meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

80% doanh nghiệp gặp khó vì không tiếp cận được nguồn vốn

Thứ ba, 06/09/2022-15:09
Kinh tế hiện tại tăng trưởng yếu nhưng ngân hàng đã cho vay quá mạnh tay. Tăng trưởng tín dụng tăng nhanh vào nửa đầu năm nay nhưng doanh nghiệp sẽ thiếu vốn vào cuối năm. Như vậy, cơn khát vốn bắt nguồn từ đâu?

Theo Vietnamnet, tại một tọa đàm mới đây, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển ước tính 80% doanh nghiệp hiện gặp khó vì không tiếp cận được nguồn vốn, thậm chí còn phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Chỉ có 20% doanh nghiệp có sự chủ động hơn vì sở hữu tài chính mạnh. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, người mua chậm trả nợ hay nhà cung cấp kẹt vốn điều khiến các doanh nghiệp dù có tài chính ổn định, sản xuất bình thường cũng gặp phải rủi ro.

Chiếm dụng nguồn vốn lớn 

Thống kê những doanh nghiệp lớn trong ngành BĐS và xây dựng đã niêm yết trên HoSE, ông Hiển nhận định, các rủi ro về tài chính tăng từ năm 2018 đến nay. Tỷ lệ nợ tăng mạnh, nhất là năm 2021 ở ngưỡng rủi ro. Tỷ lệ nợ/tổng vốn của các công ty đã niêm yết tăng từ 65% trong năm 2019 lên 73% trong 6 tháng đầu năm 2022, như vậy nhu cầu vốn tăng rất mạnh.


Nếu đã rót tiền vào bất động sản thì sẽ khó để tiền quay trở lại ngân hàng
Nếu đã rót tiền vào bất động sản thì sẽ khó để tiền quay trở lại ngân hàng

Phân tích dòng tiền của 5 - 7 dự án BĐS lớn, chuyên gia cho hay, một dự án sẽ có nhiều phương thức huy động vốn. Ví dụ như dự án A, ngay lập tức đã được ngân hàng cho vay 20%; Khi mở bán, ngân hàng tiếp tục cho các nhà đầu tư vay tới 70% mua nhà; Chưa kể nguồn tiền từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Công ty xây dựng cũng cho dự án chậm trả từ 1,5 - 2 năm, bù đắp từ việc ngân hàng cho vay qua thế chấp hợp đồng xây dựng của công ty này với dự án A.

Cần nhớ rằng, với lĩnh vực BĐS và xây dựng có vòng xoay vốn chậm nhưng lại sử dụng tiền nhiều, chiếm dụng nguồn vốn lớn trên thị trường. Nếu đã rót tiền vào bất động sản thì sẽ khó để tiền quay trở lại ngân hàng. Điều này dẫn tới việc thiếu tiền, buộc phải tăng thêm tín dụng. Nhận định này được thống nhất với việc tỷ lệ tổng vốn/doanh thu của hai ngành BĐS và xây dựng tăng mạnh. 

“Cơ chế tăng vốn cho doanh nghiệp BĐS khá thuận lợi khi chỉ cần làm khoảng 30% giá trị dự án là sẽ huy động được nguồn tiền từ dân và thông qua việc vay ngân hàng. Giai đoạn 2020 - 2021, có khoảng 800.000 tỷ đồng bơm vào BĐS. Từ đó gây thiếu vốn cho nền kinh tế chung, cơ chế huy động vốn vào BĐS đang “chặn đường” các ngành khác” - Ông Hiển phân tích.

FiinRatings phân tích dữ liệu từ 54 doanh nghiệp BĐS dân cư niêm yết có tổng vốn vay là 435.000 tỷ đồng. Theo đó, nguồn vốn từ người mua nhà trả tiền trước đã khôi phục nhẹ nhưng chưa có sự cải thiện đáng kể. 


Giai đoạn 2023 - 2024, áp lực trả nợ tăng rất mạnh
Giai đoạn 2023 - 2024, áp lực trả nợ tăng rất mạnh

Doanh thu thuần giảm 49%, lợi nhuận sau thuế của những doanh nghiệp niêm yết giảm 72,5% trong quý II/2022. Theo dự kiến, năm 2022 chỉ tăng khoảng 2%. Riêng giá trị đáo hạn của trái phiếu BĐS vào cuối năm 2022 đã đạt gần 37.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2023 - 2024, áp lực trả nợ tăng rất mạnh, việc đảm bảo nguồn vốn đảo nợ trở thành vấn đề cấp thiết.

Liệu lĩnh vực BĐS có thật sự thiếu vốn?

Với những phân tích trên, có thể thấy khối BĐS đã hút một lượng vốn không nhỏ của nền kinh tế. Trưởng đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - Ông Nguyễn Hoàng Minh cho rằng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 được thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra từ đầu năm là 14%. Trong 8 tháng qua, toàn thị trường tăng trưởng tín dụng mức 9,3%, tức còn lại 4,7 điểm %. Với số điểm này trên tổng dư nợ hiện nay, toàn quốc sẽ có khoảng 450.000 tỷ đồng phân bổ cho những hoạt động sản xuất kinh doanh từ nay tới hết năm.

Ông Minh nhìn nhận, dù mục tiêu này không thay đổi, nhưng các ngân hàng, định chế tài chính sẽ không thiếu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - Ông Lê Hoàng Châu phản hồi phía ngân hàng, mục tiêu 14% tăng trưởng tín dụng là con số thấp, cần tăng thêm 1 - 2% bởi các ngân hàng thương mại đã sắp hết room.

Cần ưu tiên nới room cho các ngân hàng thuộc Big 4, sau đó là các ngân hàng đạt chuẩn Basel II khác. Như vậy sẽ đảm bảo tốt cho nền kinh tế phát triển ổn định và kiểm soát lạm phát.


Nếu tiếp tục đổ tiền vào bất động sản như hiện nay thì không phải giải pháp tốt
Nếu tiếp tục đổ tiền vào bất động sản như hiện nay thì không phải giải pháp tốt

Theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ quốc gia, quy mô tín dụng tại Việt Nam là 125% GDP khá cao so với mức độ phát triển của nền kinh tế. Tổng dư nợ tín dụng rơi vào khoảng 11,4 triệu tỷ đồng. Như vậy, nếu tăng trưởng tín dụng 14%/5 thì ước tính sẽ có 1,5 triệu tỷ đồng tín dụng cấp cho nền kinh tế mỗi năm. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn trong vòng 6 năm qua.

Năm 2022 có thể thấy tốc độ huy động vốn khối ngân hàng chậm dần trong khi tín dụng tăng trưởng nhanh. Hạn mức tăng trưởng tín dụng tại hầu hết các ngân hàng cơ bản đã hết và đang chờ cấp thêm. Trong tháng 9 này, Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc và điều chỉnh để nới room, nếu không sẽ rất khó để giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Vấn đề "hết room tín dụng" mà các ngân hàng đưa ra cho giới doanh nghiệp khiến các lãnh đạo Ngân hàng nhà nước rơi vào thế phải sớm cân nhắc chuyện nới room.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc các doanh nghiệp sản xuất thiếu vốn là do rất nhiều công ty nhỏ, thiếu tài sản đảm bảo lẫn phương án kinh doanh khó thực hiện hậu Covid - 19. Nếu hai điều kiện này đều thiếu thì doanh nghiệp cực kỳ khó tiếp cận tín dụng.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển vẫn đặt nghi vấn, nếu tiếp tục đổ tiền vào bất động sản như hiện nay thì không phải giải pháp tốt, điều này gây khó khăn cho ngân hàng và thị trường tín dụng.

Thực tế, vốn tín dụng của các doanh nghiệp bất động sản trong hệ thống ngân hàng thương mại chỉ chiếm khoảng 10%, nhưng chu kỳ sử dụng vốn lại đến 10 - 20 năm, còn các doanh nghiệp sản xuất chỉ được 2 - 5 năm sẽ quay vòng. Vì vậy, 10% vốn chảy vào BĐS cũng tương đương với 30 - 40% vào các ngành khác, chưa kể cả trái phiếu huy động.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước