Ông Dương Công Minh - Chủ tịch Tập đoàn Him Lam: Sẵn sàng xây dựng 75.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030
BÀI LIÊN QUAN
Nâng lãi suất ghìm lạm phát và những hệ luỵ sau quyết định của FedNối gót Him Lam, Thiên Tân “xả” 1,85 triệu cổ phiếu DIG, thu về khoảng 96 tỷ đồngĐại gia Dương Công Minh: Sự nghiệp lẫy lừng trong lĩnh vực bất động sản của ông chủ “đế chế” Him LamTheo Người đồng hành, ông Dương Công Minh - Chủ tịch Him Lam cho biết đã sẵn sàng đăng ký tham gia 75.000 căn hộ nhà ở xã hội từ nay cho đến năm 2030. Đây chính là quỹ đất mà doanh nghiệp đã có nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tháo gỡ về mặt khó khăn. Thông tin trên đã được ông Minh đưa ra trong Hội nghị phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân do Thủ tướng chủ trì. Ông Minh cho hay, Him Lam có hai dự án nhà ở thương mại theo đề nghị của Bộ Xây dựng và chuyển thành nhà ở xã hội để lo cho người dân nghèo nhưng có một dự án tới 5 năm và một dự án 3 năm đến nay chưa hoàn thiện xong thủ tục. Ông Minh nhận xét: "Từ nhà ở thương mại chuyển sang nhà ở xã hội còn khó hơn thủ tục làm nhà ở thương mại; thủ tục vô cùng phức tạp, từ thành phố, tỉnh, các ngành đến các bộ, ngành".
Bên cạnh đó, chủ tịch Him Lam cũng đề cập, hiện nay Chính phủ đang tập trung vào vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và huy động các doanh nghiệp nhưng nguồn lực lớn nhất để xây dựng chính là ở người dân. Ví dụ như ở TP. Hồ Chí Minh có 700.000 phòng trọ dành cho công nhân. Ông Minh cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ vấn đề này bởi vì đây là vấn đề lớn nhưng quy chuẩn, tiêu chuẩn không có và khó huy động được nguồn lực. Bộ Xây dựng cũng cần dựng bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà trọ dành cho công nhân. Ông Dương Công Minh cũng cho rằng những quy định dự án nhà ở thương mại phải có 20% nhà ở xã hội là rất nhỏ lẻ và manh mún. Chính vì thế, cần quy hoạch khu vực nhà ở xã hội tập trung. Hơn thế, các địa phương cũng cần có quy hoạch riêng nhà ở xã hội và nhà ở công nhân.
Nói thêm về vấn đề này, ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group cũng đề xuất các bộ - ngành xem xét không bố trí quỹ đất nhà ở xã hội với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trong trường hợp địa phương đã bố trí quỹ đất. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp được phép đóng tiền sử dụng đất phải nộp với quỹ đất 20% nhà ở xã hội đồng thời phân quyền cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Bên cạnh đó, ông Trường còn đề xuất mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội gồm tổ chức có thể là doanh nghiệp thay vì chỉ 10 đối tượng là cá nhân theo Luật nhà ở. Các tổ chức này cũng có thể mua nhà ở xã hội dành cho cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua và thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp mà có nhu cầu với giá ưu đãi. Trên thực tế, thời gian vừa qua, Tập đoàn Sun Group đã triển khai việc xây dựng các khu nhà ở xã hội Sunhome cho cán bộ, nhân viên tập đoàn thuê hoặc thuê dài hạn với mục đích ổn định đời sống và yên tâm làm việc cho người lao động.