meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc Nam 250 km/h đi qua 20 tỉnh, thành phố 

Thứ hai, 07/11/2022-15:11
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất nghiên cứu của Bộ Giao thông Vận tải về phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa chở khách, vừa chở hàng. 

Theo dantri.com.vn, công văn Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Bộ Giao thông Vận tải về phương án nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá phương án thứ hai trong đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải là xây đường sắt đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, có tốc độ khai thác 180 - 225 km/h là cơ bản phù hợp với dải tốc độ được đơn vị tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam kiến nghị và chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Chính phủ. 

Để đảm bảo chặt chẽ, có đủ thông số, dữ liệu nhằm làm sáng tỏ tính khả thi của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các kết quả đánh giá của tư vấn thẩm tra để hoàn thiện. 


Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa chở khách, vừa chở hàng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa chở khách, vừa chở hàng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng thực trạng vận tải trục Bắc Nam hiện đang bị mất cân đối. Cụ thể, thị phần đường sắt (6% khách và 1,4% hàng hóa) so với đường bộ (72% khách và 59% hàng); đường thủy (40% hàng; hàng không 22% khách) thì thị phần của đường sắt hiện nay là rất thấp.

Vận tải đường bộ chiếm ưu thế đã làm phát sinh các hệ lụy đối với nền kinh tế - xã hội như ùn tắc đường, nguy cơ tai nạn, xâm hại môi trường dẫn đến sự tiêu hao lớn về nguồn lực quốc gia, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa và của nền kinh tế. 

Theo Thống kê của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics của nền kinh tế Việt Nam chiếm tới 20,8% GDP, cao hơn nhiều các nước trong khu vực là Thái Lan, Malaysia, và cao gấp hơn 2 lần các nước phát triển là Đức, Nhật Bản, Mỹ (chi phí logistics chiếm khoảng 8,5-9% GDP). Vì vậy, cần tháo gỡ sự mất cân đối của hệ thống giao thông vận tải để phát triển kinh tế - xã hội chất lượng và bền vững. 

“Do đó, cần thiết phải thực hiện đầu tư một tuyến đường sắt mới, tốc độ cao, vận tải khách và hàng trên trục Bắc - Nam, để hình thành trục vận tải khối lượng lớn trên đất liền, giúp tăng trưởng đồng đều giữa các vùng miền, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Đồng thời, tuyến đường sắt tốc độ cao có tác dụng kết nối các trung tâm kinh tế, tạo trục động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các địa phương trên hành lang kinh tế Bắc Nam nói riêng. 


Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam góp phần tháo gỡ sự mất cân đối của hệ thống giao thông vận trong nước. Ảnh minh họa.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam góp phần tháo gỡ sự mất cân đối của hệ thống giao thông vận trong nước. Ảnh minh họa.

Từ kết quả nghiên cứu của Liên doanh tư vấn thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam khai thác cả tàu hàng và tàu khách.

Quy mô đầu tư khổ đường đôi 1.435 mm, khai thác hỗn hợp; tốc độ thiết kế tối đa 250 km/h cho tàu khách và tàu hàng cao tốc, 180 km/h cho tàu khách liên vùng và tàu hàng container; tiêu chuẩn châu Âu. Tổng chiều dài tuyến khoảng 1.508,6 km (điểm đầu Ngọc Hồi, điểm cuối Thủ Thiêm).

Theo phương án thiết kế này, trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ có 50 ga hành khách (44 ga tàu liên vùng và 6 ga của tàu cao tốc) và 20 ga hàng hóa. Công nghệ được sử dụng cho tàu cao tốc là động lực phân tán (EMU), hệ thống thông tin, tín hiệu là ETCS cấp 2 hoặc tương đương.

Về tổng vốn đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ cơ sở xác định và chuẩn xác lại cho phù hợp. Huy động vốn từ hoạt động đấu giá đất tại các khu đô thị xung quanh các nhà ga, vốn đầu tư công và vốn đầu tư tư nhân. 

Về mô hình thực hiện đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị triển khai theo hình thức PPP. Đối tác công là Công ty Đầu tư và Quản lý hạ tầng đường sắt tốc độ cao có trách nhiệm huy động vốn đầu tư công và quản lý xây dựng hạ tầng; điều hành vận tải trên toàn hệ thống; bảo trì và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng. Đối tác tư là Công ty Đầu tư và Quản lý khai thác đường sắt tốc độ cao, đơn vị này có trách nhiệm huy động vốn đầu tư phương tiện vận tải và các nhà ga cao tầng. 


Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc Nam theo hình thức PPP. Ảnh minh họa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc Nam theo hình thức PPP. Ảnh minh họa.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất 2 phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam. 

Phương án 1: nâng cấp tuyến đường sắt hiện nay từ khổ đơn 1.000 mm thành đường đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tối đa của tàu khách là 180 km/h, tốc độ tối đa của tàu hàng là 120 km/h. Với phương án này, chi phí đầu tư vào khoảng 42 tỷ USD. Có thể tận dụng một phần hạ tầng hiện hữu như kho bãi, quỹ đất, mặt bằng,  các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa cao.

Phương án 2 xây dựng mới đường sắt đôi khổ 1.435 mm phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác từ 180 - 225 km/h. Phương án này có chi phí đầu tư khoảng 64,8 tỷ USD. Ưu điểm của phương án này là hình thành tuyến đường sắt mới, nâng cao năng lực vận tải hành khách và hàng hóa so với đường sắt cũ hiện nay, đồng thời không làm gián đoạn vận tải đường sắt khi đầu tư xây dựng tuyến đường sắt mới. Sau khi tuyến đường hoàn thành, có thể vận tải hàng hóa và hành khách trên cả 2 khổ đường 1.000 mm và khổ 1.435 mm. 

Trong các năm trước, hai phương án cùng với các phương án khác từng được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu. Đến tháng 2/2019, khi Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao đi qua 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (tại Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (tại TP Hồ Chí Minh). 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

2 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

2 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

2 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

2 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

2 giờ trước