meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh thu ngành xây dựng phục hồi nhưng giá vật liệu xây dựng bào mòn lợi nhuận

Chủ nhật, 18/09/2022-23:09
Năm 2021, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế, bao gồm cả ngành xây dựng. Chính vì thế, khi nền kinh tế được mở cửa trở lại, ngành xây dựng cũng ghi nhận những khởi sắc.

Doanh thu doanh nghiệp xây dựng tăng trưởng từ nền thấp

Theo Người Đồng Hành, 6 tháng đầu năm, Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã ghi nhận mức doanh thu 7.066 tỷ đồng, tăng gần 30%; Coteccons ( HoSE: CTD ) có mức tăng nhẹ hơn với 1,5%, đạt 5.195 tỷ đồng hay Hưng Thịnh Incons ( HoSE: HTN ) ghi nhận doanh thu 3.245 tỷ đồng, tăng trưởng 14%.

Tương tự với nhóm xây dựng công nghiệp hạ tầng. Đơn cử như Vinaconex ( HoSE: VCG ) có mức tăng với gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Fecon ( HoSE: FCN ), Hạ tầng Giao thông Đèo Cả ( HoSE: HHV ) và Cienco4 ( UPCoM: C4G ) tăng trưởng thấp hơn so với Vinaconex.

Đối với Xây dựng 47 (HoSE: C47) việc tạm dừng thi công thủy điện Hòa Bình và sân bay Long Thành do thời tiết và địa chất đã khiến doanh thu sụt giảm hơn 50% (Bộ Công Thương đã cho phép dự án thủy điện Hòa Bình thi công mở rộng trở lại từ ngày 8/9). 

Mặc dù mảng xây dựng của CII (HoSE: CII) có tăng trưởng, nhưng nguồn thu chính là kinh doanh bất động sản lại giảm gần 40% khiến doanh thu nửa đầu năm sụt giảm.


 
 

Riêng với nhóm ngành xây dựng dân dụng, dù có tăng trưởng nhờ thị trường phục hồi nhưng các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn. Bộ Xây dựng cho biết, trong nửa đầu năm 2022, nguồn cung mới các sản phẩm bất động sản ở tất cả các phân khúc đều rất hạn chế. Nguyên nhân được cho là do việc siết chặt các thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản, sự kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sự suy giảm của thị trường trái phiếu. Ngoài ra, doanh nghiệp xây dựng còn gặp phải một khó khăn khác là xung đột Nga - Ukraine.

Giá vật liệu xây dựng tăng cao bào mòn biên lợi nhuận

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã đẩy giá nguyên vật liệu xây dựng lên cao. Trong khi cơ cấu chi phí xây dựng và nguyên vật liệu chiếm đến 65-70% giá dự toán xây dựng công trình. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất trong 6 tháng đầu năm đã tăng 6,04% so với cùng kỳ năm trước. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều nhà thầu trong nước.

Trong 6 tháng đầu năm, biên lợi nhuận gộp của Xây dựng Hòa Bình giảm từ 7,2% xuống 4,7%. Trái ngược với Hòa Bình, Hưng Thịnh Incons và Coteccons nhờ kiểm soát được chi phí vốn nên biên lợi nhuận gộp tăng lần lượt từ 8,6% lên 9,6% và 4,9% lên 5,6%.

Việc giá vật liệu xây dựng tăng đã làm giảm biên lợi nhuận gộp của Vinaconex từ 14,5% xuống 13,6%. Với Fecon và Cienco 4 cũng xảy ra điều tương tự. CII thậm chí còn kinh doanh dưới giá vốn với doanh thu mảng xây lắp duy tu công trình gần 263 tỷ đồng trong khi giá vốn mảng này là 279 tỷ đồng. Ở nhóm này, hai doanh nghiệp là Xây dựng 47 và Hạ tầng Giao thông Đeo Cả do kiểm soát được chi phí nên có biên gộp tăng trưởng.

Một số doanh nghiệp sau đó cho biết đã đưa ra biện pháp hạn chế ảnh hưởng của "bão giá" nguyên vật liệu. Chẳng hạn như Xây dựng 47 có các hợp đồng thi công với chủ đầu tư uy tín, bố trí nguồn vốn đẩy đủ, được phép điều chỉnh giá khi nhà nước thay đổi chính sách. Vì vậy, khi có biến động tiền lương, giá cả vật tư hay nhiên liệu, công ty không có rủi ro biến động giá. Hay như Xây dựng Hòa Bình cũng đã thương thảo với chủ đầu tư và có những điều khoản về việc tránh rủi ro trượt giá.


 
 

Dù Coteccons và Xây dựng 47 kiểm soát được chi phí đầu vào nhưng những ảnh hưởng từ chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như việc tạm dừng thi công đã khiến lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ sụt giảm. Trong khi đó, Xây dựng Hòa Bình và Fecon vừa chịu ảnh hưởng bởi chi phí nguyên vật liệu, vừa chịu các chi phí quản lý doanh nghiệp cùng chi phí lãi vay nên cũng chứng kiến điều tương tự. Ngoài ra, các công ty còn lại tiết giảm được chi phí như Hưng Thịnh Incons, Cienco 4, Hạ tầng Giao thông Đèo Cả hoặc doanh thu tài chính tăng đột biến như CII và Vinaconex nên có lợi nhuận tăng trưởng.

Triển vọng nào cho ngành xây dựng?

Trong nửa cuối năm 2022 và 2023, VNDirect Research kỳ vọng giá bán thép sẽ tiếp tục giảm dần, tiếp nối đà kể từ tháng 4 (đã giảm hơn 14% từ đỉnh) và giúp giảm áp lực tỷ suất lợi nhuận gộp lên các doanh nghiệp xây dựng.

Trong khi đó, tiến độ đầu tư công hiện vẫn đang chậm, dù đã kết thúc tháng 8 nhưng vẫn chưa đạt một nửa kế hoạch năm. Bộ Tài chính ước tính giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm hơn 212.227 tỷ đồng, tương đương 35,5% kế hoạch năm. Hiện tại 35/51 bộ và 20/63 địa phương đã có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%. Một số dự án giao thông trọng điểm gồm Mai Sơn - QL 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây để đang bị chậm tiến độ.

Tuy nhiên, khi giá vật liệu giảm sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công của các dự án đầu tư công. Theo dự báo của VNDirect Research, nguồn vốn đầu tư công thực hiện năm 2022 tăng 20-30% so với thực tế thực hiện trong năm trước do tăng trưởng nửa cuối năm 2022 có thể cao hơn so với mức nền thấp của cùng kỳ.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, VNDirect Research nhận định các chủ đầu tư bất động sản nhà ở vẫn có thể gặp thách thức trong việc huy động vốn nửa cuối năm 2022 khi Chính phủ yêu cầu thận trọng đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi rủi ro vi phạm trong các đợt phát hành và đấu giá quyền sử dụng đất ngày càng tăng. Lãi suất mua nhà có thể tăng tiếp 30-50 điểm cơ bản trong nửa cuối năm nay.

VNDirect Research dự phóng nguồn cung căn hộ mới tại TP. Hồ Chí Minh sẽ giảm từ 20-30% so với cùng kỳ nửa cuối năm 2022 và đạt khoảng 5.000 - 6.000 căn. Tuy nhiên, nguồn cung mới nhìn chung sẽ hồi phục vào năm 2022 - 2023 từ mức nền thấp 2020 - 2021. Trong năm nay, nguồn cung nhà liền thổ sẽ tiếp tục khan hiếm. Tại thị trường Hà Nội, nguồn cung căn hộ mới có thể tăng lần lượt 50% và 20% lên 25.600 căn và 30.000 căn vào năm 2022 và năm 2023 tới đây. Trong khi đó nguồn cung nhà liền thổ sẽ ở mức 2.500 căn trong năm 2022.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước