Dự án cầu Nhơn Trạch kết nối TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai có tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Dự kiến dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh sẽ khởi công sớm hơn 6 thángBất động sản khu vực phía Nam chờ ngày bùng nổ từ cú hích đường Vành đai 3 TP.HCMDù chưa xây dựng, đường vành đai 3 TP.HCM vẫn khiến thị trường bất động trong khu vực “sôi sục”Dự án cầu Nhơn Trạch
Theo VnExpresss, dự án cầu Nhơn Trạch có tổng chiều dài 8,22 km, trong đó đoạn đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 6,3 km và đoạn đi qua TP Hồ Chí Minh dài 1,92 km.
Điểm đầu của dự án giao với đường tỉnh 25B thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây thuộc địa bàn TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Cầu Nhơn Trạch thuộc dự án 1A rộng 19,75 m, dài 2.040 m, đường dẫn hai bên cầu 560 m có tổng mức đầu tư hơn 1.813 tỷ đồng. Hạng mục này sẽ được khởi công xây dựng ngay sau khi Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai bàn giao mặt bằng.
Tuyến Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh được xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 km/giờ, rộng 20,5 - 26m, 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 6.900 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, việc đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 sẽ giúp rút ngắn hành trình di chuyển giữa huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) và tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tuyến đường này sau khi hoàn thành còn kết nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đặc biệt góp phần phân luồng từ xa, làm giảm tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra tại các tuyến đường đi vào nội đô.
Thúc đẩy phát triển vùng kinh tế năng động nhất cả nước
TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai là hai địa phương có vị trí liền kề, nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. TP Hồ Chí Minh có vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước. Trong khi đó, Đồng Nai lại là “thủ phủ” về công nghiệp và chăn nuôi. Do đó, nhu cầu kết nối về hạ tầng giao thông giữa hai địa phương này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn.
Tham khảo thêm
- Biến động thị trường mua bán nhà đất
- Biến động thị trường cho thuê nhà đất
- Biến động thị trường sang nhượng nhà đất
Đặc biệt, việc kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai có thể bằng đường bộ và đường thủy. Sông Đồng Nai - Sài Gòn là con sông lớn và có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế cho cả hai địa phương.
Trên thực tế việc kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai lại chỉ yếu thông qua đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay các cầu đường bộ kết nối trực tiếp hai địa phương này rất ít.
Một trong số đó là công trình cầu Đồng Nai kết nối gián tiếp giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Bởi cầu có có vị trí bờ tây là địa phận huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cũng là nơi giao nhau giữa TP Hồ Chí Minh và Bình Dương qua Dĩ An, bờ đông là địa phận thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).
Dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2015, cầu đường bộ cao tốc Long Thành là cầu duy nhất kết nối trực tiếp TP Hồ Chí Minh với Đồng Nai.
Một dự án cầu đường bộ khác có chức năng kết nối TP Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai là dự án cầu Cát Lái, tuy nhiên, dự án này hiện nay chưa được khởi công.
Trong khi đó, cầu đường bộ cao tốc Phước Khánh thuộc dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành thì chưa thành hình do dự án cao tốc này tiếp tục lùi thời gian hoàn thành đến năm 2025 (kế hoạch giao là cuối 2023, dự kiến ban đầu là 2018 hoàn thành toàn tuyến dự án).
Mới đây, Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận (Ban Mỹ Thuận), đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao chủ đầu tư dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, đã ký kết hợp đồng xây lắp với nhà thầu Công ty Kumho Engineering & Construction (Hàn Quốc)... để triển khai gói thầu CW1, gói thầu xây dựng cầu Nhơn Trạch.
Theo kế hoạch, dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch phải hoàn thành cuối năm 2025, cùng thời điểm khi dự án Sân bay quốc tế Long Thành hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1 (dự kiến sân bay Long Thành sẽ đưa vào sử dụng giai đoạn 1 vào cuối quý III-2025). Cầu Nhơn Trạch hoàn thành cùng lúc với đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch.
Tỉnh Đồng Nai đang chỉ đạo, hối thúc các đơn vị liên quan nhằm đẩy nhanh thủ tục ban hành đơn giá đồng thời lập các phương án bồi thường và hoàn thành, phê duyệt, chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân trong khu vực huyện Nhơn Trạch trong tháng 7/2022 để dự án kịp triển khai.
Liên quan đến dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, vào ngày 16/6/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư xây dựng dự án này. Theo Nghị quyết, dự án có chiều dài khoảng 76,34 km, chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 75.378 tỷ đồng. Từ năm 2022, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án. Năm 2025 cơ bản hoàn thành dự án. Từ năm 2026 đưa công trình vào khai thác.
Nghị quyết được thông qua nêu rõ mục tiêu là: “Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, kết nối TP Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang đầu tư, tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất nhằm xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
UBND TP Hồ Chí Minh là đơn vị chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.