Cụ thể, giá hành lá đã tăng từ 35.000 đồng lên 42.000 đồng/kg; Giá cà chua tăng từ 25.000 đồng lên 30.000 đồng/kg; Rau muống tăng từ 10.000 đồng lên 15.000 đồng/bó; Bí xanh từ tăng từ 20.000 đồng lên 25.000 đồng/kg; Cải thảo (Trung Quốc) tăng từ 15.000 đồng lên 22.000 đồng/kg… Nhóm hoa quả nhập khẩu như các loại ngũ cốc, sữa,... cũng đã có mặt bằng giá mới.
Một thông tin khá nổi bật gần đây là chuỗi cà phê nổi tiếng Highlands Coffee với khoảng 500 cửa hàng trên cả nước đã thông báo tăng giá. Cụ thể, với nhóm cà phê phin ghi nhận mức giá của các ly size S không thay đổi (29.000 đồng/cốc); Nhưng tăng giá với các ly size M tăng từ 35.000 đồng lên 39.000 đồng (tăng 11%) và size L tăng từ 39.000 đồng lên 45.000 đồng (tăng 15%).
Các nhóm trà có nhiều sự điều chỉnh nhất, giá bán các ly size S và M đều tăng 6.000 đồng/ly, tương đương mức tăng 15% và 12%. Nhất là với lý cỡ lớn tăng thêm 10.000 đồng, tức tăng 18%. Hầu hết những món đồ uống khác của cửa hàng đều được điều chỉnh giá thêm từ 6.000 - 10.000 đồng/cốc tùy kích cỡ.
Trong thông báo điều chỉnh giá, Highlands Coffee lý giải nguyên nhân tăng giá vì nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng trước những biến động trên thị trường, do đó cửa hàng buộc phải tăng giá đồ uống.
Hay như thương hiệu Pizza 4P's, nhà hàng của Golden Gate và Red Sun cũng ra thông báo điều chỉnh tăng giá bán. Chuỗi cửa hàng Pizza 4P's đã tăng giá sản phẩm kể từ ngày 15/4 vì chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.
Một đơn vị hiện sở hữu tới 130 nhà hàng kinh doanh các chuỗi thương hiệu như Dairy Queen, The Pizza Company, AKA House, Holy Crab, The Coffee Club cũng đã điều chỉnh giá bán một số sản phẩm của mình vì sức ép từ giá nguyên vật liệu nhập vào rất cao.
Một số nhà hàng khác tuy không chính thức ra thông báo tăng giá, nhưng các chuỗi này lại đưa ra thực đơn, combo với mức giá mới đã có sự điều chỉnh tăng lên. Chẳng hạn như chuỗi nhà hàng Buffet Isushi của Golden Gate mới đây đã ra mắt menu mới với giá khoảng 619.000 đồng/người, chưa bao gồm thuế VAT. Được biết, trước đó, nhà hàng này chỉ giao động ở mức giá từ 369.000 đồng - 489.000 đồng/người.
Nhiều người tiêu dùng đưa ra ý kiến, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống hiện đang tăng cao hơn mức thu nhập của họ. Trước đây, mỗi suất ăn bình thường chỉ từ 30.000-35.000 đồng/người, hiện tại đã tăng thêm từ 5.000 - 10.000 đồng/suất. Cửa hàng nào vẫn giữ giá cũ thì đồ ăn sẽ ít đi. Việc các nhà hàng, quán ăn đồng loạt tăng giá sản phẩm cho thấy lạm phát đã tăng đến ngưỡng báo động và lan tới những thứ thường nhật của người dân từ ly cà phê, chai dầu ăn, bát phở…
Trước những diễn biến này, các chuyên gia kinh tế nhận định, giá cả hàng hóa sẽ phục thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ riêng xăng dầu. Thông thường, nếu muốn tăng giá thành sản phẩm thì các doanh nghiệp phải đề xuất mất khoảng vài tháng để siêu thị cân nhắc, tính toán rồi mới quyết định đồng ý hay không. Do đó vào thời điểm sau khi giá xăng đã giảm thì phải mất một thời gian nữa giá các sản phẩm mới có thể được điều chỉnh. Đây cũng là lý do khiến các nhà cung cấp cân nhắc tới việc giảm giá hàng hóa sau khi giá xăng giảm.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhìn nhận, giá xăng dầu chỉ tác động mạnh nhất đối với ngành vận tải vì nó chiếm tỷ trọng tới 30% chi phí của ngành này. Còn đối với ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ thì xăng dầu chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 3,48% trong chi phí. Do đó, nếu giá xăng tăng 10% thì hàng hóa chỉ tăng khoảng 3%, như vậy sẽ rất khó để hàng hóa tiêu dùng giảm ngay sau khi giá xăng giảm.