Bất động sản Đồng Nai “nóng bỏng tay” nhờ “ăn theo” tuyến đường Vành đai 3
BÀI LIÊN QUAN
Đồng Nai công bố chi tiết 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư cho “dự án chưa từng có trên cả nước”Bất động sản Đồng Nai “tấc đất tấc vàng”, sức hút quá lớn không thể “ngó lơ”Vì sao bất động sản Đồng Nai có tốc độ tăng "chóng mặt"?Người dân Đồng Nai đang rất mong chờ tuyến đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch sớm khởi công. Tuy nhiên tốc độ thực hiện dự án phụ thuộc rất lớn vào việc Đồng Nai và TP. HCM bàn giao mặt bằng đất cho dự án.
Người dân chờ đợi tuyến đường giao thông kết nối Nhơn Trạch với Thủ Đức
Sau thời điểm Tết Nguyên đán 2022, khi thông tin về việc chuẩn bị khởi công tuyến đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được công bố, các hoạt động giao dịch mua bán bất động sản tại Nhơn Trạch đã trở nên sôi động hơn rất nhiều.
Một nhân viên môi giới bất động sản chia sẻ thông tin những ngày gần đây khách về Nhơn Trạch, Đồng Nai xem dự án rất đông. Một trong dự án được giới đầu tư quan tâm là khu đô thị của Tập đoàn Kim Oanh nằm trên tuyến đường 25C, đây là điểm giao của tuyến đường sau này kết nối với cầu Nhơn Trạch vì thế nhu cầu của khách hàng đối với dự án này là rất lớn. Thực tế thì các sản phẩm của dự án này đã bán hết từ năm 2018, khách giờ chỉ có thể mua lại từ người khác và đã chênh tới 20% so với giá ban đầu.
Anh Nguyễn Hoàng Văn, một khách hàng từ TP.HCM sang Nhơn Trạch để tìm kiếm cơ hội đầu tư đất chia sẻ, các mảnh đất trong khu vực này đã quy hoạch hầu hết đều đã có chủ và giá rất cao.
Giờ nhiều người có nhu cầu tìm mua đất nông nghiệp, đất vườn trồng cây lâu năm của dân sang nhượng, chờ vài năm nữa khi cầu Nhơn Trạch hoàn thành giá bán sẽ cao hơn.
Phía TP Thủ Đức thị trường bất động sản có phần trầm lắng, ít giao dịch hơn bởi lẽ giá đã định hình khá cao tuy nhiên một vài nơi vẫn có “sóng ngầm”. Anh Phạm Nam Chương, một “cò đất” chia sẻ thông tin, ngay từ trước Tết anh đã dẫn khách đi mua một thửa đất diện tích rộng 1.000 m2 nằm ngay gần khu vực tuyến đường Vành đai 3 đi qua, nay đã có khá nhiều khách hỏi mua sang tay lại. Đất tại khu vực này chủ yếu là đất nông nghiệp trồng dừa nước, cây ăn trái, kênh rạch bao quanh.
Anh Chương kể một tuần anh dẫn một vài khách đi xem đất, có khoảng 1-2 khách “chốt đơn” liền tay. Từ khi xuất hiện tin khởi công đường Vành đai 3 đã làm cho đất đai khu vực này sôi động hơn.
Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch nằm trên địa bàn hai địa phương là TP.HCM và tỉnh Đồng Nai thuộc tuyến đường Vành đai 3 đã được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư từ thời điểm năm 2016. Điểm đầu dự án giao cắt đường tỉnh 25B (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) và điểm cuối giao cắt với tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây nằm trên địa bàn TP Thủ Đức.
Tổng chiều dài của dự án tuyến đường này là 8.75km, trong đó đoạn đường nằm ở địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 6,3km và thuộc địa bàn TP.HCM 2,45km. Dự án được thiết kế quy mô chiều rộng 4 làn xe ô tô. Nguồn vốn đầu tư cho dự án thành phần 1A lên đến hơn 5.329 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch nhận định, tuyến đường Vành đai 3 là dự án mà cả người dân và chính quyền huyện đều háo hức chờ đợi. Việc xây dựng một cây cầu bắc qua sông Đồng Nai kết nối giữa Nhơn Trạch với TP.HCM giúp việc di chuyển, giao thông trở nên thuận tiện hơn là điều được người dân mong mỏi hơn 10 năm nay.
Trong khi cầu Cát Lát dự kiến khởi công hơn 10 lần nhưng đến hiện tại vẫn chưa chốt được vị trí thì cầu Nhơn Trạch đã chuẩn bị xong nguồn vốn đầu tư và đang được kỳ vọng trở thành động lực thúc đẩy cả khu vực Nhơn Trạch phát triển. Khi tuyến đường này được hoàn thành, thị trường bất động sản Đồng Nai sẽ còn “nóng” hơn nữa.
Lo ngại vấn đề giải phóng mặt bằng thi công đường Vành đai 3 sẽ chậm tiến độ
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, chia sẻ, vào cuối tháng 3 đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, các Sở ngành, UBND huyện Nhơn Trạch để thảo luận, xác định khu vực mặt bằng đã được giải phóng và chuẩn bị vị trí thực hiện thi công dự án.
Phía địa phương đã thống nhất về việc bàn giao hai đoạn tuyến bao gồm 800m từ đoạn bờ sông Đồng Nai để triển khai thi công gói thầu CW1 là cầu Nhơn Trạch, gói thầu CW2 đoạn dài 650m là phần đường phía huyện Nhơn Trạch. Đối với các công trình công trình công cộng như đường cáp điện viễn thông dọc đường Lý Thái Tổ, đường nước D300 và đường điện trung thế nằm sau UBND xã Phú Thạnh, đang được các đơn vị chủ quản hoàn thiện hồ sơ, phương án di dời người dân, thành lập dự toán ngân sách và phương án tiến hành di dời thực hiện song song với quá trình khởi công xây dựng công trình.
Bà Nguyễn Thị Giang Hương chia sẻ, khó khăn lớn nhất của địa phương lúc này là tìm nguồn vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Vừa qua lãnh đạo tỉnh đã có chủ trương về việc tổ chức phiên đấu giá đất trên địa bàn địa phương để dành nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công tuyến đường Vành đai 3.
Huyện sẽ bám sát kế hoạch được tỉnh và đơn vị chủ đầu tư đưa ra, cố gắng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng sớm nhất để tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Vấn đề mà huyện Nhơn Trạch lo ngại nhất ở thời điểm hiện tại ở khu vực phía bờ TP.HCM, tổng diện tích thu hồi đất cho dự án khoảng 38,1ha, trong đó có 80 hộ dân và 1 tổ chức bị ảnh hưởng. Theo dự toán khoản tiền bồi thường thành lập theo thời giá của năm 2016 là 148,91 tỷ đồng tuy nhiên đến thời điểm hiện tại giá mới đã tăng lên đến 1.599,417 tỷ đồng.
Mặc dù UBND TP.HCM đã thực hiện rà soát, thống nhất số liệu và cam kết chuẩn bị đủ nguồn vốn theo tổng kinh phí mới cập nhật, tuy nhiên công tác giải phóng mặt bằng phía bờ Thủ Đức vẫn còn ngổn ngang. Khi dự án tuyến đường Vành đai 3 chậm triển khai kỳ vọng của nhà đầu tư về thị trường bất động sản tại Nhơn Trạch, Đồng Nai sẽ giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn việc thi công các dự án lớn tại khu vực này.