meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự kiến đầu tư 9 tỷ USD xây đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ 

Thứ hai, 09/01/2023-16:01
Tuyến đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ có chiều dài 174 km, đi qua 6 tỉnh, thành phố có tốc độ thiết kế lớn nhất là 190 km/h. 

Toàn tuyến có 15 ga tàu 

Theo vnexpress.net, mới đây, Ban Quản lý dự án đường sắt đã có báo báo gửi Bộ Giao thông Vận tải về kết quả khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ sau khi làm việc với 6 địa phương có tuyến đường này đi qua là Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. 

Tuyến đường sắt tốc độ cao có tổng chiều dài 174 km, bắt đầu từ ga An Bình (Bình Dương) đến ga Cần Thơ (Cần Thơ). Tốc độ thiết kế lớn nhất là 190 km/h, khai thác tàu khách với vận tốc dưới 190 km/h, tàu hàng dưới 120 km/h. Tuyến có 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9 tỷ USD, tương đương 213.948 tỷ đồng.

Với tàu khách của tuyến đường sắt áp dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán (EMU). Đối với tàu hàng áp dụng công nghệ đoàn tàu động lực tập trung. Tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến. 

Đơn vị tư vấn dự án đề xuất đầu tư dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Chi phí giải phóng mặt bằng từ ngân sách Nhà nước. Nhà đầu tư huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho nhà nước theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ). 


Hướng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
Hướng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Ban Quản lý dự án đường sắt cùng đơn vị tư vấn đã nhanh chóng làm việc với các địa phương thống nhất về phương án tuyến, vị trí ga. Tuy nhiên, đơn vị này đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến chính thức của UBND TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Tiền Giang để hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Bộ Giao thông Vận tải. 

Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, tuyến giao thông này đi qua địa bàn các đô thị lớn, đông dân cư nên phải tính toán phương án kết nối với những phương thức vận tải khác, đảm bảo hiệu quả khai thác tuyến. Các ga bố trí gần nhau, chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ, trên tuyến khoảng cách giữa các ga xa hơn nhằm đảm bảo tốc độ tàu chạy thời gian hành trình. 

Tại Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài khoảng, đường đôi, khổ 1.435 mm, dự kiến nghiên cứu đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030. 

Bộ Giao thông Vận tải đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý IV/2022 để triển khai các thủ tục tiếp theo, phấn đấu hoàn thành chuẩn bị đầu tư trước năm 2025 và triển khai xây dựng trước 2030.

Đề xuất làm trên cao đoạn qua TP Hồ Chí Minh

Liên quan đến tuyến đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ,  đoạn đi qua địa bàn TP Hồ Chí Minh dài 33 km được kiến nghị làm trên cao để thuận lợi khi thực hiện. Đây là đề xuất được Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Phan Công Bằng nêu tại buổi làm việc của Bộ Giao thông Vận tải với các địa phương về phương án đầu tư tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ, ngày 17/6/2022. 


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

TP Hồ Chí Minh có nhiều khu đô thị, dân cư nên việc điều tiết giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ rất khó, có nhiều nguy cơ gây ùn tắc/ Vì vậy, thành phố đề xuất nghiên cứu phương án cho toàn bộ đoạn 33 km đường sắt cao tốc trên địa bàn đi trên cao. 

Ông Bằng nói: “Tuy chi phí có thể nhiều hơn nhưng giải pháp này dễ triển khai cũng như mang lại hiệu quả lâu dài”. Ngoài ra, hiện quy hoạch chi tiết cũng còn một số sai lệch về hướng, tuyến nên cần tính toán kỹ hơn để tránh khó khăn trong công tác đền bù. 

Tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đề nghị các địa phương cùng đơn vị tư vấn chú ý vị trí xây nhà ga, đặc biệt là các nhà ga hàng hóa nhằm kết nối nguồn hàng, các trung tâm logistics… nhằm khai thác tối đa lợi thế vận chuyển hàng hóa của tàu. Các tỉnh có tuyến đường sắt đi qua cần sớm đưa dự án vào quy hoạch chung để có pháp lý về phạm vi thực hiện, hướng tuyến. 

Dự án đường sắt cao tốc TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ xuống còn 75 - 80 phút, thay vì 4 - 5 giờ đi bằng đường bộ như hiện nay. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước