meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thống nhất phương án đầu tư tuyến đường sắt Bắc - Nam có tốc độ khai thác 225 km/h

Thứ hai, 14/11/2022-15:11
Bộ Giao thông Vận tải đồng thuận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương án nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Bắc - Nam mới, có tốc độ khai thác 225 km/h, khai thác chung cả tàu khách và hàng. 

Tàu chở khách và tàu hàng 

Theo plo.vn, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản trả lời thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn phương án xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam mới với thiết kế đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tốc độ khai thác 225 km/h, khai thác chung cả tàu khách và hàng. 

Trước đó, vào năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo 3 kịch bản. Trong đó, kịch bản 3 được kiến nghị lựa chọn, đó là xây tuyến đường sắt tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h và chỉ chạy tàu khách, đồng thời nâng cấp đường sắt hiện hữu để chở hành khách địa phương và vận chuyển hàng hóa. Phương án này không nhận được sự đồng thuận của liên danh tư vấn thẩm tra do Hội đồng thẩm định Nhà nước mời. 


Lựa chọn phương án xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam mới với thiết kế đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tốc độ khai thác 225 km/h, khai thác chung cả tàu khách và hàng. 
Lựa chọn phương án xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam mới với thiết kế đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tốc độ khai thác 225 km/h, khai thác chung cả tàu khách và hàng. 

Cụ thể, trong báo cáo cơ quan tư vấn thẩm tra chỉ ra một số vấn đề cần tính toán lại với phương án đầu tư đường sắt 320 km/h chỉ chạy tàu khách. Đơn vị tư vấn chỉ ra nhu cầu đi lại của khách chỉ bằng 37% năng lực vận tải của dự án nên sẽ gây lãng phí. Báo cáo tiền khả thi cũng thiếu thông tin về việc kết nối nội địa và liên vận quốc tế. 

Theo báo cáo tiền khả thi dự án đưa ra tính toán nhu cầu sử dụng đất rất lớn, tuyến đường sắt đi qua nhiều khu dân cư nhưng chi phí cho giải phóng mặt bằng lại thấp, có sự khác biệt trong số liệu.

Cơ quan tư vấn dự kiến, nếu tính đủ các chi phí, tổn vốn đầu tư cho phương án chạy tàu 320 km/h là hơn 64,6 tỷ USD, tăng hơn 5 tỷ USD so với tổng dự toán đưa ra tại báo cáo tiền khả thi (chỉ 58,7 tỷ USD). 

Trong khi đó, phương án sử dụng vốn ngân sách (hoặc đi vay) chiếm 80% tổng mức đầu tư, kêu gọi xã hội hóa phần còn lại cũng kém khả thi hơn. 

Ở giai đoạn khai thác thương mại, cơ quan tư vấn thẩm tra cho rằng, nếu chỉ đầu tư đường sắt để chạy tàu khách với vận tốc 320 km/h phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài nên doanh thu sẽ khó bù được chi phí khiến Nhà nước phải bù lỗ trong thời gian dài. 

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một bài học điển hình khu lưu lượng hàng khách dự báo là 217.000 người/ngày nhưng thực tế trung bình 15.000 khách/ngày. 


Cơ quan tư vấn thẩm tra đề xuất đầu tư tuyến đường sắt mới tốc độ khai thác 225 km/h, kết hợp cả tàu khách và hàng.
Cơ quan tư vấn thẩm tra đề xuất đầu tư tuyến đường sắt mới tốc độ khai thác 225 km/h, kết hợp cả tàu khách và hàng.

Do đó, cơ quan tư vấn thẩm tra đề xuất đầu tư tuyến đường sắt mới tốc độ khai thác 225 km/h, kết hợp cả tàu khách và hàng. Việc kết hợp chạy cả tàu khách và tàu hàng sẽ đảm bảo khai thác tối đa năng lực hạ tầng; tốc độ giảm từ 320 km/h còn 225 km/h sẽ tránh các khu dân cư, đô thị nên giảm chi phí mặt bằng. Nhưng dự án thiết kế chạy được cả tàu khách và tàu hàng thêm nhiều tuyến tránh, thêm các ga nên tổng mức đầu tư theo phương án này là khoảng 76 tỷ USD. 

Đánh giá lựa chọn của cơ quan tư vấn thẩm tra, ông Đặng Huy Đông, Nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nếu chỉ đầu tư tuyến đường sắt hàng chục tỷ USD chỉ để chạy tàu khách thì rất lãng phí. Việc kết hợp cả tàu khách và tàu hàng phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, có thêm nguồn thu san sẻ chi phí, đặc biệt trong bối cảnh đường sắt hiện hữu đã quá lạc hậu.

Chọn kịch bản tàu khai thác tốc độ 160 - 225 km/h 

Theo phương án đầu tư tuyến đường sắt mới với tốc độ thiết kế tối đa 180 - 250 km/h, khai thác tốc độ 160 - 225 km/h, kết hợp cả tàu khách và hàng. Trong đó, tàu khách sẽ chỉ có 6 điểm dừng chân ở các ga Ngọc Hồi, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Long Thành, Thủ Thiêm. Tuyến đường sắt hiện hữu nâng cấp để chở hành khách liên vùng và tàu hàng container với vận tốc 180 km/h, dừng ở tất cả các ga dọc Bắc - Nam. 

Tổng mức đầu tư dự án là 61,67 tỷ USD, trong đó vốn nhà nước gần 53 tỷ USD, gồm 39 tỷ USD từ vốn đấu giá đất tại 50 nhà ga, hơn 13 tỷ USD vốn đầu tư công. Vốn tư nhân là hơn 9 tỷ USD, tương đương 14% tổng mức đầu tư, dành để đầu tư toa xe, xây dựng 6 nhà ga chính cao 10 tầng. 


Đơn vị tư vấn thẩm tra đề xuất phân kỳ dự án tàu tốc độ cao Bắc - Nam thành 3 giai đoạn, thời gian đầu tư là 16 năm. 
Đơn vị tư vấn thẩm tra đề xuất phân kỳ dự án tàu tốc độ cao Bắc - Nam thành 3 giai đoạn, thời gian đầu tư là 16 năm. 

Đơn vị tư vấn thẩm tra đề xuất phân kỳ dự án thành 3 giai đoạn, thời gian đầu tư là 16 năm. 

Giai đoạn 1 (2025 - 2031), xây dựng đoạn đường sắt Thủ Thiêm - Nha Trang, thực hiện song song công tác giải phóng mặt bằng tại các nhà ga, chuẩn bị thực hiện đấu giá đất tại các ga để tạo nguồn đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 16,58 tỷ USD. 

Giai đoạn 2 (2031 - 2038), xây dựng đoạn Hà Nội - Đà Nẵng dài hơn 677 km với tổng mức đầu tư 26,44 tỷ USD.

Giai đoạn 3 (2038 - 2041), đầu tư đoạn Đà Nẵng - Nha Trang dài hơn 469 km với tổng mức đầu tư 18,65 tỷ USD. 

Đơn vị thẩm tra cho rằng với phương án này khi dự án đi vào hoạt động Chính phủ không phải bù lỗ mà còn mang về lợi nhuận. Theo đó, doanh thu hằng năm dự kiến đạt hơn 11 tỷ USD/năm, trong đó 4,34 tỷ USD từ bán vé tàu khách và 6,14 tỷ USD từ vận chuyển hàng hóa, 0,53 tỷ USD đến từ cho thuê mặt bằng tại 6 nhà ga chính. Như vậy, trừ đi chi phí vận hành 7,53 tỷ USD, lợi nhuận thu về từ các hoạt động khai thác của dự án này mỗi năm là 3,47 tỷ USD. 

“Đặc biệt giá vé chỉ 925 đồng/km (tính theo thời điểm năm 2022), chỉ bằng 75% giá vé máy bay giá rẻ. Như vậy là phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Cạnh đó, doanh thu trên sẽ là yếu tố quan trọng để phát triển ngành đường sắt Việt Nam thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia…” - tư vấn thẩm tra cho hay.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

20 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

20 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

20 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

20 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước