meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ phiếu nào cao nhất ngành dược với truyền thống chi trả cổ tức bằng tiền mặt "đều như vắt tranh"?

Thứ tư, 27/07/2022-11:07
Theo ghi nhận, giai đoạn năm 2012 - 2021, công ty không năm nào quên chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Đáng chú ý, có năm 2019 - 2020 chia với tỷ lệ 25% còn lại các năm thì đều chia cổ tức với tỷ lệ "đều như vắt tranh" là 20%.

Khi nhắc đến nhưng doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thì có lẽ nhà đầu tư dễ dàng điểm đến nhưng cái tên lớn nhua Traphaco (mã TRA), Dược Hậu Giang (Mã DHG) hay Dược Hà Tây (mã DHT). Chính sự chú ý đổ dồn vào các cổ phiếu này mà đã khiến cho không ít người bỏ quên một cổ phiếu ít danh tiếng hơn nhưng thị giá lại đạt ngôi đắt đỏ nhất của nhành. Và cái tên bất ngờ đây chính là cổ phiếu của NDC của Công ty Cổ phần Nam Dược được giao dịch trên sàn UPCoM. Theo đó, bắt đầu chào sàn từ tháng 3/2010, có những thời điểm giữa năm 2017, khi thị giá của TRA và DHG lọt TOP câu lạc bộ ba chữ số (thị giá cổ phiếu trên 100.000 đồng) thì thị giá của Nam Dược lại kém rất xa chỉ khoảng mức 22.000 - 25.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, bứt lên từ năm 2021, NDC đã bất ngờ tăng tốc nhanh chóng và có thời điểm đã chạm đến mức 127/3000 đồng/cổ phiếu (vào phiên ngày 5/4/2022), đứng TOP 1 về thị giá ngành dược. Cổ phiếu này sau đó đã điều chỉnh ở mức 99.500 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn còn cao hơn mức 94.000 đồng/cổ phiếu của TRA hay 86.500 đồng/cổ phiếu của DHG. 



Dù tương đối mờ nhạt trên sàn chứng khoán nhưng cái tên Nam Dược lại thường xuyên xuất hiện trên những bảng tin quảng cáo truyền thông, nổi tiếng với những sản phẩm có nguồn gốc từ thuốc Nam ví dụ như Thông xoang tán, thuốc ho Nam Dược,...
Dù tương đối mờ nhạt trên sàn chứng khoán nhưng cái tên Nam Dược lại thường xuyên xuất hiện trên những bảng tin quảng cáo truyền thông, nổi tiếng với những sản phẩm có nguồn gốc từ thuốc Nam ví dụ như Thông xoang tán, thuốc ho Nam Dược,...

Mặc dù vượt TRA và DHG nhưng vốn hóa của NDC khiêm tốn hơn rất nhiều với khoảng chưa đến 600 tỷ đồng do chỉ có gần 6 triệu cổ phiếu đang được lưu hành. Hơn thế, thanh khoản của cổ phiếu này vẫn ở mức èo uột với nhiều phiên thậm chí còn không có giao dịch. Chính vì thế, chỉ cần 100 cổ phiếu được khớp lệnh thì đôi khi cũng đủ làm cho thị giá của NDC biến động hàng chục nghìn đồng. Điều này là xuất phát từ việc cơ cấu cổ đông Nam Dược tương đối cô đặc. Hai cổ đông lớn nhất tại doanh nghiệp này cũng đã nắm đến 2,4 triệu cổ phiếu (40,71% vốn). Cụ thể là bà Dương Thị Sáu (vợ của ông Hoàng Minh Châu - CEO của NDC) nắm giữa hơn 1,4 triệu cổ phần (tương đương 23,77% vốn) và Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân nắm giữ hơn 1 triệu cổ phần (tương đương 16,94% vốn). Ngoài ra, danh sách cổ đông lớn chủ yếu đều là lãnh đạo và người nhà lãnh đạo. Chính vì thế, lượng cổ phiếu trôi nổi ngoài thị trường là không nhiều, chỉ hơn 3 triệu cổ phiếu được nắm giữ bởi cổ đông nhỏ (dưới 5%) đã dẫn đến hiện tượng "đóng băng" thanh khoản nhiều phiên nêu trên.



Mặc dù vượt TRA và DHG nhưng vốn hóa của NDC khiêm tốn hơn rất nhiều với khoảng chưa đến 600 tỷ đồng do chỉ có gần 6 triệu cổ phiếu đang được lưu hành
Mặc dù vượt TRA và DHG nhưng vốn hóa của NDC khiêm tốn hơn rất nhiều với khoảng chưa đến 600 tỷ đồng do chỉ có gần 6 triệu cổ phiếu đang được lưu hành

Nam Dược có kết quả kinh doanh ấn tượng, bước chân vào mảng mỹ phẩm

Dù tương đối mờ nhạt trên sàn chứng khoán nhưng cái tên Nam Dược lại thường xuyên xuất hiện trên những bảng tin quảng cáo truyền thông, nổi tiếng với những sản phẩm có nguồn gốc từ thuốc Nam ví dụ như Thông xoang tán, thuốc ho Nam Dược,... Và tầm nhìn của doanh nghiệp chính là trở thành công ty dược phẩm danh tiếng và là thương hiệu quốc gia về các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, tự nhiên tại Việt Nam. Nhìn lại lịch sử hình thành, Nam Dược được thành lập từ năm 2004 với tổng vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng. Đến thời điểm năm 2009 trước khi chào sàn UPCoM thì con số này đã được nâng lên mức 56,8 tỷ đồng và được duy trì trong suốt những năm qua cho đến khi NDC phát hành 284.000 cổ phiếu thưởng cho các vị trí chủ chốt trong công ty vào tháng 11/2019 đồng thời cũng tăng vốn lên mức 59,64 tỷ đồng. Và dù có quy mô khiêm tốn nhưng NDC lại duy trì được kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng nể trong nhiều năm. Cũng kể từ năm 2016 đến nay, tốc độ tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận của NDC hầu hết đều đạt con số dương. Gần đây nhất chính là năm 2021, mặc dù có rất nhiều khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng tình hình kinh doanh của NDC vẫn rất khả quan, đặc biệt là 6 tháng cuối năm khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm tăng sức đề kháng và phòng COVID-19 tăng mạnh. Kết quả, tăng trưởng doanh số tự doanh đã tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu cũng vì thế mà lập kỷ lục kể từ khi hoạt động đạt mức 640,4 tỷ đồng, so với năm trước tăng tương ứng 16%. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế có phần chững lại, đạt hơn 68 tỷ đồng và vượt kế hoạch đề ra nhưng lại giảm hơn 5% so với thực hiện năm 2020. 


Kết quả kinh doanh của Nam Dược (NDC)
Kết quả kinh doanh của Nam Dược (NDC)

Có thể thấy, Nam Dược không chỉ tập trung vào sản phẩm cốt lõi là thuốc nam mà còn tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực mỹ phẩm. Cụ thể, trong năm 2021 công ty đã bắt đầu đầu tư dây chuyền sản xuất để đưa ra thị trường những sản phẩm chuyên trị bệnh đặc hưu như dung dịch vệ sinh phụ nữ Emhappy, Gel mụn Timaz Gel, Sữa tắm Ích nhi,... Cũng theo Nam Dược, đây chính là thế mạnh của Dược liệu Việt Nam và sẽ có tiềm năng cũng như động lực phát triển tiếp theo cho công ty. 

Sang năm 2022, Nam Dược tiếp tục đặt mục tiêu đưa Công ty phát triển bền vững theo hướng phát triển các sản phẩm từ dược liệu và chuẩn hóa. Hơn thế, công ty cũng đặt mục tiêu doanh thu 720 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng nhẹ 4,3%. Cũng theo đó, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dự kiến sẽ tăng gần 6% so với năm trước lên mức 72 tỷ đồng. Và sau giai đoạn ổn định và bước sang giai đoạn mới thì Nam Dược sẽ chuẩn hóa lại cơ cấu và ưu tiên phát triển nguồn nhân sự, phục vụ cho chiến lược dẫn đầu. Công ty cũng sẽ tiến hành cân bằng hợp lý các nhóm lợi ích như cổ đông, đối tác bao tiêu, cán bộ công nhân viên đồng thời chú trọng lấy mục tiêu ổn định lợi nhuận cho doanh nghiệp và cổ tức cho cổ đông để làm mục tiêu ưu tiên trong năm 2022 cũng như các năm tiếp theo nhưng vần chú trọng đầu tư để tận dụng cơ hội bứt phá và tạo lập vị thế của doanh nghiệp. 


Cổ phiếu của Nam Dược đã bứt tốc để vượt mặt các "ông lớn" và đạt thị giá cao nhất ngành dược. Nguồn ảnh: Trading View
Cổ phiếu của Nam Dược đã bứt tốc để vượt mặt các "ông lớn" và đạt thị giá cao nhất ngành dược. Nguồn ảnh: Trading View

Nam Dược có truyền thống chi trả cổ tức bằng tiền mặt "đều như vắt tranh"

Nam Dược không chỉ có kết quả kinh doanh tăng trưởng mà còn gây ấn tượng với truyền thống chi trả cổ tức cao trong nhiều năm qua. Giai đoạn năm 2012 - 2021, công ty không năm nào quên chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, trong đó đáng chú ý có năm 2019 - 2020 với tỷ lệ là 25% còn lại các năm đều chia cổ tức với tỷ lệ là 20%. Một phần không nhỏ cổ tức của Nam Dược trong những năm qua đã chảy vào túi cổ đông lớn như Ích Nhân hay gia đình của Tổng giám đốc Hoàng Minh Châu khi sở hữu hàng chục nghìn phần trăm vốn cổ phần của công ty. Trong năm 2022, với mục tiêu lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng thì Nam Dược dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

11 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

11 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

11 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

15 giờ trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

1 ngày trước