Doanh nghiệp đứng sau đường sắt Cát Linh - Hà Đông là ai?
BÀI LIÊN QUAN
Điểm danh TOP 10 công ty niêm yết lãi đậm nhất quý 3/2022Các công ty bất động sản phía Nam chuẩn bị phương án mới cho năm sauNhiều công ty đào Bitcoin buộc phải bán rẻ máy hiệu suất caoMetro Hà Nội kinh doanh như thế nào trong những năm qua?
Theo tìm hiểu, Metro Hà Nội hoạt động dưới mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên được thành lập theo Quyết định số 6266/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Cong ty chủ yếu hoạt động theo quy định của pháp luật, Luật doanh nghiệp cũng như điều lệ của công ty. Thời gian hoạt động của công ty là 100 năm.
Chủ sở hữu của công ty là Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên, hiện nay là ông Vũ Hồng Trường.
Tại thời điểm hoạt động, vốn điều lệ của công ty ghi nhận là 1.781,8 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty chính là vận tải hành khách đường bộ trong nội và ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt). Chi tiết là vận hành hành khách ở trong nội thành, ngoại thành bằng đường sắt đô thị.
Các công ty Đài Loan cân nhắc chuyển hướng sang Việt Nam và Ấn Độ
Các công ty Đài Loan trong vài năm qua gần như không còn thấy việc đầu tư tiền, công nghệ hay chuyên môn quản lý vào Trung Quốc có sức hút nữa. Hiện tại, họ đang cân nhắc Ấn Độ và Việt Nam như điểm đến trong kế hoạch B.Công ty mới của ông Phạm Nhật Vượng điều chỉnh mỗi suất đầu tư còn 38 triệu đồng
VMI JSC, công ty do tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa thành lập vừa thay đổi chính sách bán hàng, chia nhỏ hơn các suất đầu tư, đồng thời tăng lãi suất cam kết.Hiện tại, công ty đang quản lý và khai thác 2 tuyến đường sắt đó là tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt đô thị 3 Nhổn - Ga Hà Nội.
Trong đó thì tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13km đi trên cao và có 12 nhà ga cũng đã góp phần giải tỏa sức ép giao thông vào các giờ cao điểm. Còn tuyến đường đang góp phần giảm đi mật độ phương tiện trên hành lang đường bộ phía Tây Nam thủ đô đã tạo ra thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng.
Cụ thể, mỗi đoàn sẽ bao gồm 4 toa và sức chở tối đa là 960 người/đoàn và tốc độ tối đa là 80km/h còn tốc độ khai thác là 35km/giờ. Thời gian đoàn tàu di chuyển toàn tuyến ghi nhận là 23 phút.
Trong năm 2022, công ty đã đặt kế hoạch đạt sản lượng là 89.275 lượt tàu, điều này cũng đã tạo ra doanh thu vận chuyển hành khách (bán vé) hơn 76 tỷ đồng. Còn tổng doanh thu theo kế hoạch ghi nhận trong năm 2022 là 475 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 17 tỷ đồng.
Và nếu như so sánh kế hoạch này với con số doanh thu thu chỉ hơn 7,4 tỷ đồng trong năm 2021 sẽ cho thấy được sự chênh lệch vô cùng lớn. Và để có thể giải thích cho con số này có thể nhắc nhở các nguyên nhân sau, cụ thể:
Đầu tiên là doanh thu bán vé chỉ một phần doanh thu của Metro Hà Nội. Và theo Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ngày 19/10/2020 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy doanh thu bao gồm thu từ vé cùng với trợ giá của thành phố và các nguồn thu khác (nếu có).
Năm 2021, doanh thu chỉ có hơn 7,4 tỷ đồng đã bao gồm doanh thu bán vé là 5,3 tỷ đồng và doanh thu tài chính đã bao gồm lãi tiền gửi có hạn và hoàn toàn chưa tính đến phần trợ giá của thành phố.
Lý giải vì sao doanh thu vận chuyển hành khách chỉ hơn 76 tỷ đồng
Và cũng với điều này thì có thể hiểu được rằng vì sao doanh thu vận chuyển hành khách theo kế hoạch năm 2022 của Metro Hà Nội ghi nhận chỉ hơn 76 tỷ đồng và chỉ bằng 16% tổng doanh thu kế hoạch 476 tỷ đồng.
Điều thứ hai là sở dĩ doanh thu trong năm 2021 của Metro Hà Nội thấp là bởi vì tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được chính thức đưa vào vận hành từ ngày 6/11/2021 và chỉ có 56 ngày vận hành trong năm 2021, trong đó có 15 ngày đầu chở khách miễn phí.
Còn số ngày thực tế thu vé ở trong năm 2021 là 41 ngày với mức doanh thu là 5,3 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày là 129 triệu đồng.
Điều thứ ba chính là trong năm 2022, lượng hành khách đi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được dự báo sẽ ngày càng tăng lên. Đáng chú ý là từ khu vực Hà Đông di chuyển vào nội thành dễ dàng và thuận tiện hơn cũng có thể sẽ tạo ra được một xu hướng dịch chuyển nơi ở về địa lý và sử dụng tàu điện nhiều hơn.
Ông Vũ Hồng Trường - Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Metro Hà Nội cho biết, có khoảng 70% hành khách sử dụng vé tháng khi đi bằng tàu điện. Và vào ngày lễ 2/9 thì Metro Hà Nội đã đón 55.000 lượt khách.
Cũng từ đầu tháng 9, khi nhu cầu khách hàng đi tàu tăng cao thì Metro Hà Nội cũng đã tăng thêm 2 đoàn tàu từ đó nâng tổng số lên 9 và giờ cao điểm sẽ chạy 6 phút/chuyến, giờ bình thường 10 phút/chuyến và thay vì tần suất 10 phút/chuyến như trước.
Đường sắt đô thị Hà Nội (có tiếng Anh: Hanoi Metro) là tên gọi của hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội. Hệ thống này được vận hành bởi Công ty Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro Company – HMC) gồm 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là khoảng 318km cùng 3 tuyến tàu điện một ray. Đây cũng chính là một hệ thống đường sắt đô thị ở trên cao đầu tiên ở Việt Nam.
Được biết, hai tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng đó là Tuyến số 2A đoạn Cát Linh – Hà Đông cùng Tuyến số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội. Tính đến tháng 11/2021, tuyến số 2A sau 8 lần điều chỉnh tiến độ đã chính thức đi vào khai thác thương mại vào ngày 6/11/2021. Trong khi đó thì Tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội dự kiến sẽ đi vào khai thác thương mại một đoạn tuyến trên cao vào cuối năm 2022 và toàn tuyến là năm 2024-2025.