meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dòng vốn FDI trị giá tỷ USD “cập bến” 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam

Thứ năm, 24/02/2022-15:02
Với việc thay đổi phương pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, Việt Nam đã trở thành “thỏi nam châm” hút hàng loạt các dự án có vốn FDI ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới 2022. 

Dự án Công viên dược quốc tế tại Hải Dương

Ngày 15/2/2022, Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương đã có buổi làm việc với các nhà đầu tư Ấn Độ về việc đầu tư dự án Công viên dược quốc tế tại Hải Dương. Theo kế hoạch, dự án này có quy mô lên tới 960 ha. Tổng kinh phí đầu tư dao động từ 10 - 12 tỷ USD. 

Trước đó, với sự giới thiệu của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, lãnh đạo Công ty Sri Avantika đã đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương nhằm khảo sát đầu tư dự án công viên dược tại Việt Nam vào ngày 26/1/2021. 

Nhà đầu tư Ấn Độ đã lựa chọn Hải Dương là địa điểm đầu tư, sau khi khảo sát và tính toán các lợi thế ở một số địa điểm tại Việt Nam. Theo đề xuất, vị trí đặt dự án Công viên dược quốc tế sẽ thuộc địa bàn các huyện Thanh Miện, Gia Lộc, Bình Giang. 


Hải Dương sẽ sớm có Công viên dược quốc tế.
Hải Dương sẽ sớm có Công viên dược quốc tế.

Vị trí đặt dự án có nhiều thuận lợi về mặt giao thông. Cụ thể, tiếp giáp nút giao thông kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Thời gian di chuyển từ đây tới Thủ đô Hà Nội chỉ mất khoảng 25 phút, tới cảng Hải Phòng khoảng 50 phút, kết nối với các tỉnh trong khu vực thuận lợi. Bên cạnh đường bộ còn có tuyến đường sắt (quy hoạch) kết nối quốc tế.

Dự án Công viên dược quốc tế này còn nằm trong quy hoạch vùng công nghiệp trọng điểm, nhiều khả năng được Chính phủ chấp thuận là vùng kinh tế chuyên biệt với nhiều chính sách ưu đãi.

Công ty Sri Avantika Contractor Limited được thông tin là doanh nghiệp hàng đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực phát triển hạ tầng công viên dược và khu công nghiệp công nghệ cao. Trước đó, Công ty này và Tập đoàn phát triển KCN - Đô thị Đại An đã ký bản ghi nhớ hợp tác đầu tư MOU với mục đích xây dựng và thành lập các công ty sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. 

Dự án dược phẩm tại Thanh Hóa 

Ngày 13/02, Đoàn công tác của các nhà đầu tư Ấn Độ cùng đối tác chiến lược là Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển khu công nghiệp và đô thị Đại An đã đến thăm, khảo sát, tìm hiểu về dự án Khu công nghiệp dược phẩm tại tỉnh Thanh Hóa.

Như vậy, Thanh Hóa đã thành tỉnh thứ 2 ở Việt Nam được các nhà đầu tư Ấn Độ lựa chọn để đầu tư dự án “Công viên dược phẩm”. Dự kiến khu công nghiệp mới này sẽ đầu tư chuyên biệt trong lĩnh vực dược phẩm. Với mục tiêu hướng tới việc thu hút các công ty dược phẩm trên toàn cầu, kết nối, thiết lập cơ sở sản xuất. 


Ảnh minh họa. 
Ảnh minh họa. 

Các nhà đầu tư Ấn Độ cho rằng, nếu thành công, dự án sẽ là đòn bẩy để Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu, phát triển, sản xuất dược phẩm hàng đầu khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Theo kế hoạch, dự án này có tổng quy mô lên tới 1.006ha, trong đó giai đoạn 1 có quy mô khoảng 500 - 600ha. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án khoảng 500 triệu USD. Dự kiến doanh thu xuất khẩu của dự án đạt khoảng 3 tỷ USD/năm. Tạo việc làm cho 50.000 lao động trực tiếp, 200.000 lao động gián tiếp. 

Samsung đầu tư thêm gần 1 tỷ USD vào Thái Nguyên 

Ngày 16/2, UBND tỉnh Thái Nguyên đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (Samsung Điện cơ).  Đây là kết quả của chuyến công tác mà Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên tháp tùng cùng Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Hàn Quốc. 

Theo đó, Samsung sẽ thêm 920 triệu USD để nâng cấp vốn đầu tư của dự án nhà máy Samsung Electro-Mechanics. Dự án này đã được cấp chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 9/2013 với vốn đăng ký ban đầu là 1,2 tỷ USD, chỉ 6 tháng sau khi Tập đoàn Samsung khởi công xây dựng Tổ hợp Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), vốn đầu tư 2 tỷ USD.


Nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên. 
Nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên. 

Nhà máy Samsung Electro-Mechanics ở Thái Nguyên nhằm sản xuất và lắp ráp bản mạch in kết nối mật độ cao HDI (bao gồm Mainboard – bo mạch chủ và FPCB - bảng mạch in linh hoạt), các linh kiện, phụ tùng (như camera module, bộ nắn điện,...) cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao, các loại sản phẩm điện và điện tử khác. 

Việc tăng vốn sẽ giúp Samsung tiếp tục tập trung sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm này. Đồng thời dự án sau khi được phát triển đã góp phần quan trọng giúp Samsung hình thành hệ thống sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh tại Việt Nam. 

Nghệ An thu hút 400 triệu USD vốn FDI trong tháng 1/2022

Khác với các địa phương khác, tỉnh Nghệ An không thu hút thêm được các dự án mới. Tuy nhiên có 2 dự án điều chỉnh vốn quy mô lớn, chỉ trong tháng 1/2022, tỉnh này đã thu hút được 400 triệu USD. Trong đó, dự án có quy mô lớn nhất là Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Trung Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 260 triệu USD.

Hai tháng đầu năm Hải Phòng đón nhận 3 dự án nước ngoài

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã tổ chức hội nghị trao "Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư" cho 3 dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng vào cuối tháng 1/2022. 

Dự án 1 là Trung tâm sản xuất điện tử Chilisin tại Việt Nam của Công ty TNHH Điện tử Chilisin (Hong Kong, Trung Quốc) tại khu công nghiệp VSIP Hải Phòng; đầu tư nhà máy sản xuất và gia công linh kiện điện tử cung cấp cho các đối tác Samsung, Apple với mức điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 96,5 triệu USD lên 170,2 triệu USD (tăng 73,7 triệu USD).


Hải Phòng đón nhận 3 dự án FDI trong tháng 1/2022. 
Hải Phòng đón nhận 3 dự án FDI trong tháng 1/2022. 

Dự án 2 là Trung tâm Logistics ECPVN Hải Phòng 1 của nhà đầu tư Emergent VN Logistics Development Pte. Ltd. (Singapore) tại khu công nghiệp và dịch vụ hàng hải (DEEP C2B) với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD; đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó, cung cấp hệ thống kho lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.

Dự án 3 là JD Property (Vietnam) Logistics Park Hai Phong 1 của nhà đầu tư JD Future Explore V Limited (Hong Kong, Trung Quốc) tại khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 1) với tổng vốn đầu tư 32 triệu USD; đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics, phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước