Giá đất Long Thành tăng “nóng”, nguy cơ xảy ra sốt đất ở vùng ven
BÀI LIÊN QUAN
Bất chấp "bóng ma" Covid, nhiều "ông lớn" ngành BĐS vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2022Doanh nghiệp BĐS kỳ vọng gì từ gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng trong năm 2022?Đất Xanh Miền Trung - Thương hiệu đầu tư BĐS tiềm lực mạnh mẽNgày 6/2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm và làm việc tại siêu dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Qua chuyến thăm và làm việc này, Thủ tướng đã tiến hành kiểm tra hiện trường, đôn đốc, động viên cán bộ, công nhân đang thi công dự án.
Sau khi kiểm tra, Thủ tướng đã bày tỏ thái độ không hài lòng và phê bình cách làm việc của các cơ quan, đơn vị có liên quan, đồng thời ra chỉ thị thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian tới.
Sau chuyến thăm và chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng đã khiến không khí làm việc cũng như diện mạo ở đây bắt đầu có những thay đổi. Điều này khiến cho các nhà đầu tư, cũng như đội ngũ môi giới bất động sản ở Long Thành có nhiều sự kỳ vọng cao về giá đất trên địa bàn.
Theo khảo sát của phóng viên, giá bất động sản ở huyện Long Thành đang tăng “nóng” trở lại. Đặc biệt, giá đất ở các huyện giáp ranh đang tăng nhanh “đột biến”, nguy cơ xảy ra “sốt đất ảo”.
Đất Long Thành “sốt nóng” trở lại
Ghi nhận thực tế tại địa phương, giá đất mặt tiền có thổ cư ở các xã nằm sát trung tâm huyện Long Thành như Long Đức, Lộc An dao động từ 60-80 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, giá đất ở khu vực nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Long Thành lên đến hơn 100 triệu đồng/m2. Còn giá đất thổ cư trong các hẻm, đường nhỏ dao động thì có mức giá thấp hơn, dao động 14-15 triệu đồng/m2.
Đối với dự án đất nền tại xã nằm sát sân bay Long Thành như: An Phước, Lộc An, Long An có giá dao động từ 18-25 triệu đồng/m2. Đặc biệt, đối với các dự án đất nền quy mô lớn, mức giá được rao bán đến 30 triệu/m2.
Các dự án chung cư Long Thành trở nên hot hơn bao giờ hết. Tham khảo ngay Bán chung cư Long Thành để tìm hiểu các mứa giá bán và tiện ích đi kèm trước khi đưa ra quyết định mua bán căn hộ chung cư tại thành phố tiềm năng này nhé.
Tại các văn phòng giao dịch trên địa bàn, lượng khách hàng hỏi mua bất động sản ở Long Thành đang tăng cao. Đại diện của một công ty môi giới bất động sản cho biết, so với thời điểm cuối năm 2021, mức độ quan tâm đến thị trường nhà đất ở Long Thành đã tăng từ 10-15%.
Đến Long Thành thời điểm này, đi đến đâu cũng có thể nhìn thấy các tờ rơi, tấm biển rao bán bất động sản được dán chồng chịt lên cây, cột điện. Các dự án bất động sản được rao bán đầy đủ các chủng loại như: thổ cư, đất nền, đất nông nghiệp. Điều này đã phần nào cho thấy, sức nóng và sự hấp dẫn của thị trường bất động sản ở đây.
Vùng ven có dấu hiệu “sốt” đất ảo
Mặc dù không nằm ở những vị trí đắc địa nhưng giá đất vườn, nông nghiệp ở các huyện giáp ranh với Long Thành đang tăng nhanh “đột biến”. Cách đây một năm, đất nông nghiệp ở đây rất ít người mua vì không có nhiều tiềm năng tăng giá. Nhưng bây giờ, rất nhiều nhà đầu tư ở TP. HCM, TP. Biên Hòa và các tỉnh thành khác đã bỏ ra tiền tỷ chỉ để mua 1 sào đất ở đây.
Theo khảo sát của phóng viên, trên địa bàn các huyện như Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Tân Phú, giá đất nông nghiệp ở khu vực vùng sâu, vùng xa chưa có quy hoạch đang dao động ở mức 1-2 tỷ đồng/sào, khu vực có đường lớn giá dao động từ 5-10 tỷ đồng. Đặc biệt, những khu đất nông nghiệp có thể quy hoạch thành đất ở, mức giá có thể lên đến 40-60 tỷ đồng.
Giá đất nông nghiệp tại các huyện giáp ranh Long Thành đang “nhảy múa” từng ngày. Một môi giới đất lâu năm tại huyện Tân Phú cho biết, so với thời điểm 3 năm trước, giá đất nông nghiệp ở các địa phương này đã tăng khoảng 6-7 lần, nhiều nơi tăng 10-15 lần.
Chị Nguyễn Thanh Nga, một người dân sinh sống tại huyện Tân Phú cho biết, từ giai đoạn ra Tết Nguyên đán đến nay, thị trường bất động sản ở đây trở nên sôi động hẳn lên. Nhất là vào những dịp cuối tuần, rất đông nhà đầu tư từ TP. Hồ Chí Minh và các cùng phụ cận tập trung về để khảo sát giá và chuyển nhượng đất. Cũng theo chị Nga, giá đất tăng cao, nên nhiều người dân cũng chuyển sang làm "cò đất", dẫn mối để có thêm thu nhập.
Giá đất nông nghiệp tăng cao khiến nhiều chủ đất phá vườn, chia tách đất nông nghiệp để rao bán. Đa số vùng đất nông nghiệp lớn thường được tách thành các thửa nhỏ hơn, có diện tích 1.000 – 2.000 m2 cho phù hợp với quy định tách thửa của UBND tỉnh Đồng Nai. Đây là một tình trạng phân lô trá hình đang diễn ra bất cập ở các địa phương này.
Giới chuyên gia bất động sản khẳng định, giá đất nông nghiệp ở các huyện ven Long Thành là giá ảo, đang quá cao so với giá trị thực của bất động sản. Mức giá này xuất hiện là do các nhà đầu cơ tạo ra dựa trên những thông tin đồn thổi về những dự án, quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông nên rất khó bền vững.
Đồng thời, đây chỉ là xu hướng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu đầu tư của cá nhân, không thể làm gia tăng giá trị đất. Cho nên, tình trạng này rất dễ tạo ra “sốt” đất ảo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện tại, nhiều người đầu tư đất nông nghiệp ở đây đang gặp khó khăn trong việc rao bán đất vì mức giá trên thị trường đang quá cao. Tuy nhiên trước đó, mức giá này không thể giảm sâu vì nhiều nhà đầu tư không chịu bán lỗ vốn. Đây là một rủi ro rất lớn cho những ai đang có ý định “rót vốn” vào thị trường này.
Đưa ra lời khuyên cho những người có ý định đầu tư vào thị trường bất động sản ở Đồng Nai, chuyên gia bất động sản Phạm Văn Nam cho biết, quy hoạch, vị trí, dự án, sân bay là những lưu ý quan trọng khi đầu tư vào bất động sản ở Long Thành. Đặc biệt, các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thị trường, so sánh mức giá bất động sản tại các khu vực đang có ý định đầu tư với các khu vực khác có cùng mức giá để tránh rơi vào những địa phương có “sốt” đất ảo.