Doanh số bán hàng tăng trưởng hai con số nhưng lợi nhuận của CP Foods có thể vẫn "dậm chân tại chỗ"
BÀI LIÊN QUAN
Chi phí đầu vào "càn quét" lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi bị "bào mòn"Nhờ bán quần áo cũ, cô gái 26 tuổi thu về lợi nhuận “khủng”, đủ tiền mua được căn nhàĐHCĐ năm 2022 của LienVietPostBank: Đặt lợi nhuận ở mức 4.800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trướcTheo Doanh nghiệp và Kinh doanh, Undercurrent News cho biết, trong khi nhu cầu tại Tập đoàn thực phẩm Thái Lan Charoen Pokphand Foods (CP Foods) về cơ bản đã có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2022 thì mức chi phí sản xuất và chế biến cũng ghi nhận tăng mạnh không kém.
Chính vì thế, Giám đốc điều hành Prasit Boondoungprasert cho biết ông không kỳ vọng lợi nhuận sẽ có sự thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm ngoái dù công ty đưa ra dự báo doanh số bán hàng sẽ có sự cải thiện ở mức hai con số. Vị CEO này bộc bạch: "Ở một số quốc gia, lạm phát là một vấn đề, đặc biệt là Mỹ. Không chỉ chi phí vận chuyển, mà còn tất cả chi phí đều tăng”ông Prasit Boondoungprasert trả lời phỏng vấn trang Undercurrent News. Chi phí mọi mặt hàng đều tăng tối thiểu 15%, mức tăng trung bình lên tới 40%".
Cũng theo lời vị CEO này, chi phí sản xuất thịt gà tại Mỹ đã tăng 50%, trong đó, chi phí logistics đã tăng đến 120% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông giải thích rằng phần lớn điều này là đến từ việc chi phí lao động ở Mỹ tăng lên, khi lương tại nhà máy tăng lên gấp đôi cùng kỳ năm ngoái ở mức 17 - 18 USD/giờ. Còn tại Thái Lan, chi phí lao động cũng có mức tăng tương tự dù không quá mạnh.
ĐHCĐ Eximbank: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, lần đầu tiên trả cổ tức sau 8 năm
Khi nói về tình trạng đấu đá nội bộ ngân hàng, bà Lương Thị Cẩm Tú – Chủ tịch HĐQT Eximbank khẳng định, những vấn đề này đã kết thúc ở nhiệm kỳ VI. Đến nhiệm kỳ VII hiện tại, HĐQT đã đề ra mục tiêu đặt lợi ích cổ đông và phát triển ngân hàng lên hàng đầu.Năm 2022 nên đầu tư vào mã chứng khoán nào để mang lại lợi nhuận hấp dẫn?
Về triển vọng tăng trưởng, MSB đánh giá cao tiềm năng các ngành kinh tế như bất động sản, điện, sản xuất điện, dầu khí, dệt may, bán lẻ,...Ông Boondoungprasert nói: "Chúng tôi đoán rằng có rất nhiều người đến làm việc tại Bangkok hoặc các tỉnh lân cận nhưng do đại dịch, họ đã trở về quê và ở đó khoảng một năm rưỡi. Chính vì thế mà họ đã thích nghi với cuộc sống ở quê nhà". Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu lao động sau đại dịch.
Boondoungprasert nói thêm: "Cái nào tốt cho họ nhưng lại không tốt cho doanh nghiệp. Chúng tôi đã mất nhiều người vào năm ngoái và trong năm nay, tình hình đã tốt hơn khi số lượng lao động đã tăng lên. Thế nhưng với số lượng lao động như hiện nay thì vẫn không đủ để có thể đáp ứng được khối lượng công việc khổng lồ tại nhà máy".
Và nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động, CP Foods đã đẩy mạnh việc tự động hóa trong năm 2022. Vị CEO này cho biết: "Tự động hóa là một chủ đề lớn đối với chúng tôi. Một câu hỏi lớn đặt ra với chúng tôi chính là có thể tự động hóa với tất cả các sản phẩm không. Nhưng nếu như có thể thì chúng tôi sẽ đầu tư cho máy móc để tự động hóa nhà máy. Đó cũng chính là định hướng chiến lược chủ đạo của toàn công ty".
Tại những nơi không thể tự động hóa, CP Foods cũng mới kết hợp với phần mềm Internet of Things (IoT) vào các nhà máy nhằm mục đích cải thiện hiệu quả các đơn vị chế biến riêng biệt. Ông cũng nói thêm rằng chi phí lao động đã tăng đáng kể trong năm nay. Vì thế mà việc tự động hóa là điều cần thiết ở thời điểm này.