meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gã khổng lồ dầu mỏ báo lãi kỷ lục trong quý 2 nhờ giá dầu tăng vọt

Thứ hai, 15/08/2022-17:08
Nhờ điều kiện thuận lợi mà Saudi Aramco - công ty giá trị nhất thế giới đã "bội thu" trong quý 2 năm nay khi thu về 48,4 tỷ USD lãi ròng. Con số này cao hơn nhiều so với mức 25,5 tỷ USD của quý 2 năm 2021 và vượt xa ước tính của giới nhận định và quan sát.

Theo CNBC đưa tin ngày 14/8 vừa qua, Saudi Aramco đã có báo cáo tài chính quý 2 năm nay vô cùng ấn tượng. Cụ thể, thu nhập ròng của Saudi Aramco đã tăng vọt lên đến 90% nhờ giá dầu tăng cao liên tục trong nửa đầu năm. Được biết, Saudi Aramco là gã khổng lồ dầu mỏ của Saudi Arabia, đồng thời còn là tập đoàn lớn nhất trên thế giới nếu tính theo vốn hóa thị trường. 

Báo cáo tài chính này cho thấy, nhờ điều kiện thị trường thuận lợi, thu nhập ròng trong quý 2 năm nay của gã khổng lồ dầu mỏ của Saudi Arabia đã tăng chóng mặt, từ mức 25,5 tỷ USD của quý 2 năm trước lên mức 48,4 tỷ USD trong quý 2 năm nay. Con số này đã vượt qua được ước tính của giới quan sát và chuyên gia. 


Báo cáo tài chính này cho thấy, nhờ điều kiện thị trường thuận lợi, thu nhập ròng trong quý 2 năm nay của gã khổng lồ dầu mỏ của Saudi Arabia đã tăng chóng mặt. Ảnh minh họa
Báo cáo tài chính này cho thấy, nhờ điều kiện thị trường thuận lợi, thu nhập ròng trong quý 2 năm nay của gã khổng lồ dầu mỏ của Saudi Arabia đã tăng chóng mặt. Ảnh minh họa

Ông Amin Nasser - Chủ tịch kiêm CEO của Aramco cho biết, kết quả kỷ lục được ghi nhận trong quý 2 năm nay cho thấy nhu cầu đối với các sản phẩm của Aramco đang ngày càng gia tăng. 

Giá nhiên liệu tăng cao giúp Aramco lãi đậm trong nửa đầu năm

Theo Aramco, thu nhập ròng trong nửa đầu năm của tập đoàn này đã tăng lên mức 87,9 tỷ USD, con số này cao hơn rất nhiều so với những gã khổng lồ trong ngành dầu khí khác như: Exxonmobil, Chevron (Mỹ) và BP, Shell (Anh). Nhờ giá nhiên liệu tăng vọt trong năm nay, các công ty này đều ghi nhận lợi nhuận ấn tượng trong quý 2 năm nay.

Cụ thể tại thời điểm đầu năm, giá dầu thô thế giới đã tăng giá và vượt ngưỡng 130 USD/thùng. Tình trạng gián đoạn nguồn cung do có liên quan đến xung đột Nga và Ukraine cùng với nhiều lệnh trừng phạt qua lại đã khiến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng. Giá nhiên liệu tăng cao đã khiến cho các thị trường trên toàn cầu chao đảo, khiến tình trạng lạm phát ở nhiều quốc gia bị đẩy lên mức kỷ lục. 

Mới hồi cuối tháng 7 năm nay, Shell - gã khổng lồ dầu khí đa quốc gia của Anh cũng đã báo cáo lợi nhuận kỷ lục trong quý 2 năm nay. Điều này đã giúp hãng thu về 11,5 tỷ USD trong quý vừa qua, phá vỡ kỷ lục đã được thiết lập trong quý đầu năm nay. Nguyên nhân bởi, công ty này đã thu về lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động lọc dầu tăng gấp 3 trong năm nay cùng với mảng kinh doanh và khí đốt vô cùng thuận lợi.

Trong khi đó, gã khổng lồ năng lượng Pháp là Total Energies cũng đã báo cáo lợi nhuận quý 2 năm nay ở mức kỷ lục, lên tới 9,8 tỷ USD. Trong khi đó, công ty Equinor của Na Uy cũng đã ghi nhận mức tăng cổ tức, đồng thời thúc đẩy chương trình mua lại cổ phiếu sau khi đạt được mức lợi nhuận tăng vọt.


2 gã khổng lồ năng lượng lớn nhất tại Mỹ là Exxon Mobil và Chevron đều ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục trong quý 2 năm nay nhờ giá dầu và khí đốt đã tăng mạnh trong thời gian qua. Ảnh minh họa
2 gã khổng lồ năng lượng lớn nhất tại Mỹ là Exxon Mobil và Chevron đều ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục trong quý 2 năm nay nhờ giá dầu và khí đốt đã tăng mạnh trong thời gian qua. Ảnh minh họa

2 gã khổng lồ năng lượng lớn nhất tại Mỹ là Exxon Mobil và Chevron đều ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục trong quý 2 năm nay nhờ giá dầu và khí đốt đã tăng mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, trong quý 2 năm nay, lợi nhuận của Exxon là 17,9 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng cao gần gấp 3 lần. Đáng chú ý, doanh thu của gã khổng lồ năng lượng cũng đã tăng vọt từ mức 67,7 tỷ USD của năm 2021 lên mức 115,6 tỷ USD. Ngoài ra, Chevron cũng chứng kiến mức lợi nhuận tăng gấp 3 lên mức 11,6 tỷ USD. Đồng thời, doanh thu của hãng cũng đã tăng vọt từ mức 36 tỷ USD của năm trước lên mức 65 tỷ USD trong quý 2 năm nay. 

Áp lực từ việc nâng cao sản lượng

Thời điểm hiện tại, Saudi Arabia cùng với những quốc gia thành viên của OPEC+ (Tổ chức các nước sản xuất dầu lửa và đồng minh) đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc nâng cao sản lượng sản xuất để có thể hạ nhiệt giá cả. Theo Aramco, tổng sản lượng hydrocacbon trong quý 2 năm nay đã đạt tương đương 13,6 triệu thùng dầu thô/ngày. Tuy nhiên, gã khổng lồ ngành dầu mỏ vẫn đang nỗ lực để nâng công suất từ 12 triệu thùng dầu/ngày lên mức 13 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2027.

Bên cạnh đó, Shell cũng khẳng định rằng, công suất của các nhà máy lọc dầu của công ty sẽ tăng từ 84% trong quý 2 năm nay lên 90-98% trong quý 3. Bên cạnh đó, sản lượng dầu và khí đốt của tập đoàn cũng đã giảm 2% sau một quý, xuống còn mức tương đương 2,9 triệu thùng dầu cho một ngày.


Cũng theo Tập đoàn Saudi Arabia, sau đại dịch nhu cầu dầu sẽ tiếp tục phục hồi trong suốt khoảng thời gian còn lại của thập kỷ. Ảnh minh họa
Cũng theo Tập đoàn Saudi Arabia, sau đại dịch nhu cầu dầu sẽ tiếp tục phục hồi trong suốt khoảng thời gian còn lại của thập kỷ. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch kiêm CEO Aramco nhận định rằng: “Khi thị trường toàn cầu cùng với nền kinh tế vẫn còn bất ổn, những sự kiện trong nửa đầu năm nay cho thấy, việc đầu tư liên tục cho ngành công nghiệp dầu khí là vô cùng cần thiết. Điều này giúp thị trường có thể đảm bảo được nguồn cung, tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi năng lượng một cách có trật tự”. 

Cũng theo Tập đoàn Saudi Arabia, sau đại dịch nhu cầu dầu sẽ tiếp tục phục hồi trong suốt khoảng thời gian còn lại của thập kỷ. Đáng chú ý, lợi nhuận khổng lồ của  Aramco cũng là một tin vô cùng tốt đẹp đối với chính phủ Saudi Arabia. Nguyên nhân bởi, khoản chi trả cổ tức của tập đoàn chính là nguồn thu ngân sách lớn trong kỳ vừa qua.

Cũng theo báo cáo này, hiện Aramco đang sử dụng lợi nhuận của mình để phục vụ cho việc trả nợ, đầu tư vào năng lực sản xuất đối với cả năng lượng hóa thạch cùng với năng lượng tái tạo.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

5 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

5 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

5 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

5 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

5 giờ trước