Dự báo nguồn cung tăng gây áp lực cho giá cà phê trong nước
BÀI LIÊN QUAN
Vỏ hạt điều giúp các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan thoát lỗ ngoạn mụcDoanh nghiệp dệt may, thuỷ sản nên làm gì để “vượt bão” khi đơn hàng xuất khẩu giảm đột ngột ngay lúc cao điểm?Xuất khẩu gạo là “điểm nhấn” cuối năm khi sức mua của nhiều mặt hàng đều sụt giảmTheo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu, giá cà phê thế giới vẫn sẽ giảm giá. Trong khi đó, các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu đều đang bước vào một vụ mùa thu hoạch kỷ lục năm 2023.
Trước sức ép nguồn cung lớn, giá cà phê tiếp tục giảm. Giá cà phê tính đến ngày 17/11 giảm 4% so với cuối tháng trước khi dao động ở quanh mức 38.900 - 39.400 đồng/kg. Giá cà phê hiện còn giảm khoảng 22% nếu so với mức đỉnh 5 năm hồi tháng 8 với giá 50.000 đồng/ kg.
Trước những dự báo nguồn cung của các quốc gia trồng cà phê lớn như Brazil sẽ tăng, thị trường thế giới cũng đối mặt với áp lực lớn. Tại sàn giao dịch London và sàn New York, giá cà phê robusta và giá cà phê arabica lần lượt giảm trung bình 3-10% tùy theo từng hợp đồng.
Lũy kế 10 tháng năm nay, xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục gần 3,3 tỷ USD
Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê đã đem về gần 3,3 tỷ USD, kim ngạch tăng 33,7%.Xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt bất chấp lạm phát, khó khăn trong thương mại
Hiện nay, bất chấp lạm phát và khó khăn trong thương mại, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đang ghi nhận được sự tăng trưởng tốt. Thế giới đang thiếu hụt đi nguồn cung, trong khi đó mùa vụ thu hoạch cà phê Việt Nam cũng đang đến gần với sản lượng dự kiến tăng khá, cùng với đó là sự nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê năm nay của Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục là 4 tỷ USD.Cà phê bước vào giai đoạn khó khăn sau niên vụ xuất khẩu kỷ lục: Nguyên nhân do đâu?
Việt Nam đã kết thúc niên vụ cà phê năm 2021 - 2022 với khối lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất trong thời gian 4 năm vừa qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước đến nay. Và vụ thu hoạch cà phê mới đã bắt đầu nhưng trong bối cảnh thị trường tiêu thụ đã trở nên khó khăn bởi áp lực từ lạm phát tại nhiều nước ở trên thế giới.Cục Xuất nhập khẩu cho biết giá cà phê robusta trên sàn giao dịch London 9/11 kỳ hạn giao tháng 1 và tháng 5 năm 2023 giảm lần lượt là 1,8%, 2,1% so với ngày 28/10, chỉ còn 1.831 USD/tấn; 1.816 USD/tấn.
Ngày 9/11, giá cà phê arabica 9/11 trên sàn New York giao kỳ tháng 12 và tháng 7/2023 cùng giảm 6,9% so với 28/10, chỉ còn 166,45 US Cent/pound và 162,55 US Cent/pound.
Theo dự báo của Rabobank, xuất khẩu cà phê của Brazil trong năm tới sẽ đạt khoảng 42-43 triệu bao, đã tăng so với con số 40 triệu bao của năm 2022. Theo Reuters, dự kiến, tiêu thụ nội địa của nước này sẽ tăng 500.000 bao, ứng với mức tăng trưởng khoảng 2%.
Mặt khác, đồng USD tăng giá, cùng với lãi suất và lạm phát cao hơn tại Mỹ và châu u đang làm dấy lên lo ngại triển vọng tiêu thụ cà phê thế giới trong năm sau.
Trong khi tại Việt Nam, nhiều tỉnh khu vực Tây Nguyên hiện đang bước vào đợt thu hoạch và nguồn cung dồi dào hơn.
Nguồn cung tăng, xuất khẩu giảm đang khiến giá cà phê trong nước chịu áp lực. Tổng cục Hải quan đưa ra số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 10/2022 đạt 79,83 nghìn tấn, trị giá 206,85 triệu USD, giảm 13,7% và 8,5% lần lượt về lượng và trị giá so với tháng 9.
Con số này giảm 19,6% về lượng và 4,8% về trị giá nếu so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, đây là tháng thứ 3 liên tiếp chứng kiến lượng cà phê xuất khẩu sụt giảm.
Theo số liệu công bố, quý III, GDP của Mỹ tăng 2,6% so với quý II. Điều này góp phần giúp Fed nâng lãi suất điều hành mạnh tay trong cuộc họp tới. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm. Sức tiêu thụ giảm, lãi suất tăng cao, còn nguồn cung dồi dào khi nhiều quốc gia sản xuất cà phê chính đang bước vào vụ mùa thu hoạch mới của niên vụ 2022 - 2023.