meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu gạo là “điểm nhấn” cuối năm khi sức mua của nhiều mặt hàng đều sụt giảm

Thứ ba, 15/11/2022-19:11
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến hết tháng 10 đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 313 tỷ USD với trị giá xuất siêu đạt khoảng 9,4 tỷ USD. Thế nhưng, hoạt động xuất khẩu đang có dấu hiệu chậm lại khi sức mua từ những thị trường lớn đều sụt giảm đáng kể. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh đơn hàng giảm mạnh và buộc phải cắt giảm hàng loạt lao động.

Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 10/2022 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt 30,2 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa tính chung 10 tháng của năm 2022 ước đạt 313 tỷ USD.

Đóng góp chính cho tăng trưởng xuất khẩu là nhóm hàng công nghiệp chế biến khi chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với giá trị ước tính đạt 270 tỷ USD, đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, nhóm nông, lâm thủy sản đạt gần 45 tỷ USD (đã tăng 14%), xuất khẩu giày dép túi xách tăng gần 40% khi đạt hơn 23 tỷ USD. Xuất siêu của nước ta tính đến hết tháng 10 đạt 9,4 tỷ USD.

Dẫu vậy, theo Tổng cục Hải quan, trong tình trạng các quốc gia thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ, nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu đang chững lại, nhất là từ 2 thị trường hàng đầu của Việt Nam là châu Âu và Mỹ. Một lượng đơn hàng xuất khẩu của DN Việt và DN FDI hiện nay có dấu hiệu sụt giảm. Xuất khẩu trong tháng 9 giảm hơn 5 tỷ USD so với tháng 8 (khoảng 15%).


Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 10 đã tăng 22% so với tháng 9
Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 10 đã tăng 22% so với tháng 9

Theo ông Nguyễn Liêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Lâm Việt, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm thường cao hơn so với hồi đầu năm vì nhu cầu sửa sang, hoàn thiện và trang trí lại nội thất tăng mạnh. Thế nhưng, tình hình năm nay trái ngược hẳn, nhu cầu tư những thị trường lớn như EU hay Mỹ đều sụt giảm mạnh.

Ông Nguyễn Liêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Lâm Việt cho biết: “Đơn hàng quý 4 hiện giảm mạnh. Doanh nghiệp đến nay vẫn chưa có đơn hàng hàng nào cho năm mới. Theo đó, doanh nghiệp đang phải thu hẹp sản xuất và giảm nguồn nhân lực”.

Ông Liêm nói thêm: “Doanh nghiệp ghi nhận đơn hàng quý 3 chỉ còn khoảng 40-50% so với năm trước. Trong khi số đơn hàng quý 4 còn giảm mạnh hơn".

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Da giày TP.HCM (SLA), tỷ giá USD tăng mạnh đang tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất trong những ngành nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu để gia công xuất khẩu như da giày, điện tử, dệt may, nhựa.

Các đơn hàng xuất khẩu da giày thường sẽ được phía đối tác kỳ dài hạn khoảng nửa năm. Thế nhưng, thời gian qua, đối tác thường chọn ký ngắn hạn, yêu cầu doanh nghiệp phải giao hàng đúng ngày nên các doanh nghiệp chịu sức ép lớn.

Trông chờ vào gạo từ nay đến hết năm

Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 10 đã tăng 22% so với tháng 9 khi đạt 713.546 tấn, với kim ngạch đạt hơn 341 triệu USD, mức cao kỷ lục. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tính đến hết tháng 10 đạt gần 6,1 triệu tấn với trị giá khoảng 3 tỷ USD, đã tăng 17,4% về lượng và 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu gạo là “điểm nhấn” cuối năm khi sức mua của nhiều mặt hàng đều sụt giảm - ảnh 2

Gạo Việt Nam đang tăng giá mạnh chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu trên toàn cầu dịp cuối năm tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn chế. Hơn nữa, nhiều đối tác cũng đã chuyển hướng sang các thị trường khác sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt tăng cường xuất khẩu. Kể từ khi Ấn Độ điều chỉnh chính sách, giá gạo Việt Nam đã tăng hơn 30 USD/ tấn. Theo dự báo, giá gạo Việt Nam xuất khẩu sẽ đạt mức cao trong cả tháng cuối năm.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả năm sẽ xuất khẩu được 7,2-7,3 triệu tấn gạo chỉ cần mỗi tháng cuối năm xuất được 600.000 tấn, điều có thể đạt được trong bức tranh xuất khẩu gạo tích cực kể từ đầu năm đến nay. Đó là lượng gạo xuất khẩu lớn nhất tính từ sau năm 2012.

Theo TS Lê Đăng Doanh, động lực để tăng cường xuất khẩu từ nay đến cuối năm là ở những nhóm ngành như phân bón, thép, hóa chất, sản phẩm chất dẻo. Cà phê, thủy sản, dệt may hay gạo là những nhóm ngành hàng xuất khẩu cho thấy khả năng cán đích và vượt chỉ tiêu đã đề ra, qua đó đóng góp vào xuất khẩu của cả nước chạm mốc kỷ lục.

Ông Doanh cho rằng các doanh nghiệp cần cập nhật tình hình quốc gia nhập khẩu cũng như nhu cầu tiêu dùng nhằm duy trì được đà xuất khẩu. Từ đó, đề ra kế hoạch sản xuất phù hợp. Nhu cầu toàn cầu đối với những mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản và lương thực được đánh giá vẫn duy trì ở mức cao, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn cần chọn lựa thị trường xuất khẩu, đồng tiền thanh toán có lợi, phù hợp trước những biến động khó lường của tỉ giá.

Xuất khẩu gạo là “điểm nhấn” cuối năm khi sức mua của nhiều mặt hàng đều sụt giảm - ảnh 3

Theo vị chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, hoạt động xuất nhập khẩu không có được những điều kiện thuận lợi nếu nhìn vào tình hình thế giới trong những tháng cuối năm. Thế nhưng, với lợi thế về các FTA, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác thị trường truyền thống tốt và dịch chuyển sang thị trường mới có ít biến động hơn nhằm bù đắp kim ngạch xuất khẩu truyền thống bị sụt giảm.

Ví dụ như rau quả, xuất khẩu của mặt hàng nay trong 10 tháng đầu năm đã giảm 6,5% so với cùng kỳ khi chỉ đạt 2,8 tỷ USD. Mặc dù xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ hay EU tăng cao nhưng vì thị trường Trung Quốc sụt giảm mạnh nên nhập khẩu đã kéo kim ngạch của toàn ngành lao dốc. Đáng chú ý, các doanh nghiệp cần chủ động về nguyên nhiên vật liệu phục vụ xuất khẩu, và dùng các phương tiện vận chuyển đa dạng để có thể giảm thiểu chi phí xuất khẩu tới các quốc gia khác.

Ông Phú cho hay: “Việt Nam có thể vượt qua được những khó khăn của hiện tại và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu 700 tỷ USD vào đợt cuối năm nếu làm được những vấn đề nói trên”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước