Điểm danh loạt doanh nghiệp sắp chốt quyền chi trả cổ tức và chào bán cổ phiếu, cao nhất 50%
BÀI LIÊN QUAN
DIN Capital (mã PDB) tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền tỷ lệ 10%ĐHĐCĐ năm 2022 của Quốc Cường Gia Lai (QCG): Thông qua kế hoạch 1.200 tỷ doanh thu, phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10%Chứng khoán VIX: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 820 tỷ đồng, trả cổ tức tỷ lệ 12%Theo đó, một số doanh nghiệp đáng chú ý trong đợt này bao gồm: Công ty Cổ phần SCI (Mã: S99) dự định sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8% và chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ là 50%. Ngày giao dịch không hưởng quyền của cả hai đợt đều là ngày 12/7. Hiện, công ty có hơn 52,4 triệu cổ phiếu đang được lưu hành nên sẽ cần phát hàng khoảng 4,2 triệu đơn vị S99 để chi trả cổ tức và chào bán 26,2 triệu đơn vị. Cổ đông sở hữu hai cổ phiếu S99 tại ngày chốt quyền sẽ được mua thêm một cổ phiếu mới, giá phát hành sẽ là 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu như chào bán hết như kế hoạch thì công ty sẽ thu về 262 tỷ đồng. Vốn điều lệ sau khi chia cổ tức và chào bán dự kiến sẽ tăng từ 524 tỷ đồng lên thành 828 tỷ đồng. Thời gian chuyển nhượng quyền mua ghi nhận từ 25/7 đến ngày 9/8. Và thời gian đăng ký đặt mua là từ 25/7 đến ngày 15/8.
EVNGENCO3 dự chi hơn 1.460 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 13%
Theo đó, nguồn vốn chi trả từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của EVNGENCO3 tính đến cuối tháng 12/2021 là 5.027 tỷ đồng, dự kiến thanh toán vào ngày 29/7 tới. Với việc nắm giữ 99,19% vốn điều lệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nhận về khoảng 1.448 tỷ đồng tiền cổ tức trong đợt này.Dược phẩm Trung ương 3 (DP3) vẫn ghi nhận lãi đều đặn hơn 100 tỷ đồng/năm, kế hoạch chi trả cổ tức 2022 với tỷ lệ 40%
Cụ thể, lợi nhuận của Dược phẩm Trung ương 3 (DP3) kể từ mức chỉ vài tỷ đồng trong năm 2011 - 2012 đã ghi nhận tăng lên tới hơn 100 tỷ đồng từ năm 2018 và vẫn đạt mức lợi nhuận trước thuế là hơn 100 tỷ đồng từ đó cho đến hiện tại.Tiền thân của Công ty Cổ phần SCI là Xí nghiệp Xây lắp thi công Cơ giới trực thuộc Công ty Sông Đà 9 - Tổng Công ty Sông Đà. Vào năm 2003, Công ty Cổ phần Sông Đà 909 được thành lập. Đến năm 2006 thì Sông Đà 909 niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX với mã giao dịch là S99. Đến năm 2014, Sông Đà 9 đã tiến hành thoái hết vốn nhà nước khỏi Sông Đà 909. Vào năm 2015, Công ty Cổ phần Sông Đà 909 đã tiến hành đổi tên thành Công ty Cổ phần SCI và tăng vốn điều lệ lên mức 370 tỷ đồng, tái cấu trúc hoạt động và mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hiện tại, SCI hoạt động chính trong mảng đầu tư, tư vấn và xây lắp các các dự án về năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời,... cùng hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, giao thông hay các công trình trên sông trên biển. Trong quý 1/2022, SCI đã ghi nhận lãi sau thuế gần 17 tỷ đồng, so với các quý trước giảm sâu.
Tiếp theo là Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) cũng dự định chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày thanh toán lần lượt là ngày 13/7 và ngày 28/7. Nhà đầu tư nắm giữa một cổ phiếu của GEX sẽ nhận được 500 đồng (chưa trừ thuế và phí).
Hiện, GEX đang có vốn điều lệ là 8.515 tỷ đồng nên sẽ cần chi gần 426 tỷ đồng để hoàn thành được nghĩa vụ với cổ đông. Và chủ trương chi trả cổ tức bằng tiền mặt đã được đại hội đồng cổ đông ngày 12/5 thông qua. Vào cuối tháng 5, Gelex đã chọn ngày 9/6 để chốt danh sách cổ đông và ngày 29/6 để thanh toán. Và đến đầu tháng 6, Tập đoàn này đã lùi thời hạn chốt quyền và trả cổ tức sang tháng 7. Đây chính là lần đầu tiên mà Gelex trả cổ tức bằng tiền mặt trong 4 năm vừa qua. Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn cùng các cổ đông liên quan đang nắm giữ 40,13% vốn của Gelex. Chính vì thế, trong đợt cổ tức tới, nhóm cổ đông này sẽ nhận được khoảng 170 tỷ đồng. Kết phiên ngày 8/7, giá cổ phiếu của GEX đang dừng ở mức 19.700 đồng/cp, so với thời điểm 1 tháng trước giảm gần 16%. Hiện, vốn hóa đạt gần 16.800 tỷ đồng.
Còn 4 doanh nghiệp ngành điện sắp chốt quyền chi trả cổ tức trong tuần tới lần lượt là Tổng Công ty Phát điện 3 (Mã: PGV) với tỷ lệ 13%, Công ty cổ phần Nhiệt Điện Quảng Ninh (Mã: QTP) với tỷ lệ 8%, Công ty cổ phần Thủy Điện Gia Lai (Mã: GHC) với tỷ lệ 27%, và Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC) với tỷ lệ 4,5%. Tổng Công ty phát điện 3 hiện nay có mức vốn hóa là gần 28.900 tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn ngành sản xuất điện và chỉ đứng sau Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power – Mã: POW).
Còn Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh được thành lập vào ngày 4/2/2022 bởi Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 20/VPCP-TB. Vào ngày 12/05/2009, tổ máy số 1 của dự án Nhiệt điện Quảng Ninh đã chính thức được hòa đồng bộ lần đầu vào lưới điện của quốc gia. Đến ngày 01/07/2011, hai tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 đã chính thức tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Hai năm 2012 - 2013, hai tổ máy số 3 và số 4 của Dự án nhiệt điện Quảng Ninh 2 đã hòa đồng bộ lần đầu chính thức phát điện vào hệ thống lưới điện quốc gia. Và đến năm 2017, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM.
Nhiều doanh nghiệp cũng sắp chốt quyền chi trả cổ tức với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt điển hình như Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ (Mã: CCA), Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ (Mã: PSW), Công ty cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Đồng Nai (Mã: DOC), Công ty cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú (Mã: DSV), …