meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà đầu tư cần thận trọng với "cổ phiếu vua"

Thứ ba, 06/09/2022-23:09
Mặc dù cổ phiếu ngân hàng, được mệnh danh là "cổ phiếu vua", còn động lực tăng trưởng, song các nhà đầu tư vẫn cần thận trọng khi lựa chọn cổ phiếu này.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp, thời gian qua, nhóm ngân hàng tiếp tục giữ lửa cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Tính đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế ghi nhận ở mức trên 11,42 triệu tỷ đồng, tăng 9,35% so với thời điểm cuối năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,47% trong nửa đầu năm 2021 nhờ nhu cầu vốn tăng cao sau khi Việt Nam cơ bản khống chế được đại dịch Covid-19. Hiện tại, nhu cầu tín dụng ở mức tích cực và kỳ vọng đạt 14% cho cả năm 2022.


Hầu hết các ngân hàng đều đang được định giá dưới mức P/BV trung bình 3 năm.
Hầu hết các ngân hàng đều đang được định giá dưới mức P/BV trung bình 3 năm.

Trong khi đó, tăng trưởng huy động chỉ giữ mức 4,5% so với thời điểm đầu năm. Mức chênh lệch tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước lớn hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần, do các ngân hàng có vốn Nhà nước có thể tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi đến từ Kho bạc nhà nước trong bối cảnh đầu tư công chưa có nhiều tiến triển.

Với nguồn cung tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay bắt đầu tăng 1-2% so với đầu năm với nhiều khoản giải ngân mới.

Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của ngành ngân hàng cũng được kiểm soát tốt. Khoản vay tái cơ cấu do Covid-19 dường như vẫn trong tầm kiểm soát. Được biết, tổng dư nợ các khoản vay này vào cuối tháng 6/2022 ở mức hơn 200 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,8% tổng dư nợ tín dụng và giảm 24% so với hồi đầu năm nay).

Triển vọng ngành ngân hàng cuối năm

Dự báo tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2022 sẽ chậm chậm hơn so với mức tăng trưởng nửa đầu năm nay. Nguyên nhân bởi mục tiêu chính của Ngân hàng Nhà nước là ổn định vĩ mô, kiểm soát và không để xảy ra tình trạng lạm phát tăng cao, vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ thận trọng trong việc nới hạn mức tín dụng trong nửa cuối năm 2022. Theo đó, hạn mức cấp thêm có thể chỉ ở mức vừa phải, đi cùng với điều kiện các ngân hàng phải hạn chế giải ngân đối với các phân khúc rủi ro.


Tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2022 có thể sẽ chậm hơn so với mức tăng trưởng nửa đầu năm nay
Tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2022 có thể sẽ chậm hơn so với mức tăng trưởng nửa đầu năm nay

Động lực tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm nay có thể sẽ khác so với 6 tháng đầu năm, khi mà trọng tâm sẽ chuyển từ cho vay bất động sản sang cho vay dài hạn đối với các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, sản xuất và truyền tải điện. Ngoài ra, còn có gói hỗ trợ lãi suất 2% tương ứng dư nợ khoảng 2 triệu tỷ đồng phân lô trong năm 2022. Do đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn có thể đạt được.

Việc Thông tư 14/2020/TT-NHNN đã hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2022 có thể khiến dư nợ xấu sẽ tăng lên, nhưng áp lực dự phòng được giảm thiểu khi các ngân hàng đã tăng cường bộ đệm dự phòng đối với các khoản nợ tái cơ cấu lên cao hơn mức quy định là 30% trong bối cảnh nguồn thu nhập dồi dào.

Cổ phiếu nào có triển vọng?

So với thời điểm đầu năm, các cổ phiếu ngân hàng đã giảm 6-40%. Theo đó, định giá cổ phiếu các ngân hàng thuộc phạm vi phân tích của VDSC đã giảm xuống dưới mức trung bình 3 năm. Một số ngân hàng thậm chí đã có chỉ số P/B thấp hơn một độ lệch chuẩn so với mức trung bình 5 năm. Có thể thấy, sự điều chỉnh này đã phản ánh cả môi trường lãi suất dần tăng lên cùng một phần lo ngại liên quan đến rủi ro nợ xấu.

Trong nhóm cổ phiếu Big 3 ngân hàng có vốn nhà nước, đặc biệt là VCB. mặc dù tăng mạnh về cho vay nhưng cổ phiếu này vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,61%. Đồng thời, ngân hàng Vietcombank cũng đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên ức 506%, mức cao lịch sử của VCB cũng như các ngân hàng ở Việt Nam.

Còn với nhóm ngân hàng cổ phần như MBB, ACB, TCB, VPB… có mức tăng trưởng CASA nhờ các ứng dụng công nghệ trong sản phẩm giúp giảm bớt chi phí vốn. Điều này cũng giúp tỷ lệ CASA tăng trong 6 tháng cuối năm 2022.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với VPB, kỳ vọng nới room tín dụng ở mức cao so với thị trường. Vốn chủ sở hữu của VPB hợp nhất hiện đang ở top cao của thị trường, giúp ngân hàng này được nới room tín dụng cao. Do tệp khách hàng cho vay của VPB chủ yếu là khách hàng cá nhân bị chịu ảnh hưởng của dịch dịch bệnh nên họ được ưu tiên hỗ trợ.

Với việc nhận chuyển giao bắt buộc, MBB sẽ được ưu tiên tăng tín dụng thêm khoảng 5-10% trong năm 2022 và các năm tới, thậm chí có thể tăng 30%/năm mà vẫn đảm bảo an toàn với tỷ lệ CAR duy trì ở mức 10 - 11%.

Đặc biệt, với việc mở rộng cho vay bán lẻ, tài chính tiêu dùng cũng như cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ đã giúp MBB có tỷ suất sinh lời cao. Cùng với đó, chi phí vốn sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp khi CASA tăng trưởng nhờ các chương trình thu hút khách hàng và phát triển ứng dụng số...

Mặc dù vậy, vẫn tồn tại những rủi ro nhất định khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng, bởi những ngân hàng có tỷ lệ cho vay bất động sản hoặc nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp cao trong danh mục tín dụng sẽ khó có thể đạt tăng trưởng tín dụng cao trong năm nay. Ngược lại, những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, bộ đệm dự phòng mạnh, giữ hoạt động cho vay thận trọng và tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp ở mức thấp sẽ hoàn toàn được hưởng lợi.

Thống kê trong 22 năm hoạt động của chứng khoán Việt Nam cho thấy, VN-Index có đến 14 lần tăng điểm vào tháng 9.  Tính trong 10 năm gần nhất, xác suất để chỉ số này tăng trong tháng 9 lên đến 70%, nhưng biên độ hẹp hơn đáng kể so với giai đoạn trước. Đặc biệt, VN-Index đang ghi nhận chuỗi 6 năm liên tiếp tăng điểm trong tháng 9, tuy nhiên mức tăng đều không quá 3%.

Trên thực tế, tháng 9 hàng năm là khoảng thời gian không có nhiều thông tin hỗ trợ thị trường ngoài một số doanh nghiệp đưa ra ước tính kết quả kinh doanh quý 3 trước khi được công bố vào tháng 10. Vì vậy, diễn biến khả quan của thị trường chứng khoán trong tháng 9 chủ yếu phản ánh kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, cục diện năm nay có thể khác khi nhiều yếu tố trái chiều dự kiến sẽ xuất hiện trong tháng 9 dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

11 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

11 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

11 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

11 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

11 giờ trước