Bất động sản khu vực phía Nam chờ ngày bùng nổ từ cú hích đường Vành đai 3 TP.HCM
BÀI LIÊN QUAN
Dù chưa xây dựng, đường vành đai 3 TP.HCM vẫn khiến thị trường bất động trong khu vực “sôi sục”Giải quyết bài toán vốn cho Đường vành đai 3 TP.HCM như thế nào?Chủ đầu tư “tranh thủ” phát triển dự án căn hộ, “ăn theo” tuyến Vành đai 3 TP.HCMCác doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng vào dự án Vành đai 3 TP.HCM
Hầu hết ý kiến của các lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đều cho rằng, hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng nói chung và hệ thống đường vành đai tại khu vực TP.HCM nói riêng vẫn chưa đảm bảo được tính đồng bộ, hiệu quả, cũng như chưa đáp ứng kỳ vọng, yêu cầu đề ra. Đặc biệt, những công trình trọng điểm có sức ảnh hưởng tác động lan tỏa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vẫn chưa kịp thời được triển khai đầu tư, tiến hành một cách hiệu quả đồng bộ, từ đó gây ra những ảnh hưởng lớn tới thị trường bất động sản.
Đơn cử như dự án tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM, được triển khai quy hoạch từ năm 2011 và cho đến nay là một trong những tuyến đường huyết mạch, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thuận lợi hơn với các tuyến cao tốc của Thành phố, nhưng tới Kỳ họp thứ 3 vừa diễn ra, Quốc hội khóa XV mới chính thức thông qua chủ trương đầu tư.
Ông Vũ Quốc Hùng, lãnh đạo của một đơn vị doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại khu vực TP. Thủ Đức, TP.HCM nhận định, đây sẽ là tuyến đường đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các địa phương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Nam.
Khi đường Vành đai 3 chính thức hoàn thiện và đi vào khai thác sẽ tạo thành hành lang cho đô thị và công nghiệp không chỉ của 4 địa phương trọng điểm kinh tế gồm TP.HCM, Long An, Bình Dương, và Đồng Nai, mà còn có sự tác động lan tỏa ra toàn bộ khu vực phía Nam. Đây sẽ là tuyến đường có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thị trường bất động sản khu vực phía Nam.
Dù chưa xây dựng, đường vành đai 3 TP.HCM vẫn khiến thị trường bất động trong khu vực “sôi sục”
Cho dù dự án tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay vẫn chưa chính thức khởi công xây dựng, nhưng đã có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản lên kế hoạch đầu tư dự án, nhằm đón đầu tuyến đường này. Dự kiến khi tuyến đường chính thức được hình thành, thì bất động sản trong khu vực có tuyến đường Vành đai 3 đi qua sẽ trở thành tâm điểm mới, khiến cho giới đầu tư sôi sục.Cẩn trọng chôn vốn khi "ôm đất' chờ quy hoạch đường Vành đai 3, Vành đai 4
Gần đây, trên các diễn đàn nhà đất xuất hiện nhiều hội nhóm rủ nhau mua đất tại các khu vực được cho là sẽ có đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh và Vành đai 4 Hà Nội đi qua để chờ cơ hội tăng giá.Bất động sản Đồng Nai “nóng bỏng tay” nhờ “ăn theo” tuyến đường Vành đai 3
Ngay khi thông tin về việc sắp khởi công tuyến đường Vành đai 3 đoạn đi qua Tân Vạn - Nhơn Trạch, hoạt động mua bán bất động sản tại khu vực Nhơn Trạch, Đồng Nai đã sôi động hẳn lên. Nhà đầu tư từ TP. HCM đổ xô tới khu vực này săn đất.Siêu dự án đường Vành đai 3 mở “cánh cửa” phát triển đô thị vệ tinh cho TP Hồ Chí Minh
Theo dự kiến, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XV này, Chính phủ sẽ trình chủ trương đầu tư, xây dựng dự án đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Đây là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển đô thị, khu công nghiệp vào quỹ đất dọc hai bên đường.Giá đất đền bù cao gấp 1,7 lần đất đấu giá dọc tuyến đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh dự toán mức giá đền bù phục vụ công tác giải phóng mặt bằng tại dự án đường vành đai 3 sẽ là 26 triệu đồng/m2, bao gồm cả tài sản trên đất, khu vực tái định cư và khoản kinh phí dự phòng đền bù.Cùng chung quan điểm, ông Trần Thanh Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản T.N có trụ sở ở Long An cho biết, khi tuyến đường Vành đai 3 hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các thành phố vệ tinh ở TP.HCM, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa các tỉnh thành phía Nam, đồng thời tăng cường sự liên kết các đô thị vệ tinh và khu công nghiệp nằm tại vùng lõi của khu Đông Nam Bộ, rút ngắn tối đa thời gian di chuyển từ TP.HCM đến với khu vực ngoại thành cũng như các tỉnh trọng điểm khu vực kinh tế phía Nam như Đồng Nai, Long An, Bình Dương.
Mở tuyến đường Vành đai 3 cũng là mở ra những cơ hội và khả năng hợp tác, phát triển mạnh mẽ giữa các địa phương ở phía Nam nói chung, và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng, tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận và đầu tư vào thị trường bất động sản ở khu vực này, từ đó giảm tải áp lực về nguồn cung bất động sản cho TP.HCM. Ông Thắng cũng nhận định rằng, diện mạo các thị trường bất động sản ở các tỉnh thành như TP.HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai sẽ chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng khi tuyến đường Vành đai 3 chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động.
Bà Nguyễn Thị Hoa (52 tuổi, sống tại quận 8, TP.HCM), người đã có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư bất động sản tại khu vực phía Nam cho hay, hiện nay khách hàng không còn nhiều mặn mà với thị trường bất động sản Long An do sự bất tiện trong giao thông, di chuyển, khi mà những tuyến đường chính đi từ TP.HCM tới tỉnh Long An hiện nay như đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50… đều thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường, kẹt xe nghiêm trọng.
Năm 2018, bà Hoa đã gom góp tài sản để mua được 2 căn nhà phố tại một dự án nằm ở huyện Bến Lức, Long An. Thời điểm này, chủ đầu tư cũng cam kết đưa ra lợi nhuận tốt nhất, thế nhưng trước khi nhận nhà vào năm 2020, bà Hoa phải chật vật tìm cách bán cắt lỗ những căn nhà này do giá bất động sản ở khu vực Bến Lức giảm nhanh chóng vì hạ tầng chưa được phát triển, đi lại hết sức khó khăn.
Hay như khu vực huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), khi xuất hiện các thông tin xây dựng một loạt những dự án hạ tầng quan trọng như cầu Cát Lái, sân bay quốc tế Long Thành, tuyến đường Vành đai 3 (đoạn Nhơn Trạch - TP.HCM dài hơn 30 km)... đã khiến cho thị trường bất động sản ở nơi đây liên tục rơi vào cảnh “sốt nóng”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có dự án sân bay Long Thành là đã được triển khai, còn những dự án khác vẫn đang “án binh bất động” không có bất cứ tiến triển nào, khiến cho không ít nhà đầu tư bị “kẹt hàng” do mặt bằng giá nhà đất không tăng trưởng như kỳ vọng.
Cần thực hiện đường Vành đai 3 sớm và đồng bộ
TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, tại khu vực các tỉnh thành như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng hình thành nên vùng công nghiệp không chỉ riêng đối với khu vực phía Nam, mà còn của cả nước khi khả năng kết nối chặt chẽ các vùng kinh tế, các cụm cảng biển và các khu công nghiệp lớn, nhưng để hiện thực hóa điều này cần phải có hạ tầng đồng bộ hiện đại, trong khi hiện nay các tuyến đường vành đai vẫn còn đang trong quá trình bắt đầu chuẩn bị, dẫn đến việc các công trình cảng biển, cảng nước sâu, sân bay… vẫn chưa được phát huy hết hiệu quả, các đô thị vệ tinh vẫn chưa kết nối thông suốt, thuận lợi với khu vực trung tâm.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông ở TP.HCM chia sẻ thông tin, các đơn vị liên quan của Thành phố hiện nay đang gấp rút đẩy nhanh tiến hành các hạng mục chuẩn bị việc triển khai xây dựng của tuyến đường Vành đai 3 sau khi Quốc hội đã chính thức thông qua chủ trương đầu tư.
Cụ thể, dự án tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM trong giai đoạn 1 quy mô kéo dài hơn 76 km có tổng số vốn đầu tư là 75.377 đồng, được thực hiện bằng vốn ngân sách trung ương và địa phương. Dự án này sẽ đầu tư thực hiện tuyến chính cao tốc với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế là 80 km/giờ. Đường song hành được triển khai xây dựng làm từ 2-3 làn xe, bố trí không liên tục tùy theo nhu cầu phát triển của đô thị hai bên.
Dự án Vành Đai 3 khi hoàn thành chắc chắn sẽ trở thành đòn bẩy quan trọng kéo sự phát triển của thị trường bất động sản khu vực phía Nam đi lên.
(Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)