meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp thủy sản đón cơ hội vàng năm 2023 khi Trung Quốc mở cửa biên giới

Thứ tư, 28/12/2022-22:12
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, các doanh nghiệp trong thời gian tới cần có những biện pháp đặc thù nhằm tiếp thị thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại. Một trong số những điều quan trọng là thiết lập cơ quan bán hàng trực tiếp của người Việt và cần xem xét lựa chọn địa phương nào sao cho phù hợp.

Thị trường Trung Quốc mở cửa sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản

Mới ngày 26/12 vừa qua, Trung Quốc đã phát đi thông báo về việc mở cửa biên giới, đồng thời dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch Covid-19 kể từ ngày 8/1/2023. Theo SCMP đưa tin, đây chính là bước đi cuối cùng của Trung Quốc trong việc hủy bỏ chính sách “Zero Covid” vốn được quốc gia này áp dụng suốt 3 năm qua. Việc thị trường 1,4 tỷ dân mở cửa trở lại được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 

Bên lề hội nghị tổng kết ngành thủy sản năm 2022, bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản đến mức bùng nổ. Nguyên nhân bởi, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề sẽ khiến nguồn nguyên liệu nội địa của nước này khó có thể đáp ứng kịp. 


Năm nay được coi là năm thăng hoa của thủy sản khi kim ngạch xuất khẩu ước đạt lên đến gần 11 tỷ USD, so với năm 2021 đã tăng 22%. Ảnh: Vietnambiz
Năm nay được coi là năm thăng hoa của thủy sản khi kim ngạch xuất khẩu ước đạt lên đến gần 11 tỷ USD, so với năm 2021 đã tăng 22%. Ảnh: Vietnambiz

Cụ thể, Giám đốc Truyền thông của VASEP nhận định: “Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu ngày càng tăng, Trung Quốc trong năm 2023 chính là điểm đến tiềm năng nhất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nhờ nhu cầu bùng nổ, sở hữu vị trí địa lý gần trong khi chi phí logistics và rủi ro cũng thấp hơn rất nhiều khi so sánh với các thị trường khác”. 

Khi chia sẻ về các mặt hàng xuất khẩu, bà Lê Hằng nhận định, các doanh nghiệp cá tra đã có sẵn mối quan hệ thương mại với các đối tác Trung Quốc nên mặt hàng này sẽ có lợi hơn so với tôm. Đồng thời, cá tra Việt Nam có thể lấp đầy khoảng trống của cá thịt trắng từ Nga để lại trong bối cảnh xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Chưa kể trong những tháng gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng tiêu thụ cá tra cùng với các loại cá nước ngọt khác nhiều hơn cả cá rô phi. Đây cũng là một tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 

Đối với mảng tôm, theo bà Lê Hằng dù Trung Quốc đang nhập khẩu một lượng lớn nhưng sản phẩm tôm của Việt Nam khó có thể cạnh tranh tại thị trường này cả ở phân khúc cao cấp cũng như nguyên liệu. Nhận ra được điều này, các doanh nghiệp đã chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng sang những thị trường tiềm năng khác, bao gồm EU hay Nhật Bản… 

Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP trước đó cũng nhận định, doanh nghiệp thủy sản nếu như muốn tăng trưởng xuất khẩu thì phải đi sâu vào thị trường Trung Quốc. Trong 11 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba tại Việt Nam với kim ngạch lên đến gần 1,5 tỷ USD. 

Đáng chú ý, ở những tỉnh thành có lượng tiêu thụ lớn như Sơn Đông, Thượng Hải, Phúc Kiến, Liêu Ninh, Bắc Kinh hay Thiên Tân, thủy sản Việt Nam cũng đang chiếm được thị phần đáng kể. Những địa phương này cũng đang chiếm đến 87% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tại Trung Quốc. Mỗi năm, chỉ tính riêng Sơn Đông đã nhập khẩu lên đến 4 tỷ USD thủy sản. 


Theo ông Trương Đình Hòe, các doanh nghiệp trong thời gian tới cần có những biện pháp đặc thù nhằm tiếp thị thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại. Ảnh minh họa
Theo ông Trương Đình Hòe, các doanh nghiệp trong thời gian tới cần có những biện pháp đặc thù nhằm tiếp thị thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại. Ảnh minh họa

Theo ông Trương Đình Hòe, các doanh nghiệp trong thời gian tới cần có những biện pháp đặc thù nhằm tiếp thị thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại. Một trong số những điều quan trọng là thiết lập cơ quan bán hàng trực tiếp của người Việt và cần xem xét lựa chọn địa phương nào sao cho phù hợp.

Cụ thể, ông Hòe cho biết: “Thị trường Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân cùng với nhiều tỉnh thành, trong khi diện tích của một tỉnh là rất lớn. Chính vì thế, chúng ta cần coi Trung Quốc giống như Liên minh châu Âu 27 nước, bởi phong tục và chính sách của mỗi tỉnh là khác nhau. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ chính sách của từng địa phương; từ đó có được sách lược phù hợp với từng sản phẩm. Đặc biệt, với sản phẩm tôm cần tính toán một cách kỹ càng hơn vì sự cạnh tranh từ tôm Ecuador và Ấn Độ rất lớn”.

Mục tiêu 10 tỷ USD trong năm tới có khả quan?

Năm nay được coi là năm thăng hoa của thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt lên đến gần 11 tỷ USD, so với năm 2021 đã tăng 22%. Sau hơn 2 thập kỷ tham gia “đấu trường” thương mại quốc tế, đây là con số lớn nhất mà ngành thủy sản ghi nhận được. 

Theo bà Lê Hằng, để có được kết quả này chủ yếu là nhờ nhu cầu tiêu thụ phục hồi của nhiều thị trường hậu Covid-19, trong khi đó giá các loại thủy sản xuất khẩu cũng tăng trong khoảng từ 20% cho đến 50%. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng bắt kịp với cơ hội xúc tiến thương mại, chú trọng vào việc tận dụng những ưu đãi thuế quan từ các FTA để có thể gia tăng doanh thu xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng ngày càng linh hoạt hơn về cơ cấu sản phẩm cũng như thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh khối EU, Mỹ và Nhật Bản đang chật vật vì lạm phát cùng biến động tiền tệ, các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng sang những nền kinh tế ổn định hơn như Mexico, ASEAN…


Trong bối cảnh khối EU, Mỹ và Nhật Bản đang chật vật vì lạm phát cùng biến động tiền tệ, các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng sang những nền kinh tế ổn định hơn như Mexico, ASEAN… Ảnh minh họa
Trong bối cảnh khối EU, Mỹ và Nhật Bản đang chật vật vì lạm phát cùng biến động tiền tệ, các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng sang những nền kinh tế ổn định hơn như Mexico, ASEAN… Ảnh minh họa

Tuy nhiên, lạm phát đã dần ngấm vào ngành thủy sản, thể hiện rõ vào các doanh nghiệp kể từ quý 4 năm nay khi các đơn hàng ngày càng giảm và ít dần cho đến quý đầu năm tới. Trong bối cảnh nhiều thách thức và khó khăn, Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản trong năm 2023 đạt 10 tỷ USD, giảm nhẹ khi so với năm 2022.

Theo nhận định của bà Lê Hằng, đằng sau con số 11 tỷ USD “kỷ lục” của năm 2022, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt hàng loạt các bài toán về chậm, hoãn giao hàng, ngoài ra còn chi phí bảo quản, lưu kho cao, thiếu vốn… Những thách thức này sẽ tác động đến việc thu mua nguyên liệu cho người nông dân. Trong khi đó, người dân cũng thiếu hụt nguồn vốn để đầu tư nuôi trồng vụ mới. Một khi khó khăn chồng chất lên nhau, chúng sẽ tạo nên hiệu ứng domino kéo dài, đẩy lùi tăng trưởng của ngành thủy sản.

Cụ thể, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho biết: “Giai đoạn đầu năm 2023, doanh nghiệp nên chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu sang những nền kinh tế tiềm năng như Trung Đông. Dự báo nửa sau năm tới, nền kinh tế các nước và nhu cầu thị trường sẽ dần hồi phục, điều này thúc đẩy xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trở lại. Vì thế, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng về nguồn nguyên liệu và nguồn lực cũng như nguồn vốn để có thể đón đầu cơ hội”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

20 phút trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

20 phút trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

6 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

6 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

6 giờ trước