meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

6 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp đường sắt lội “ngược dòng” sau nhiều năm thua lỗ

Thứ tư, 13/07/2022-22:07
Được biết, sau nhiều năm thua lỗ, ngành đường sắt bất ngờ ghi nhận tăng trưởng khá về cả mảng vận tải hành khách cũng như hàng hóa.

Doanh thu toàn tổng công ty (hợp nhất) dự kiến thực hiện được hơn 3.279 tỷ đồng

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mới đây đã công bố doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng Công ty và của khối vận tải dự kiến tăng trưởng khá. Chi tiết, doanh thu toàn tổng công ty (hợp nhất) dự kiến sẽ thực hiện được hơn 3.279 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 bằng 105,2%. 

Đối với công ty mẹ, doanh thu dự kiến đạt hơn 988 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng trưởng khoảng 22,5%. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty mẹ chưa bao gồm thu từ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công từ việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Doanh thu của khối vận tải bao gồm thu trực tiếp từ hoạt động vận tải dự kiến là hơn 1.729 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng trưởng hơn 38%. Lý giải cho sự lội ngược dòng bất ngờ này, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho biết, kết quả khả quan này là do khi dịch COVID-19 được kiểm soát và mở cửa du lịch trên toàn quốc, vận tải hành khách cũng đang từng bước hồi phục. Một số sản phẩm dịch vụ mới được các công ty vận tải đường sắt hợp tác với các công ty du lịch hoàn thiện và tiến hành đưa vào khai thác, thu hút khách và tăng doanh thu. Điển hình là tuyến Hà Nội - Hải Phòng với mô hình kết hợp foodtour Hải Phòng bằng đường sắt đang thu hút lượng khách hàng khá lớn. Cùng với đó là các sản phẩm du lịch trọn gói tuyến Hà Nội - Quảng Bình, Huế cho thuê toa xe khách cộng đồng phục vụ vui chơi, tổ chức tiệc trên tàu,... 


Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mới đây đã công bố doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng Công ty và của khối vận tải dự kiến tăng trưởng khá
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mới đây đã công bố doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng Công ty và của khối vận tải dự kiến tăng trưởng khá

Những rủi ro sắp tới của doanh nghiệp đường sắt

Nếu như sau đợt vận tải Tết Nguyên Đán phải bãi bỏ hơn 200 đoạn tàu thì đến nay sản lượng vận tải hành khách của của các công ty vận tải đã tăng dần đều. Thậm chí, trên tuyến Bắc - Nam cũng được bổ sung thêm nhiều nhiều chuyến tới các điểm như Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh, Đồng Hới,... phục vụ cho cao điểm hè. Song song với việc thúc đẩy vận tải hành khách, vận tải hàng vẫn tiếp tục duy trì. Tổ chức vận tải theo kế hoạch đối với các luồng hàng truyền thống, khối lượng lớn như Apatit, phân bón, than, gạo, muối… Chi tiết, tính đến hết ngày 24/5, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu liên vận đạt hơn 110.000 tấn, trong đó hàng nhập khẩu đạt 61.916 tấn, hàng xuất đạt 48.276 tấn.

Ưu tiên tổ chức chạy tàu hàng chuyên tuyến, vận chuyển hàng liên vận quốc tế. Bên cạnh đó, chạy thêm các đoàn tàu hàng thường và tài liên khu đoạn để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: "Tuy sản lượng, doanh thu vận tải hành khách tăng trưởng so với cùng kỳ 2021 nhưng chưa khôi phục, chưa đạt được mức cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước dịch”. 


Song song với việc thúc đẩy vận tải hành khách, vận tải hàng vẫn tiếp tục duy trì
Song song với việc thúc đẩy vận tải hành khách, vận tải hàng vẫn tiếp tục duy trì

Tuy nhiên, không phải tất cả đều lạc quan, đại diện của Tổng Công ty Đường sắt đã chỉ ra những rủi ro tới đây cho hoạt động của doanh nghiệp đường sắt. Theo đó, giá nguyên liệu tăng cao đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải đường sắt trong việc duy trì giá cước cạnh tranh với các phương tiện khác và cân đối chi phí sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, năng lực thông qua tuyến Thống nhất không đáp ứng được yêu cầu của vận tải. 

Cùng với đó, bãi hàng tại các nhà ga đường sắt hạn chế cũng gây ra tình trạng khó khăn cho việc tăng sản lượng vận chuyển hàng hóa liên vận. Song song với đó, chính sách chống dịch Zero COVID của Trung Quốc cũng đã gây mất nhiều thời gian trong việc làm thủ tục  và kiểm soát dịch bệnh. 

Và đứng trước thực trạng quá tải do năng lực hạ tầng các ga liên vận quốc tế thấp, không đáp ứng được nhu cầu, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm xem xét bổ sung ga kép tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là ga liên vận quốc tế. Nếu như ga kép được nâng lên là ga quốc tế thì chắc chắn sẽ giảm tải rất nhiều cho ga quốc tế Yên Viên (Hà Nội). Qua đó cũng giúp nâng cao năng lực bốc xếp cũng như khả năng tăng tiếp nhận vận chuyển hàng hóa liên vận. Không những thế, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đề ra mục tiêu 6 tháng cuối năm toàn tổng công ty hợp cộng đạt mức doanh thu hơn 3.863 tỷ đồng, so với cùng kỳ bằng 105,4%. 

Được biết, trong thời gian mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 303/TTg-ĐMDN gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp - cơ quan chủ quản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đồng ý để cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện thu gọn đầu mối Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy từ 5 chi nhánh thành 3 chi nhánh, chuyển nguyên trạng toàn bộ hoạt động và tài sản, con người đang có 3 ban quản lý đường sắt khu vực 1,2,3 về 1 ban quản lý dự án đường sắt để thực hiện chức năng đại diện của chủ đầu tư quản lý các dự án đường sắt do VNR làm chủ đầu tư và chấm dứt hoạt động của hai ban quản lý còn lại. 


Đối với công ty mẹ, doanh thu dự kiến đạt hơn 988 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng trưởng khoảng 22,5%
Đối với công ty mẹ, doanh thu dự kiến đạt hơn 988 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng trưởng khoảng 22,5%

Đáng chú ý, Thủ tướng cũng đồng ý để Tổng công ty Đường sắt hợp nhất Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn (Saratrans) thành một công ty cổ phần đồng thời cũng giao cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo cho Tổng Công ty đường sắt khẩn trương thực hiện việc cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị nêu trên hoàn thiện đề án cơ cấu lại giai đoạn năm 2021 - 2025 trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét và quyết định. Đó cũng là một tín hiệu rất đáng mừng dành cho ngành đường sắt khi các hoạt động kinh doanh, sản xuất trong nhiều năm qua liên tục bị thua lỗ, ngày càng lún sâu vào khó khăn và khủng hoảng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước