Thông tin chung về quy hoạch đường sắt trên cao Yên Viên Ngọc Hồi
BÀI LIÊN QUAN
Quyết định phê duyệt quy hoạch đường sắt - 9 tuyến đường sắt mới được quy hoạch với tổng chiều dài 2.362kmĐịnh hướng quy hoạch đường sắt trên cao Yên Viên Ngọc Hồi
Dự án tuyến đường sắt trên cao Yên Viên Ngọc Hồi được dự kiến có tổng kinh phí đầu tư lên đến 81.537 tỷ đồng, bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước và vay vốn ODA.
Dự án được triển khai vào năm 2004 dưới sự quản lý trực tiếp của cho Bộ Giao thông vận tải, song gặp phải nhiều cản trở khách quan lẫn chủ quan mà dự án chậm tiến độ thi công so với dự kiến. Để giải quyết điều này, năm 2017, các địa phương có liên quan trong phạm vi quy hoạch dự án đã thực hiện hoàn thành giải phóng mặt bằng có diện tích 32.151 ha.
Tính đến nay, dự án mới chỉ hoàn thiện tạm thời giai đoạn 1, những giai đoạn còn lại và nguồn vốn giải ngân chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, với nỗ lực từ nhiều phía, dự án đường sắt trên cao này vẫn được kỳ vọng tiếp tục thi công và đưa vào khai thác sớm nhất có thể.
Những vấn đề tồn đọng trong quy hoạch
Quy hoạch đường sắt trên cao Yên Viên Ngọc Hồi tuy là tuyến đường sắt có vị thế hàng đầu trong huyết mạch giao thông của thành phố Hà Nội, được đầu tư với nguồn vốn lớn, có quy mô xây dựng lớn, kỹ thuật - công nghệ hiện đại áp dụng mới nhưng trong suốt quá trình triển khai quy hoạch lại đã gặp phải hàng loạt khó khăn xuất phát từ nhiều vấn đề như: Vị trí quy hoạch có nhiều khu dân cư đông đúc, khu phát triển kinh tế lớn, phương án kiến trúc cầu đường sắt trên cao là rất hiện đại nhưng lại chưa thể có biện pháp giải quyết các vướng mắc từ thực trạng.
Thủ tục thực hiện quy hoạch còn chậm chạp, thẩm quyền điều chỉnh các nội dung của dự án khi thực thi còn chồng chéo.
Công tác giải phóng mặt bằng còn chưa triệt để, nhiều giải pháp không rõ ràng khiến người dân không bằng lòng di dời. Do vậy mà vấn đề chuẩn bị mặt bằng không đáp ứng được nhu cầu thực hiện dự án.
Về nguồn vốn, từ 2009 đến nay, dự án đã được bố trí và giải ngân chỉ 842,4 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA, số còn lại vẫn còn nhiều bất cập và chưa được giải ngân đúng tiến độ.
Đề xuất giải pháp phát triển quy hoạch đường sắt trên cao Yên Viên Ngọc Hồi
Về cơ chế, chính sách
- Nâng cao việc rà soát thường xuyên, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quy hoạch, bổ sung quy định về quy hoạch giao thông (đường sắt), xem xét hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức... để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng đường sắt, quản lý khoa học, khai thác hiệu quả, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo kế hoạch đã đặt ra, hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao.
- Khuyến khích và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh vận tải đường sắt.
- Xây dựng, ban hành chính sách phát triển công nghiệp đường sắt và công nghiệp phụ trợ tạo tiền đề phát triển lĩnh vực đường sắt trên cao.
- Tiếp tục thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế; hoàn thiện cơ chế giao, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng,...
Về nguồn lực đầu tư quy hoạch
- Đổi mới tư duy khoa học hơn, nhận thức về vai trò, vị trí của tuyến đường sắt trên cao Yên Viên Ngọc Hồi để ưu tiên tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư phát triển, nâng cấp chất lượng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm phát huy lợi thế của vận tải đường sắt cho sự phát triển kinh tế của Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.
- Tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA đầu tư cho xây dựng tuyến đường sắt trên cao này, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế; sử dụng nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, chú trọng các giai đoạn chính của dự án.
Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ quy hoạch tuyến đường sắt
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lực phục vụ trong ngành đường sắt, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý, xây dựng, vận hành đường sắt. Bên cạnh đó, cần hợp tác đào tạo, huấn luyện thu hút chuyên gia về đường sắt tốc độ cao.
Về hợp tác quốc tế trong quy hoạch đường sắt
Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là với những nước có đường sắt phát triển, đàm phán chuyển giao khoa học công nghệ và kinh nghiệm phát triển đường sắt, đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống giao thông đường sắt.
Chủ động xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đường sắt cao cấp.
Phối hợp thúc đẩy triển khai các dự án kết nối hạ tầng đường sắt giữa Việt Nam với các nước trong và ngoài khu vực.
Về bảo vệ môi trường, áp dụng khoa học và công nghệ, công nghiệp đường sắt
Xuyên suốt quá trình quy hoạch dự án cần có đột thanh tra, từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải của tuyến đường sắt.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong đầu tư xây dựng tuyến đường sắt trên cao, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ đường sắt.
Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để lập kế hoạch tổ chức khai thác, thu thập và xử lý thông tin khách hàng; đẩy mạnh hệ thống bán và kiểm soát vé tự động.
Phát triển công nghiệp đường sắt gắn với chuyển giao công nghệ tiên tiến, khuyến khích tham gia chuỗi sản xuất công nghiệp đường sắt khi tuyết đường sắt trên cao này đi vào hoạt động chính thức.
Cùng với đó, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư, chuyển giao thành tựu tiên tiến để phát triển công nghiệp đường sắt.
Về công tác tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch
Tổ chức công khai thông tin quy hoạch mạng lưới đường sắt tạo sự đồng thuận, phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan chủ quản của dự án.
Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện quy hoạch giữa trung ương và địa phương trong phạm vi dự án có quy hoạch đi qua, bảo đảm tuân thủ các định hướng của quy hoạch mạng lưới đường sắt trong việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và quản lý quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý, thực hiện quy hoạch để bảo đảm quy hoạch được thực hiện theo quy định.
Xây dựng và công bố khung giá thuê cơ bản để điều hành giao thông vận tải trên đường sắt sau khi hoàn thiện.
Xây dựng hệ thống giá cước, phí, lệ phí.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy hoạch đường sắt trên cao Yên Viên Ngọc Hồi. Việc đẩy mạnh tiến độ xây dựng tuyến đường sắt này sẽ hứa hẹn mang tới một diện mạo hiện đại hơn cho ngành đường sắt Việt Nam, cũng như phục vụ tốt cho nhu cầu giao thông của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận trong khu vực.