meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp “ngóng” vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội 

Thứ hai, 17/10/2022-20:10
Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội do đó nhiều chính sách hỗ trợ đã được áp dụng, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. 

Dự án “khát vốn”

Theo kinhtemoitruong.vn, Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổng hợp các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ (đợt 3) được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, có 9 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư có nhu cầu vay vốn theo đề xuất khoảng hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa có nhiều dự án đề xuất vay vốn nhất, lên tới 6 dự án đều tại TP Thanh Hóa. 

Đó là các dự án nhà ở xã hội tại khu dân cư Đông Nam - khu đô thị Đông Phát (Tân Thành ECO2) xây dựng 405 căn hộ, tổng mức đầu tư 370 tỷ đồng, có nhu cầu vay 100 tỷ đồng. Dự án nhà ở xã hội có vị trí tại thôn Bào Ngoại, phường Đông Hương, quy mô 569 căn hộ, tổng mức đầu tư gần 390 tỷ đồng, có nhu cầu vay vốn đề xuất là 30 tỷ đồng. Dự án nhà ở xã hội tại phường Quảng Thắng, có quy mô 552 căn hộ, tổng mức đầu tư dự kiến là 500 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 200 tỷ đồng. Dự án nhà ở xã hội AMCI tại phường Quảng Thành, có quy mô 900 căn hộ, tổng mức đầu tư gần 530 tỷ đồng, có nhu cầu vay vốn 350 tỷ đồng. 


Thêm 9 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ (đợt 3) được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Thêm 9 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ (đợt 3) được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Hai dự án nhà ở dành cho công nhân tại tỉnh Thanh Hóa gồm Nhà ở công nhân Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bất động sản nhà Việt Nam, với quy mô 500 căn hộ có mức đầu tư 450 tỷ đồng và đề xuất được vay vốn 200 tỷ đồng. Dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu vực phía Đông Khu công nghiệp Lễ Môn có chủ đầu tư là Công ty TNHH giầy Sunjade Việt Nam, với quy mô 1.398 căn hộ có tổng mức đầu tư 1.428,4 tỷ đồng và nhu cầu vay vốn là 400 tỷ đồng.

Trong danh sách của Bộ Xây dựng các địa phương như Lạng Sơn, Phú Thọ, Đắk Lắk đều có 1 dự án đề xuất vay vốn. Tại Lạng Sơn là dự án Nhà ở xã hội số 2, xây dựng tại TP Lạng Sơn, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư NNP và Công ty cổ phần CDC Hà Nội thực hiện, quy mô dự án 796 căn, tổng mức đầu tư 708,3 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 100 tỷ đồng. 

Tại Phú Thọ, dự án Khu nhà ở và dịch vụ Khu công nghiệp Thụy Vân, Công ty cổ phần Đầu tư sản xuất và Thương mại Hà Thành là chủ đầu tư, quy mô dự án 671 căn hộ, tổng mức đầu tư dự án 300 tỷ đồng, nhu cầu vay 30 tỷ đồng. 

Tại Đắk Lắk là dự án nhà ở xã hội tại khối 6, phường Khánh Xuân, quy mô 67 căn hộ, tổng mức đầu tư 29 tỷ đồng, đề xuất vay vốn 10 tỷ đồng. 

Đợt xét duyệt 1 và đợt xét duyệt 2 trước đó của Bộ Xây dựng đã có 15 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ được UBND cấp tỉnh đề xuất gần 6.100 tỷ đồng tại các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Tây Ninh, Tiền Giang, Bình Định, TP Hồ Chí Minh.  


Đợt xét duyệt 1 và 2 của Bộ Xây dựng có 15 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ được đề xuất hỗ trợ lãi suất. 
Đợt xét duyệt 1 và 2 của Bộ Xây dựng có 15 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ được đề xuất hỗ trợ lãi suất. 

Doanh nghiệp gặp nhiều rào cản tiếp cận vốn ưu đãi

Theo Bộ Xây dựng trong các chính sách nổi bật quý II, có Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Trong đó có hướng dẫn hỗ trợ lãi suất 2% cho cả những đối tượng thực hiện xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở xã hội.

Chính phủ ban hành Nghị định số 31 và Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công bố bằng văn bản và trên cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng.

Ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, có nhiều dự án đủ điều kiện tuy nhiên thẩm quyền ban hành văn bản gửi về Bộ Xây dựng chưa đúng. 


Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi do nhiều tiêu chí siết chặt.
Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi do nhiều tiêu chí siết chặt.

Trong khi đó, từ phía các ngân hàng còn nhiều băn khoăn về các khách hàng được vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31. Ông Hưng cho biết, các ngân hàng đề nghị làm rõ đối với các dự án nhà ở xã hội, dự án cải tạo chung cư cũ thì cho vay ưu đãi với chủ đầu tư hay nhà thầu thực hiện dự án hoặc cả hai.

Về phía Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản trực tiếp làm rõ các trường hợp được thụ hưởng gói hỗ trợ 2% lãi suất là các chủ đầu tư dự án, bao gồm cả các chủ đầu tư thực hiện dự án tháo dỡ toàn bộ và xây dựng lại chung cư cũ. 

Đối với Nghị định 31/2022/NĐ-CP là một trong những chính sách được mong đợi nhất năm nay, được ví như chiếc “phao vàng” giúp doanh nghiệp có thêm vốn lưu động, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, quy định này quá khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp nản lòng. 

Theo quy định, để được tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện, bao gồm: một là đủ điều kiện vay vốn thông thường của các ngân hàng thương mại; hai là đáp ứng được điều kiện đã ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 – 31/12/2023; ba là sử dụng vốn đúng mục đích; bốn là chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo chính sách khác.

“Các doanh nghiệp kỳ vọng nguồn vốn vay giúp tác động tích cực đến quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19, nhưng với tiêu chí siết chặt như trên doanh nghiệp rất khó tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất này. Bởi lẽ, tác động của đại dịch Covid-19, với tiêu chí không có nợ xấu, phải có doanh thu, tài sản bảo đảm... đa số doanh nghiệp khó đáp ứng được”, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Phạm Huy Hùng nhìn nhận.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

12 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

12 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

12 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

12 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

12 giờ trước