meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Địa ốc Him Lam "chốt đơn" gần 2,6 triệu cổ phiếu, tương đương 7,6% vốn điều lệ của SASG

Thứ sáu, 09/06/2023-14:06
Ngày 1/6/2023, CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam đã rót tiền mua gần 2,6 triệu cổ phiếu SGN của Công ty cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SASG), từ đó nâng tỷ lệ sở hữu vốn từ 0% lên 7,6% vốn điều lệ của SASG, chính thức trở thành cổ đông lớn tại đây. 

Mối lương duyên của Him Lam với lĩnh vực hàng không

Theo Nhịp Sống Thị Trường, trước khi trở thành cổ đông lớn của SASG, Him Lam từng có mối lương duyên với lĩnh vực hàng không khi gắn bó với Bamboo Airways, dù không trực tiếp nắm cổ phần.


Trước khi trở thành cổ đông lớn của SASG, Him Lam từng có mối lương duyên với lĩnh vực hàng không khi gắn bó với Bamboo Airways, dù không trực tiếp nắm cổ phần. Ảnh minh họa
Trước khi trở thành cổ đông lớn của SASG, Him Lam từng có mối lương duyên với lĩnh vực hàng không khi gắn bó với Bamboo Airways, dù không trực tiếp nắm cổ phần. Ảnh minh họa

Từ tháng 8 năm ngoái, nhà sáng lập của Him Lam là ông Dương Công Minh đã chính thức trở thành Cố vấn cấp cao HĐQT của Bamboo Airways. Trước đó, ông Nguyễn Mạnh Quân - Tổng giám đốc Bamboo Airways từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn và cho biết, CTCP Him Lam đã cho Bamboo Airways vay 8.000 tỷ đồng vào thời điểm cam go nhất.

Theo thông tin mới nhất, trong một văn bản chính thức được ông Lê Thái Sâm - Thành viên Hội đồng Quản trị của Tập đoàn FLC - gửi đến Đại hội cổ đông bất thường của Bamboo Airways tổ chức hồi tháng 5 vừa qua, ông Sâm đã cho hãng hàng không này vay tổng cộng 7.727,8 tỷ đồng, bao gồm cả gốc và lãi. Con số này cũng tương đương với số tiền mà Him Lam đã cho Bamboo Airways vay trước đó.


Thông qua phương án tăng vốn điều lệ, ông Lê Thái Sâm dự kiến sẽ nắm hơn 1,4 tỷ cổ phần, con số này tương đương 46,8% vốn cổ phần của Bamboo Airways
Thông qua phương án tăng vốn điều lệ, ông Lê Thái Sâm dự kiến sẽ nắm hơn 1,4 tỷ cổ phần, con số này tương đương 46,8% vốn cổ phần của Bamboo Airways

Thông qua phương án tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành khoảng 772 triệu cổ phần cho các chủ nợ nhằm hoán đổi nợ thành cổ phần và nhận chuyển nhượng cổ phần từ ông Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC, ông Lê Thái Sâm dự kiến sẽ nắm hơn 1,4 tỷ cổ phần, con số này tương đương 46,8% vốn cổ phần của Bamboo Airways.

Ông Dương Công Minh đang đi theo con đường của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo? 

Cơ cấu cổ đông thời điểm cuối quý 1/2023 của SASG cho thấy, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: ACV) đang là cổ đông lớn nhất của công ty này khi đang nắm giữ hơn 16,1 triệu cổ phiếu, con số này tương ứng với 48,03% tỷ lệ vốn. 3 cổ đông lớn tiếp theo là CTCP Đầu tư Khai thác Cảng (IMP Corp) nắm giữ gần 2,6 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 7,61% tại SASG; SSI với 7,61% và Vietjet Air đang nắm giữ 9,11% (do ông Lưu Đức Khánh đại diện).

Năm 2014, Vietjet Air lần đầu mua vào 4% cổ phần của SASG sau khi công ty này tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng; sau đó chính thức sở hữu 9,11% vốn cổ phần của SASG vào tháng 7/2019 sau khi mua thêm cổ phần từ CTCP Đầu tư khai thác Cảng.


Cơ cấu cổ đông thời điểm cuối quý 1/2023 của SASG cho thấy, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: ACV) đang là cổ đông lớn nhất của công ty này khi đang nắm giữ hơn 16,1 triệu cổ phiếu
Cơ cấu cổ đông thời điểm cuối quý 1/2023 của SASG cho thấy, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: ACV) đang là cổ đông lớn nhất của công ty này khi đang nắm giữ hơn 16,1 triệu cổ phiếu

Điều đáng nói, số cổ phần mà Him Lam mua vào lần này của SASG đúng bằng số cổ phần của Đầu tư khai thác Cảng tại thời điểm cuối quý 1. Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SASG) chuyên hoạt động tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và cả Cam Ranh. Công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ hàng không, trong đó có dịch vụ thủ tục hàng không, hành lý và kỹ thuật đỗ máy bay. Ngoài ra còn có dịch vụ phi hàng không như huấn luyện và đào tạo chuyên ngành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị chuyên ngành, công nghệ thông tin chuyên ngành…

Cảng hàng không chính là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng cho đa số những hoạt động trong chuỗi giá trị ngành. Nếu không có, các doanh nghiệp vận tải sẽ không thể hoạt động. Tại Việt Nam, Tổng Công ty Cảng Hàng không nắm cổ phần lớn tại nhiều công ty thành viên, đó là những công ty phục vụ mặt đất bằng việc cung cấp dịch vụ cho những đơn vị khác trong chuỗi giá trị. Do đó, nếu như một hãng bay như Vietjet Air hay Bamboo Airways muốn nắm giữ cổ phần tại 1 công ty phục vụ mặt đất như SASG không phải điều khó hiểu. Đặc biệt khi biên lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ hàng không luôn cao hơn nhiều so với doanh nghiệp vận tải hàng không.

Chỉ sau 2 tháng tính từ khi chính thức trở thành cổ đông lớn của SASG, Vietjet đã gửi văn bản đến Cục hàng không để xin phép được triển khai tự phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cùng với Cam Ranh từ 1/1/2020, thay vì thuê những đơn vị dịch vụ mặt đất để tăng tính chủ động và năng lực phục vụ.


Biên lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ hàng không luôn cao hơn nhiều so với doanh nghiệp vận tải hàng không
Biên lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ hàng không luôn cao hơn nhiều so với doanh nghiệp vận tải hàng không

Sau đề xuất của Vietjet, Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) cùng Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cũng nhanh chóng có công văn bày tỏ lo ngại về việc Vietjet có kế hoạch tự phục vụ mặt đất, bởi điều này sẽ khiến sản lượng và doanh thu của 2 công ty này giảm xuống. Tuy nhiên, Vietjet vẫn đã được đồng ý để tự thực hiện các dịch vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).

Báo cáo thường niên 2022 cho thấy, SASG trong năm qua đã đàm phán thành công, ký kết hợp đồng phục vụ mặt đất cùng một số hãng quốc tế mới như Kalitta Air (Hoa Kỳ), Air Premia (Hàn Quốc), Fly Gangwon (Hàn Quốc) và Bhutan Airlines (Bhutan). Đồng thời, ban lãnh đạo công ty đánh giá, SGN trong năm nay sẽ khó có thể tăng trưởng bởi slot và hạ tầng đã quá tải. Thời điểm hiện tại, công ty vẫn đang chuẩn bị công tác đầu tư và đấu thầu cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất ở  cảng hàng không quốc tế Long Thành, mục đích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Tin mới cập nhật

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

17 giờ trước

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

17 giờ trước

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

17 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

17 giờ trước

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

1 ngày trước