Nên linh hoạt trong đối tượng mua nhà ở xã hội
BÀI LIÊN QUAN
Người có thu nhập thấp vẫn khó “chạm tay” tới nhà ở xã hội nếu lãi suất 8,2%Chi tiết quỹ đất xây nhà ở xã hội tại nhiều địa phương Khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, chuyên gia nêu loạt rào cản từ thủ tụcThời hạn vay cần đủ dài
Hiện nay, mặc dù chủ trương xây dựng nhà ở xã hội đã có nhưng nếu chúng ta không quyết liệt trong việc triển khai thực hiện thì rất khó để có được những quỹ đất sạch để có thể tổ chức triển khai xây dựng.
Bản tin BĐS 25/4/2023: Ngân hàng cho vay nhà ở xã hội được giảm 50% hệ số rủi ro tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Gặp khó khi mua nhà ở xã hội vì giá đã cao còn có “phí lót tay”
Hiện nay, thị trường nhà ở xã hội đang thiếu nguồn cung trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu. Trong phân khúc này, một số căn hộ cũ đã tăng giá gấp đôi chỉ sau 7 năm.Nhiều chủ đầu tư đề xuất Chính phủ cho phép làm thêm nhà ở xã hội
Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch trở lại đường đua phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2023 - 2024. Tuy nhiên, những khó khăn khi phát triển loại hình này đã khiến nguồn cung không thể đột phá.Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - VARS cho biết, theo quy định hiện nay có khoảng 10 đối tượng đủ điều kiện được mua thì chúng ta nên linh hoạt, tránh bó buộc, cố định đối tượng được mua. Dẫn chứng trường hợp ở Bắc Ninh, ông Thanh thông tin, trong quyết định bán nhà ở xã hội thuộc các dự án ở địa phương này chỉ bán được cho đối tượng là công nhân làm việc trong các khu công nghiệp ở đây. Tuy nhiên, những đối tượng này lại không có đủ tiền, không đủ khả năng chi trả để có thể mua được nhà. Còn lại, rất nhiều các đối tượng khác có đủ điều tiền để mua nhà thì lại không nằm trong diện được mua. “Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nguồn cung nhà ở xã hội không nhiều nhưng lại bị ế vì không bán được. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư và người dân có nhu cầu mua nhà. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này chúng ta cần thay đổi theo hướng bất kỳ đối tượng nào thuộc diện được mua nhà ở xã hội đều có thể mua”, ông Thanh cho biết.
Cũng theo ông Thanh, theo quy định mức trần lợi nhuận của các chủ đầu tư khi triển khai xây dựng nhà ở xã hội chỉ có 10%, nếu công tác bán hàng bị chậm, lợi nhuận của các chủ đầu tư sẽ bị giảm, thậm chí lỗ. Do đó, chúng ta cần có các điều chỉnh để làm sao khâu phê duyệt dự án và phê duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội được hợp lý. Qua đó góp phần tăng nguồn cung và tháo gỡ được các vướng mắc của cầu”.
Ngoài ra, vấn đề của gói tín dụng 120 nghìn tỷ, không chỉ ở Việt Nam mà kể cả ở các nước phát triển như Anh, ÚC, Mỹ, … khi cho người dân vay mua nhà đều cho vay dài hạn 20-30 năm là rất bình thường. Đối với Việt Nam hiện nay, việc cho vay với thời hạn 10 năm cũng rất hiếm. Các chính sách về tín dụng cũng cần phải có những chính sách dài kỳ và các khoản cho vay dài hạn đối với nhà ở xã hội. Có như vậy, nhà ở xã hội mới thu hút được nhiều chủ đầu tư tham gia và nhận được nhiều sự hưởng ứng của người dân.
Nhiều địa phương, chủ đầu tư đang...trói mình
Để làm một dự án nhà ở xã hội, nếu nhanh nhất sẽ là quá trình xây dựng + 5 năm thì một dự án chúng ta làm phải mất tới 9 năm từ lúc bắt đầu tới lúc thu được đồng tiền cuối cùng nếu theo chính sách hiện tại.
Mặt khác, đối với quỹ đất 20% dành cho xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, các chủ đầu tư phải đấu thầu lại từ đầu. Sau khi đấu thầu, dù có trúng thầu họ cũng không được 20% phần diện tích thương mại ở khu nhà ở xã hội nữa. Ngược lại, nếu phát triển một dự án nhà ở xã hội mới, chủ đầu tư sẽ được 20% diện tích phần nhà ở thương mại. Vì vậy, không ai muốn làm mà chỉ muốn trả lại. Đây chính là khó khăn về mặt chủ đầu tư khi triển khai các dự án về nhà ở xã hội.
Về đối tượng mua nhà ở xã hội, ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng giám đốc công ty Ghome – đơn vị chuyên xây dựng nhà ở xã hội ở Lạng Sơn nhìn nhận, chúng ta càng cấm, càng tạo ra các rào cản đối với các đối tượng mua nhà ở xã hội thì càng sai. Theo ông Nam, trường hợp ở Bắc Ninh, chính các chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã tự trói mình. Nhưng dù họ không tự trói mình thì theo các quy định hiện hành vẫn còn nhiều vấn đề vô lý.
“Chúng tôi đã rà soát, theo luật thì không có, theo nghị định thì có nhưng có một đối tượng cực kỳ yếu thế, đó là đối tượng người khuyết tật. Trong thông tư thì có nhưng trong hướng dẫn và trong các mẫu đơn lại không có. Vì vậy những người khuyết tật này không được mua. Bên cạnh đó, cùng là hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực đô thị được mua nhà ở xã hội thì những đối tượng thuộc diện này ở khu vực nông thôn cũng phải được mua nhưng lại không có mẫu đơn, tức là cũng không được mua”, ông Nam thông tin.
Cũng theo ông Nam, thực tế triển khai nhà ở xã hội ở Lạng Sơn còn có những trường hợp là bác sĩ giỏi làm việc trong các bệnh viện tỉnh nhưng chưa nằm trong biên chế mà chỉ là hợp đồng thì không thuộc đối tượng được xét duyệt mua nhà ở xã hội. Trong khi đó, có những trường hợp bác sĩ ký hợp đồng lao động với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân lại thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội. Những bất cập này không chỉ thiếu công bằng mà còn là rào cản khiến các địa phương khó thu hút được nhân tài.
“Chúng tôi hy vọng, tinh thần của nghị quyết 33 vừa được ban hành sẽ thay đổi hoàn toàn cách quản lý. Điều này được thể hiện qua việc Nghị quyết 33 chỉ cấm các đối tượng không được mua như đã có nhà rồi hay có thu nhập cao chứ không hạn chế các đối tượng thuộc diện được mua như trước. Do đó, trên tinh thần của Nghị quyết 33, chúng ta có cơ sở để hy vọng đến năm 2030 cả nước có thêm 1 triệu căn nhà ở xã hội”, ông Nam nhấn mạnh.