meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giải quyết bài toán vốn cho Đường vành đai 3 TP.HCM như thế nào?

Thứ sáu, 17/06/2022-06:06
Sáng ngày 16/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh với 95,38% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Con đường mơ ước của hàng triệu người dân

Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết.


Sáng ngày 16/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh với 95,38% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Sáng ngày 16/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh với 95,38% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 475/478 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,38%. Như vậy, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh khoảng 76,34 km, chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công; sơ bộ tổng mức đầu tư là 75.378 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2021 - 2025 là 61.056 tỷ đồng; Nguồn NSNN giai đoạn 2026 - 2030 là 14.322 tỷ đồng.

Về tiến độ, chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Nghị quyết cho phép Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về nguồn vốn đầu tư. Theo đó, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 17.146 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải giao về các địa phương để thực hiện Dự án, trong đó TP Hồ Chí Minh là 10.627 tỷ đồng, tỉnh Đồng Nai là 856 tỷ đồng, tỉnh Bình Dương là 4.266 tỷ và tỉnh Long An là 1.397 tỷ đồng. Cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương.

Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Tài Chính, các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án (không bao gồm đường song hành (đường đô thị)) hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án (không bao gồm ngân sách địa phương đầu tư đường song hành (đường đô thị)).

Nghị quyết giao UBND TP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Tiếp thu, giải trình trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ lý do đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được đề xuất phương thức đầu tư PPP, trong khi đó đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh lại được đề xuất áp dụng hình thức đầu tư công.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đã được Chính phủ nghiên cứu để đầu tư theo phương thức PPP, tuy nhiên theo tính toán thì thời gian hoàn vốn của Dự án cần khoảng 28 năm, dẫn tới việc đầu tư theo phương thức PPP là khó khả thi nên không có nhà đầu tư tiềm năng quan tâm tham gia đầu tư.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay việc thu xếp, tiếp cận nguồn tín dụng của các nhà đầu tư còn khó khăn, trong khi đó, Dự án có tính chất quan trọng, cấp bách, vì vậy đề xuất của Chính phủ là có cơ sở.

Một số ý kiến cho rằng phương án đầu tư phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 19,75m, không có làn dừng xe khẩn cấp sẽ khó bảo đảm an toàn giao thông, dễ xảy ra tình trạng ùn tắc. Có ý kiến đề nghị cân nhắc đối với những đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn nên đầu tư theo quy mô cao tốc hoàn chỉnh.

Theo UBTVQH, trong thời gian đầu khi lưu lượng giao thông chưa quá cao, việc đầu tư theo phương án phân kỳ bề rộng nền đường mặt cắt ngang 19,75m sẽ phù hợp với nhu cầu vận tải và khả năng cân đối vốn. Tuy nhiên, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ được thực hiện theo quy mô 8 làn xe hoàn chỉnh để thuận lợi cho việc mở rộng về sau và bảo đảm tầm nhìn dài hạn.

Để bảo đảm an toàn giao thông trong khai thác, dự kiến các điểm dừng xe khẩn cấp sẽ được bố trí hợp lý, kết hợp với việc vận hành đường bộ cao tốc thông qua hệ thống giao thông thông minh nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các tình huống cấp bách để bảo đảm giao thông được thông suốt.

Trong bối cảnh ngân sách còn hạn chế, căn cứ theo nhu cầu vận tải thì việc đầu tư giai đoạn 1 với quy mô phân kỳ là phù hợp. Theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải cho thấy đến năm 2045 mới cần thiết nghiên cứu mở rộng hoàn chỉnh.

Con đường chỉ dài hơn 76km nhưng nói như Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, đó là "mong mỏi của 20 triệu bà con trong vùng".


Con đường chỉ dài hơn 76km nhưng nói như Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, đó là "mong mỏi của 20 triệu bà con trong vùng".
Con đường chỉ dài hơn 76km nhưng nói như Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, đó là "mong mỏi của 20 triệu bà con trong vùng".

Nguồn vốn được chuẩn bị thể nào?

20 năm nay và nhất là gần đây, TP.HCM và các tỉnh vùng kinh tế phía Nam đối mặt triền miên với những điểm nghẽn giao thông quá ách tắc, dư địa đất đai, không gian đô thị phát triển quá chật chội và mất dần động lực phát triển.

"Nhiều chuyên gia nói thẳng những điểm nghẽn này làm động lực phát triển của TP.HCM và cả vùng như con tàu mất trớn, phải cần có xung lực, động lực mới. Đường vành đai 3 TP.HCM sẽ tạo ra một trục giao thông chiến lược, nối kết và lan tỏa, tạo tiền đề tháo gỡ các điểm nghẽn", ông Phan Văn Mãi nói. 

Với vai trò là địa phương được giao chuẩn bị đầu tư và điều phối chung, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định dự án đường vành đai 3 sẽ là "xung lực phát triển cho cả vùng". 

Tiếp thu, giải trình trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ lý do đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được đề xuất phương thức đầu tư PPP, trong khi đó đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh lại được đề xuất áp dụng hình thức đầu tư công.


Đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh lại được đề xuất áp dụng hình thức đầu tư công.
Đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh lại được đề xuất áp dụng hình thức đầu tư công.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đã được Chính phủ nghiên cứu để đầu tư theo phương thức PPP, tuy nhiên theo tính toán thì thời gian hoàn vốn của Dự án cần khoảng 28 năm, dẫn tới việc đầu tư theo phương thức PPP là khó khả thi nên không có nhà đầu tư tiềm năng quan tâm tham gia đầu tư.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay việc thu xếp, tiếp cận nguồn tín dụng của các nhà đầu tư còn khó khăn, trong khi đó, Dự án có tính chất quan trọng, cấp bách, vì vậy đề xuất của Chính phủ là có cơ sở.

Trong bối cảnh ngân sách còn hạn chế, căn cứ theo nhu cầu vận tải thì việc đầu tư giai đoạn 1 với quy mô phân kỳ là phù hợp. Theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải cho thấy đến năm 2045 mới cần thiết nghiên cứu mở rộng hoàn chỉnh.

Trao đổi thêm về nguồn vốn cho dự án đường vành đai 3, theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, quyết định đầu tư công theo cơ chế góp vốn giữa trung ương và địa phương để làm đường vành đai 3 là bước chuyển chiến lược, "cú hích" mở một lối ra để làm tuyến đường rất quan trọng này. TP.HCM và các địa phương quyết tâm triển khai thành công dự án, bởi đây là lần đầu tiên trung ương rót số vốn lớn cùng địa phương để làm dự án trọng điểm.

Chính vì vậy, HĐND các địa phương đều đã có nghị quyết về bố trí vốn làm đường vành đai 3. Đây là những địa phương có điều kiện thu ngân sách nên việc bố trí vốn không phải vấn đề lớn.

TP.HCM và các địa phương sẽ chủ động rà soát cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương cho dự án. Trường hợp cần thiết sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động thêm nguồn vốn.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, Chủ trương gộp vốn ngân sách Trung ương và địa phương cùng làm dự án đã mở ra phương án tối ưu để làm dự án này. Các địa phương cũng cam kết bố trí đủ vốn. Hiện nay, TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở cân đối nguồn vốn được bố trí từ ngân sách trung ương và nguồn lực của địa phương.

Các tỉnh đã họp bàn bạc, thảo luận và thống nhất bố trí nguồn lực cho thấy quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt của địa phương trong việc phối hợp với trung ương trong công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng để tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

"Đây cũng là giải pháp quan trọng để tập trung huy động được mọi nguồn lực để phát triển đất nước", ông Thọ cho biết.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước