Điểm danh 4 đại gia dầu khí góp mặt trong TOP 10 doanh thu quý 2/2022
BÀI LIÊN QUAN
Điểm danh 3 doanh nghiệp Việt lọt top 200 công ty niêm yết có doanh thu dưới 1 tỷ USD năm 2022Vượt qua đại dịch, ngành hàng không ghi nhận doanh thu và lợi nhuận 6 tháng tăng trưởng ấn tượng nhờ lượng khách cao đột biếnDoanh nghiệp dược phẩm đẩy mạnh doanh thu nhờ cuộc đua mở rộng thị phần của Pharmacity, Long Châu, An KhangQuý 2/2022, Petrolimex dẫn đầu khi đem về 84.367 tỷ đồng doanh thu thuần
Để có thể lọt vào TOP 10 toàn thị trường, doanh nghiệp cũng cần có được doanh thu thuần hợp nhất quý 2 ít nhất là 13.854 tỷ đồng.
Từng dẫn đầu về doanh thu thuần trong năm 2021 và quý 1/2022, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – Mã: PLX) lại tiếp tục vô địch cuộc đua quý 2 khi đem về 84.367 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng 81%. Lũy kế trong nửa đầu năm 2022, Petrolimex đã đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất của các đơn vị thành viên Petrolimex ở trên cả lĩnh vực kinh doanh như xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, vận tải xăng dầu, thiết kế, cơ khí,... ghi nhận là 151.387 tỷ đồng, so với 6 tháng đầu năm 2021 tăng 78%. Doanh thu cũng tăng chủ yếu là do biến động giá dầu. Chi tiết, giá dầu thô WTI tại Mỹ bình quân trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận là 101 USD/thùng, so với mức 62 USD của một năm trước tăng 64%. Hơn thế, giá của các mặt hàng xăng, dầu bình quân trong 6 tháng năm 2022 ghi nhận là 133 USD/thùng, so với mức 70 USD cùng kỳ tăng 91% do đặc thù giai đoạn vừa qua biên độ chênh lệch giá (crack spread) giữa dầu thô và dầu thành phẩm là rất lớn.
Tháng 7/2022: Vĩnh Hoàn đạt gần 1.200 tỷ đồng doanh thu, xuất khẩu cá tra ghi nhận hồi phục
Trong tháng 7 này, hầu như các mảng của Vĩnh Hoàn đều chứng kiến sự tăng trưởng với doanh thu ở mức hai chữ số, trừ mảng bánh phồng tôm. Đáng chú ý, doanh thu từ cá tra của công ty đã tăng mạnh 44% và đạt 798 tỷ đồng, đóng góp 66% tổng doanh thu của Vĩnh Hoàn trong tháng này.PV Power ghi nhận doanh thu tháng 7 sụt giảm do hàng loạt nhà máy phải trùng tu và đại tu
So với cùng kỳ năm 2021, doanh thu trong tháng 7 và lũy kế 7 tháng đầu năm nay của PV Power đều đã ghi nhận mức giảm mạnh do hàng loạt biến động nửa đầu năm không nằm trong dự báo ban đầu của doanh nghiệp này.Tên giao dịch quốc tế của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Vietnam National Petroleum Group và viết tắt là Petrolimex. Petrolimex được thành lập vào ngày 1/12/2011, tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (trước đó là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định của Bộ Thương nghiệp, sau được thành lập lại theo Quyết định 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Việt Nam). Petrolimex chính là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt với quy mô trên toàn quốc, bảo đảm phần lớn thị phần xăng dầu của cả nước.
Còn ngôi á quân trong quý 1/2022 đã thuộc về Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG). Tuy nhiên, sang quý 2 đã rơi vào tay Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) - đây chính là đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của BSR trong quý 2 cũng đạt lần lượt là 52.391 tỷ đồng và 9.910 tỷ đồng. Đây đều là những con số cao chưa từng thấy trong lịch sử cũng như tăng tương ứng 88% và 490% so với cùng kỳ năm 2021. Phía Công ty giải trình, kết quả kinh doanh khởi sắc đến từ hai nguyên nhân chính đó là giá dầu thô đi lên cùng với đó là chênh lệch giữa giá dầu thô với sản phẩm tinh chế nơi rộng (cung tương tự như giải trình của Petrolimex).
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn có tên giao dịch quốc tế là Binh Son Refining and Petrochemical Joint Stock Company còn tên viết tắt là BSR. Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn là một thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuyên hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu. Công ty được thành lập vào ngày 9/6/2008.
Trong quý vừa qua, doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) chỉ tăng 6.6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây chính là mức tăng trưởng thấp nhất của Hòa Phát kể từ quý 3/2019 và kém xa so với thành tích của BSR. Chính vì thế mà Tập đoàn của chủ tịch Trần Đình Long đã rớt xuống vị trí số 3 trên bảng xếp hạng doanh thu. Hơn thế, môi trường kinh doanh ngành thép trong quý 2 có nhiều yếu tố không thuận lợi ví dụ như ngành dầu khí, cụ thể là giá nguyên liệu đầu vào như than coke tăng vọt, trong khi đó giá bán thép lại sa sút kể từ giữa tháng 5. Bên cạnh việc doanh thu tăng trưởng chậm lại thì Hòa Phát còn ghi nhận lợi nhuận thuần giảm 59% so với cùng kỳ năm 2021 chỉ còn 4.023 tỷ đồng. Vào hồi tháng 5/2022, chính tỷ phú Trần Đình Long cũng đã cảnh báo kết quả kinh doanh của ngành thép năm 2022 sẽ còn gặp nhiều khó khăn bởi xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm đứt gãy nguồn cung ứng và nhu cầu thép của Trung Quốc cũng giảm sút.
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) thu về 34.338 tỷ đồng
Ở vị trí thứ tư về doanh thu thuần trong quý 2/2022 là CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG). Cụ thể, công ty bán lẻ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã thu về 34.338 tỷ đồng, so với quý 2/2022 tăng 8,5%. Đây chưa phải là kỷ lục về doanh thu của MWG do vẫn còn kém mức 36.467 tỷ đồng của quý đầu năm 2022. Lũy kế trong 6 tháng, MWG đã ghi nhận 70.804 tỷ đồng doanh thu thuần cùng 2.576 tỷ đồng lãi sau thuế, so với cùng kỳ năm 2021 tăng lần lượt là 13% và 1%. So với kế hoạch mà đại hội cổ đông đặt ra thì MWG đã thực hiện được 51% mục tiêu về doanh thu và 41% mục tiêu về lợi nhuận. Tính đến ngày cuối quý 2/2022, MWG đang sở hữu 1.067 cửa hàng thuộc chuỗi Thế Giới Di Động và 2.131 cửa hàng Điện Máy Xanh cùng 1.889 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 53 cửa hàng AVAKids, 10 AVASport và 365 nhà thuốc An Khang. Trong đó, 50 cửa hàng Topzone (thuộc chuỗi Thế Giới Di Động) đã mang về hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2022. Gần 1.500 cửa hàng Bách Hóa Xanh cũng đã thay đổi cách bố trí cũng như cách sắp xếp để có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Trong tháng 6, doanh thu bình quân của mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh ghi nhận 1,2 tỷ đồng.
Vị trí thứ 5 và thứ 6 về doanh thu chính là hai ông lớn trong ngành dầu khí đó là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL – Mã: OIL) và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS – Mã: GAS).
Đối với Tập đoàn Dầu khí việt Nam (PVN), đơn vị này hiện đang sở hữu 80,5% vốn của PV OIL và 95,8% vốn của PV GAS. Theo báo cáo, cổ phiếu OIL đăng ký giao dịch ở thị trường UPCoM từ hồi tháng 3/2018 đến hiện tại còn cổ phiếu GAS cũng là một thành viên của chỉ số VN30 trên sàn HoSE.
Còn 4 đại diện còn lại nằm trong TOP doanh thu quý 2/2022 đều là những cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam trong nhiều năm qua là Tổng Công ty Hàng không Vietnam Airlines (Mã: HVN), Tập đoàn Masan (Mã chứng khoán: MSN), CTCP Sữa Việt Nam (Mã chứng khoán: VNM) và Tập đoàn Vingroup (Mã chứng khoán: VIC).
Theo ghi nhận, 8/10 thành viên trong TOP doanh thu quý 2/2022 ghi nhận lãi gộp. Còn riêng Vietnam Airlines và Vingroup lại báo cáo lỗ gộp lần lượt là 377 tỷ đồng và 4.567 tỷ đồng. Mặc dù vậy, Vingroup cũng có thu nhập đột biến từ hoạt động tài chính và thanh lý tài sản cố định nên vẫn có lãi sau thuế là 516 tỷ đồng. Trong khi đó thì Vietnam Airlines lại không có thêm nguồn thu nào đáng kể nên sau khi đã trừ đi các chi phí khác thì tổng công ty này ghi nhận lỗ ròng 2.570 tỷ đồng.