Chủ tịch Intimex: Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022 - 2023 vẫn tiếp tục giảm mạnh
BÀI LIÊN QUAN
Xuất khẩu nông sản bứt phá mạnh mẽ, thiết lập kỷ lục mớiXuất khẩu ô tô Việt: Giấc mơ đã thực hiện được bước đầuKim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 3,6 tỷ USD, đến gần hơn với mục tiêu nămSố liệu của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) cho thấy, tổng lượng xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2021-2022 là khoảng 1,7 triệu tấn, bao gồm cả thành phẩm và arabica. So với niên vụ trước đó, con số này đã tăng 13% do giá cả ở trên sàn London luôn được giữ ở mức cao nên đã thúc đẩy người dân bán ra. Chưa kể, cà phê robusta của Việt Nam trong niên vụ vừa qua không phải chịu sự cạnh tranh đến từ những mặt hàng cùng loại của Brazil bởi sản lượng của nước này đã giảm xuống.
Thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group) chính là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước, tiếp đến là Vĩnh Hiệp cùng với Công ty 2/9. Theo ước tính, tổng lượng cà phê nhân được sử dụng để sản xuất và chế biến trong nước lên đến 200.000 tấn; trong đó có 130.000 tấn là dùng để rang xay còn 170.000 tấn được sử dụng cho việc chế biến cà phê hòa tan.
Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu vụ, xuất khẩu đã tăng liên tục. Cụ thể, tổng khối lượng chiếm đến 55% tổng lượng xuất khẩu của cả vụ và đạt gần 1 triệu tấn. Tuy nhiên khi đến 6 tháng cuối, lượng xuất khẩu đã giảm đáng kể do người dân chỉ bán ra với mức giá cao. Đáng chú ý, trong một số tháng cuối vụ, Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ hàng robusta Indonesia được chào bán với mức trừ lùi thấp hơn. Chính vì thế, trong giai đoạn từ tháng 6 cho đến tháng 9, Indonesia vào vụ và giá Robusta rẻ hơn Việt Nam từ 100 đến 200 USD/tấn đã khiến nhu cầu mua từ Việt Nam giảm mạnh.
Nhiều nhà xuất khẩu phải mua đắt, bán rẻ
Sau giai đoạn tháng 3 trở đi, giá trừ lùi đã co lại, giảm mạnh từ hơn 450 USD/tấn xuống chỉ còn 50 USD/tấn. Vì thế, những nhà xuất khẩu có hợp đồng giao hàng đã phải mua nội địa với mức giá cao. Thậm chí đến tháng 9 là thời điểm cuối vụ, vì không mua được hàng nên nhiều doanh nghiệp không còn cách nào khác là xin giao hàng trễ qua tháng 10 và tháng 11. Không ít nhà xuất khẩu đã phải nhận khiếu nại về độ ẩm của sản phẩm, bị trả hàng và thậm chí phải đền bù chi phí.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc An, Trưởng ban Kinh doanh Xuất nhập khẩu Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafé) cho biết, thời điểm hiện tại công ty vẫn chưa ký kết hợp đồng mới mà chỉ chủ yếu thực hiện các hợp đồng cũ. Cụ thể, ông An cho biết: “Hiện nay, giá cà phê nguyên liệu tại thị trường nội địa vẫn chưa tốt, dù là đang trong vụ thu hoạch. Giá nội địa hiện tại cộng thêm các loại chi phí khác như chế biến, kho bãi, tàu…đã cao hơn 3% so với giá xuất khẩu. Do đó, chúng tôi vẫn chưa ký thêm các hợp đồng mới mà chủ yếu thực hiện các hợp đồng cũ”.
Thời điểm hiện tại, giá cà phê nội địa dao động trong khoảng 40.600 - 41.100 đồng/kg, ghi nhận tăng nhẹ khoảng 3% so với hồi đầu vụ thu hoạch (vào giữa tháng 11). Bên cạnh đó, tỷ giá USD hiện vẫn đang trong tình trạng biến động, có thể gây rủi ro cũng như ảnh hưởng đến giá chào xuất khẩu ở trong cùng một thời điểm. Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông An cho biết: “Nếu như giá cả cùng với việc xuất khẩu thuận lợi, vòng quay hàng tồn kho nhanh thì thiệt hại chênh lệch tỷ giá trong lãi vay sẽ không cao. Thế nhưng hiện nay, trong bối cảnh giá cà phê biến động thất thường, chúng tôi đang phải chịu ảnh hưởng rất nhiều".
Cũng theo đại diện của Vinacafé, trong năm nay công ty ưu tiên về việc phòng thủ hơn và không đặt nặng mục tiêu chạy theo doanh thu. Nguyên nhân bởi, hiện tại thị trường đang có nhiều biến động và nhiều rủi ro liên quan đến vấn đề lạm phát và suy thoái kinh tế. Thay vào đó, doanh nghiệp trong khoảng thời gian này sẽ ưu tiên nhiều về quản trị rủi ro, làm thế nào để sản xuất kinh doanh một cách an toàn nhất.
Trong một diễn biến khác, ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, sản lượng cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2022-2023 dự kiến sẽ giảm mạnh so với niên vụ trước tuy nhiên ước tính sẽ không đáng kể. Ngoài ra, sản lượng niên vụ cà phê năm nay cũng được dự báo sẽ giảm so với niên vụ trước. Cụ thể, theo VICOFA, sản lượng niên vụ 2022 - 2023 dự kiến sẽ giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021 - 2022, tương đương với mức giảm xuống khoảng 1,47 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích trồng cà phê trong thời gian gần đây có xu hướng giảm vì người dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn như sầu riêng, bơ, hoặc tiến hành trồng xen canh trong vườn.
Tuy nhiên, ông Nam vẫn nhận định, tỷ lệ hàng đạt tiêu chuẩn đối với tỷ lệ nhiễm thuốc Glyphosate của cà phê Việt Nam cũng được đánh giá ở mức tốt. Điều này chính là lợi thế cạnh tranh chính của cà phê Việt so với robusta Brazil. Hiện nay, Liên Minh Châu Âu liên tục cảnh báo về việc sẽ tiếp tục siết trong trong các năm tiếp theo. Ngoài ra, cước tàu đi Châu Âu và Mỹ trong thời gian qua cũng đang giảm mạnh và bình ổn hơn so với năm 2020 - 2021.