Xăng giảm 20%, doanh nghiệp vận tải cần chủ động hạ nhiệt giá cước
Theo Tiền Phong, ghi nhận tại bến xe Mỹ Đình vào chiều ngày 25/7, giá cước xe khách liên tỉnh (giường nằm) chạy tuyến tỉnh Lào Cai được các hãng xe như Sao Mai, Sao Việt niêm yết với mức giá vé 210.000 - 220.000 đồng/lượt. Anh Thành (trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, anh thường xuyên đi qua Lào Cai, mức giá cước trên đã được các hãng vận tải niêm yết từ nửa năm nay.
Tại bến xe Giáp Bát, giá vé xe khách giường nằm chuyến đi TP. Thanh Hóa và một số huyện đồng bằng đang được niêm yết giá 90.000 đồng/lượt; Chuyến xe chạy tuyến Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định,... có giá niêm yết từ 80.000 - 85.000 đồng/lượt; Giá vé chạy tuyến Điện Biên được niêm yết từ 370.000 - 420.000 đồng/lượt.
Thu phí "nắng nóng", Grab nhận phản ứng gay gắt từ khách hàng, nhiều người dần quay về với xe ôm, taxi truyền thống
Mới đây, Grab mới thông báo tăng phụ phí với lý do "thời tiết nắng nóng gay gắt" dành cho khách hàng đi xe hai bánh đã phải nhận về nhiều phản ứng trái chiều của mọi người. Khách hàng bức xúc vì vừa phải chịu giá cước cao vừa gánh thêm nhiều loại phí.Xăng "đu đỉnh", một hãng taxi truyền thống mua hàng loạt ô tô điện về phục vụ khách
Mới đây, hãng Lado Taxi thông báo đã khai trương lô xe điện VinFast e34 đầu tiên, phục vụ cho hoạt động chở khách của mình. Đây là một hãng taxi truyền thống có quy mô lớn tại khu vực miền Nam với khoảng 1.000 xe, hoạt động tại 5 tỉnh: Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.Ông Nguyễn Tất Thành - Giám đốc Bến xe Giáp Bát cho hay, giá vé hiện tại đã được các doanh nghiệp vận tải niêm yết đã khoảng 5 tháng nay nhưng vẫn chưa được thay đổi khi giá xăng giảm.
Tương tự với khảo sát giá cước taxi tại Hà Nội trong vài ngày qua, giá cước các hãng taxi đang áp dụng và thu trên kilômét của khách hàng vẫn đang được áp dụng từ nhiều tháng nay. Cụ thể, đối với taxi Mai Linh miền Bắc, giá cước hãng này đang áp dụng với dòng sedan là 20.000 đồng với giá mở cửa, đi dưới 30km đầu tính giá 15.600 đồng/km; Giá cước taxi G7 với dòng sedan 5 chỗ là 20.000 đồng/mở cửa, giá đi dưới 30km đầu là 15.000 đồng; Taxi Vạn Xuân áp dụng giá cước cho xe Kia Morning là 8.000 đồng/mở cửa, giá chạy 30 km đầu là 10.000 đồng…
Một tài xế chạy taxi cho biết, giá cước đang áp dụng đã được niêm yết từ nhiều tháng nay và chưa có sự điều chỉnh nào từ ngày 20/7 đến nay (thời điểm xăng giảm 20% trong vòng 1 tháng).
Ông Nguyễn Văn Đào - Đại diện hãng xe Hào Hương chạy tuyến bến Giáp Bát (Hà Nội) - Thanh Hóa cho biết đơn vị này chưa điều chỉnh giá cước khi giá xăng tăng. Giá cước vận tải vẫn được nhà xe này duy trì kể từ đầu năm tới nay, do đó khi giá xăng giảm 20% thì giá cước đang áp dụng cũng đã tương xứng.
“Trong khi đó, do dịch bệnh COVID-19 kéo dài, phần lớn xe không hoạt động nên để duy trì việc đi lại, giữ chân khách, từ đầu năm đến tháng 6/2022 mặc dù giá xăng dầu nhiều lần tăng mức kỷ lục, nhưng xe khách của đơn vị đã không tăng giá vé” - Ông Đào nói.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho hay, nếu giá cước xe khách liên tỉnh không biến động từ đầu năm tới nay thì giá cước taxi đã trải qua vài lần điều chỉnh sau khi giá xăng, dầu tăng cao giai đoạn vừa qua. Cụ thể, mức cao nhất giá cước taxi năm 2021 dưới 30km đầu tiên là 12.000 đồng/km, nhưng nay đã lên tới 15.500 đồng/km. Như vậy, kể cả khi các thủ tục điều chỉnh giá khá phức tạp nhưng các doanh nghiệp vận tải nên cố gắng đưa ra giải pháp để điều chỉnh giá cước cho hợp lý. “Đã hoạt động theo thị trường thì cũng phải có sự phản ứng, điều chỉnh theo thị trường cho hợp lý. Việc này là vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, sòng phẳng, vừa tôn trọng khách hàng” - Ông Quyền nói.
Các doanh nghiệp vận tải hành khách cho tới nay vẫn chưa có động thái giảm cước. Đặt chuyến xe từ TP. Vũng Tàu về quận 1 vào chiều ngày 25/7, chị Khánh Linh (trú tại quận Bình Thạnh, TP. HCM) được báo giá cho chuyến đi là 160.000 đồng cho xe 16 chỗ ngồi thường và 230.000 đồng cho dòng xe limousine. Chị Linh cho biết, lần gần đây nhất di chuyển trên tuyến này là vào cuối năm 2021 với giá vé xe thường là 140.000 đồng. Chị Linh hỏi thì được nhà xe trả lời là do giá xăng dầu tăng cao nên nhà xe này buộc phải điều chỉnh tăng giá cước mới. Tới nay, khi giá xăng đã giảm tới lần thứ 3 liên tiếp với mức giảm mạnh gần 7.000 đồng nhưng nhân viên bán vé của hãng này vẫn thông báo là chưa nắm được kế hoạch điều chỉnh giá vé của công ty.
Ông Lê Trung Tính - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TP. Hồ Chí Minh cho hay, nguyên tắc là khi giá xăng dầu có độ giảm mạnh thì giá cước vận tải chắc chắn sẽ giảm tương ứng. Đối với những doanh nghiệp chạy xe hợp đồng thuê nguyên chuyến để chạy từng cuốc thì giá cước có thể điều chỉnh giảm ngay, tùy theo thỏa thuận giữa nhà xe và hành khách.
Còn đối với các xe chạy tuyến cố định hay chạy liên tỉnh là những đối tượng cần kê khai và niêm yết giá công khai thì nếu muốn điều chỉnh giá vé, doanh nghiệp phải tự kê khai và gửi hồ sơ tới Sở Tài chính, Sở GTVT; Ngay khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp sẽ gửi lại bến xe để được hỗ trợ niêm yết, công khai giá vé. Do vậy, trước mỗi kỳ biến động giá nhiên liệu, hãng xe phải chờ đợi, nghe ngóng thêm thông tin để xác định xu hướng biến động cung - cầu của thị trường thì mới quyết định điều chỉnh giá cước.
“Cước vận tải hành khách chắc chắn sẽ giảm nhưng phải có độ trễ 1 - 2 tuần và mức độ giảm bao nhiêu cũng phải tùy thuộc vào thực tế thị trường. Cầu ít, cung nhiều thì có khi tỷ lệ giảm còn mạnh hơn giá xăng, tuy nhiên nếu cầu nhiều, cung ít thì mức giảm sẽ ít hơn” - Ông Tính cho biết.
Đối với loại hình taxi, xe công nghệ hiện tại vẫn chưa có tín hiệu điều chỉnh giá cước. Theo lý giải của ông Tạ Long Hỷ - Tổng giám đốc hãng taxi Vinasun, đơn vị này đã chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch giảm giá cước, nhưng vẫn cần có thêm thời gian để xem xét xu hướng giá xăng dầu trong giai đoạn tới. Ông Hỷ cho hay, đặc thù của mô hình taxi là khi điều chỉnh giá cước phải thực hiện đúng quy trình. Không chỉ dừng lại ở việc kê khai, đăng ký giá với cơ quan quản lý mà các doanh nghiệp còn phải cho hàng ngàn xe xếp hàng để lập trình lại đồng hồ tính cước.
Như vậy, cứ mỗi lần điều chỉnh, doanh nghiệp sẽ tốn thêm khá nhiều chi phí và các tài xế cũng mất cả ngày chạy xe để hoàn thiện các thủ tục lập trình. Ngoài ra, giai đoạn vừa rồi giá nhiên liệu liên tục tăng mạnh, kéo dài nhưng các hãng taxi cũng chỉ tăng giá lên từng chút một để giữ chân khách.
“Vì thế, dù đã sẵn sàng kế hoạch nhưng vẫn phải tính toán thật kỹ, cân nhắc đợt tới như thế nào mới quyết có nên điều chỉnh giá không. Thực tế thì chi phí mỗi lần như vậy rất tốn kém nên các DN không muốn tăng, cũng không muốn giảm giá cước. Chúng tôi chỉ mong giá nhiên liệu ổn định để hoạt động kinh doanh của DN dễ thở hơn” - Ông Hỷ chia sẻ.
Các chuyên gia thì cho rằng, việc hạ giá cước vận tải theo giá xăng dầu cần được thực hiện sớm. Thông qua đó giá hàng hóa mới có cơ sở để giảm giá, áp lực lạm phát và áp lực chi tiêu của người dân cũng được giải tỏa.
Theo thông tin từ ông Trần Hữu Phạm - Đại diện đơn vị vận tải tuyến Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn giá xăng tăng cao thì doanh nghiệp phải chi trả khoảng 25 - 26 triệu đồng cho tiền dầu, phí cầu đường, lương tài xế, phụ xe, nhân viên bến… Thì tới nay khi giá đã xăng đã giảm thì chi phí này cũng được giảm về mức 21 triệu đồng. Vì vẫn trong mùa cao điểm du lịch hè nên lượng khách đi xe cũng tăng cao nên nhà xe mới bắt đầu có lãi nhẹ.
“Trong khoảng 3 tuần nay, lượng khách tăng khá cao, mỗi ngày nhà xe khai thác được 2 chuyến, chuyến nào cũng đầy khách nên lãi từ đó mà có. Lượng khách tăng là do hiện thời điểm hè, giá vé máy bay đang quá cao, nên nhiều người lựa chọn di chuyển bằng xe khách” - Ông Phạm nói.
Vị này cũng cho rằng, giá xăng dầu mới giảm mạnh nên cần có thời gian để doanh nghiệp đánh giá tính ổn định của giá nhiên liệu. Bởi mỗi lần điều chỉnh giá cước rất mất thời gian và chi phí gây tốn kém và khó khăn cho cả doanh nghiệp và người lao động.