meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp dược phẩm đẩy mạnh doanh thu nhờ cuộc đua mở rộng thị phần của Pharmacity, Long Châu, An Khang

Thứ hai, 08/08/2022-13:08
Có thể thấy, việc dân số Việt Nam có xu hướng già hóa chính là điều kiện thuận lợi cho ngành dược trong dài hạn khi mà các vấn đề về sức khỏe sẽ xuất hiện nhiều tại người cao tuổi cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc của bộ phận này sẽ cao hơn đối người ở độ tuổi lao động.

Thuốc ngoại vẫn đang "độc chiếm" kênh bán hàng qua bệnh viện

Theo Nhịp sống kinh tế, lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2022, giá trị trùng thầu thuốc kênh bệnh viện đã ghi nhận mức 15.380 tỷ đồng, trong đó thuốc ngoại và thuốc nội chiếm tỷ trọng lần lượt là 67% và 33%, đạt giá trị lần lượt là 10,35 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.

Còn thuốc biệt dược gốc 100% được ghi nhận đều là thuốc ngoại, ngoài ra thuốc ngoại cũng chiếm phần lớn ở nhóm 1,5 và tỷ trọng ngang bằng với thuốc nội trong nhóm 2. Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất thuốc nội địa tập trung cạnh tranh trong nhóm 2,3,4 do chưa có nhiều cơ sở sản xuất đạt chuẩn EU-GMP/PICs-GMP. Và trong báo cáo mới nhất, bộ phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra nhận định, dù thuốc nội địa có giá thành rẻ hơn so với thuốc ngoại nhưng chưa thể cạnh tranh vì chất lượng thấp hơn. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, VDSC cho rằng năng lực cạnh tranh của thuốc nội sẽ được cải thiện bởi vì Bộ Y tế Việt Nam đang ưu tiên sử dụng thuốc nội đạt tiêu chuẩn để có thể tiết kiệm chi phí cho Quỹ bảo hiểm y tế xã hội. 


Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt
Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt

Giá dược liệu đầu vào được dự đoán vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian ngắn hạn

Có thể thấy, nguyên liệu hoạt tính (API) chiếm khoảng 51% trong cơ cấu giá vốn của các doanh nghiệp sản xuất dược. Ngành dược Việt Nam chưa có khả năng sản xuất nguyên liệu này chính vì thế mà sẽ chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc đã đóng cửa bởi dịch bệnh COVID-19 làm cho đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu toàn cầu, các doanh nghiệp dược Việt Nam đã chuyển hướng nhập khẩu nhiều từ Ấn Độ. Nếu như những diễn biến phức tạp từ dịch bệnh tiếp diễn có thể khiến cho nguồn cung nguyên liệu cho ngành dược bị ảnh hưởng từ đó dẫn đến chi phí tăng cao và ảnh hưởng đến biên lợi nhuận các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm. Ngoài ra, việc Fed có những động thái tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm 2022 để kiểm soát lạm phát còn có thể gây ra biến động về tỷ giá VND/USD, tác động đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu. 


Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt
Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt

Năm 2022, ngành dược có triển vọng tươi sáng

Dù còn tồn tại nhiều thách thức nhưng VDSC vẫn tin vào việc doanh thu ngành dược phẩm sẽ tăng trưởng tích cực trong ngắn hạn do mức nền thấp của kênh bệnh viện. Cũng theo đó, việc dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam đã khiến cho bệnh nhân bị hạn chế đến khám chữa bệnh tại bệnh viện khiến cho doanh thu kênh ETC (từ bệnh viện) bị suy giảm kể từ đầu năm 2021 đến hiện tại. Song song với đó, người dân cũng chuyển sang lựa chọn mua thuốc điều trị triệu chứng COVID-19 và thực phẩm bổ sung hồi phục sức khỏe tại kênh nhà thuốc dẫn đến sự dịch chuyển trong cơ cấu doanh thu của ngành dược phẩm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu TTM của kênh OTC (từ nhà thuốc) duy trì ở mức ổn định ở mức 10% trong năm 2021 và vẫn tiếp tục cải thiện đến hết quý 1/2022. Ở chiều hướng ngược lại, doanh thu TTM của kênh ETC sụt giảm vào nửa cuối năm 2021 và đang có tín hiệu cải thiện quý 1/2022. VDSC cho hay, kết quả kinh doanh trong năm 2022 của ngành dược sẽ tương đối khởi sắc, tăng trưởng tích cực từ mức nền thấp của năm 2021.


Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt
Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt

Ngành dược mở rộng kênh bán hàng nhờ cuộc đua mở rộng thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ và xây dựng mới bệnh viện

Trong 6 tháng đầu năm 2022, các chuỗi nhà thuốc có thương hiệu tại Việt Nam là Pharmacity, Long Châu, An Khang đã tiến hành tăng tốc mở mới tổng số gần 1.000 cửa hàng thuốc, từ đó giúp cho doanh thu của kênh OTC tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Và cùng với 56.000 cửa hàng thuốc truyền thống thì VDSC cho rằng sẽ có rất nhiều dư địa để cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đẩy mạnh doanh thu từ kênh bán lẻ. Bên cạnh đó, số lượng các bệnh viện xây dựng mới cũng đem đến tốc độ tăng trưởng ổn định dành cho kênh ETC.


Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt
Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt

Và giai đoạn năm 2016 - 2020 đã có thêm tổng số 121 bệnh viện được xây dựng mới, trong đó có 46 bệnh viện công và 75 bệnh viện tư nhân. Khi trích dự báo của Fitch Solutions, VDSC cho rằng doanh thu dược phẩm kênh ETC và kênh OTC trong năm 2022 có thể đạt lần lượt là 118 tỷ đồng và 36,7 nghìn tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2026, con số này có thể lần lượt là 166 nghìn tỷ đồng và 50 nghìn tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép 4 năm ghi nhận là 9% và 7%.

Trong dài hạn, dân số Việt Nam có xu hướng già hóa là điều kiện thuận lợi cho ngành dược

Có thể thấy, đối với người cao tuổi, các vấn đề về sức khỏe sẽ thực hiện nhiều và nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc sẽ cao hơn đối với người ở độ tuổi lao động. Tổng cục thống kê cho biết, số người trên 60 tuổi tại Việt Nam là khoảng 13,86 triệu người tương đương với 13% tổng dân số. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 23,34 triệu người và chiếm đến 21% tổng dân số Việt Nam vào năm 2040.


Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt
Nguồn: Cục quản lý dược, CTCK Rồng Việt

Hơn thế, Chính phủ Việt Nam còn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt mức 6.5% trong năm 2022 và mục tiêu hoàn toàn khả thi và VDSC dự báo sẽ còn vượt kế hoạch, đạt tăng trưởng 7,3%. Cũng qua đó thu nhập bình quân đầu người được cải thiện và tăng trưởng kép 5 năm từ 2022 - 2026 đạt mức 6%. Fitch Solutions cho biết, chi tiêu bình quân đầu người dành cho dược phẩm vào năm 2021 là 1,5 triệu đồng và dự báo vào năm 2026 sẽ đạt 2,1 triệu đồng, mức tăng trưởng kép 7,7% trong vòng 5 năm tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

15 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

15 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

21 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

21 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

21 giờ trước