meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất trích quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp

Thứ tư, 30/11/2022-20:11
Trong bối cảnh có gần 500.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm và dự kiến sẽ có hơn 15.000 lao động bị thôi việc thời gian tới, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng nên trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để doanh nghiệp giữ việc, giữ chân người lao động.

Hàng trăm nghìn lao động ảnh hưởng việc làm

Theo vnexpress.net, thông tin mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố, đến nay đã có hơn 472.000 lao động bị ảnh hưởng tới việc làm như: cắt giảm giờ làm, làm luân phiên, nghỉ việc không lương, giảm trợ cấp, phúc lợi… Theo dự báo, từ nay tới cuối năm 2022 và bước sang đầu năm 2023 có 88 doanh nghiệp lên kế hoạch cắt giảm tổng cộng hơn 15.000 lao động. Trong bối cảnh này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng sẽ xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm, cho thôi việc số lượng lớn người lao động.

Tình hình kinh tế 11 tháng vừa qua có nhiều dấu hiệu tích cực như tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, các chỉ số vĩ mô ổn định. Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực có sử dụng nhiều nhân công như: da giày, dệt may, cơ khí… sức tăng trưởng thiếu khả quan. Điều này đã dẫn tới tình trạng lao động thất nghiệp có xu hướng tăng.


Theo thông tin mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố, đến nay đã có hơn 472.000 lao động bị ảnh hưởng tới việc làm.
Theo thông tin mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố, đến nay đã có hơn 472.000 lao động bị ảnh hưởng tới việc làm.

Nhiều đề xuất hỗ trợ lao động, doanh nghiệp

Theo VCCI, để tránh xảy ra việc doanh nghiệp không giữ chân được người lao động, còn người lao động không có việc làm ở thời điểm cuối năm, cần phải có những biện pháp cụ thể. Theo đó, cơ quan này đề xuất trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động. Đồng thời, miễn, giảm phí công đoàn và giãn đóng bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, giữ việc cho lao động.

VCCI cho biết, do các tác động của tình hình chính trị - kinh tế trên thế giới, các ngành hàng có lượng xuất khẩu lớn của Việt Nam có sự sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, da giày giảm 20-30% đơn hàng; ngành dệt may và công nghiệp phụ trợ cùng giảm tới 50% đơn hàng, thậm chí lĩnh vực chế biến gỗ đã bị giảm tới 70%. Tình hình này đã khiến các doanh nghiệp hết sức khó khăn và phải cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm….

Đại diện VCCI, bà Vi Thị Hồng Minh, Phó giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động, đề xuất cơ quan quản lý cần có các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giữ việc, giữ chân người lao động. Một giải pháp được bà Minh đưa ra là trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Theo bà Minh, đây là biện pháp khả thi vì quỹ này ngắn hạn và đang có kết dư cao. Nguồn quỹ tăng hàng năm chủ yếu do hai bên đóng góp, hỗ trợ doanh nghiệp trên thực tế cũng là chi về cho người lao động.


Đề xuất trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động.
Đề xuất trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động.

Thống kê cho thấy, quỹ này hiện đang có hơn 55.700 tỷ đồng sau khi đã gia hạn hỗ trợ hơn 414.000 lao động thuộc gói 38.000 tỷ của Chính phủ thời gian qua. Nếu trích quỹ này, theo VCCI vẫn đảm bảo an toàn cho quỹ vì số kết dư cao hơn hai lần so với tổng chi bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2021. Hiện cơ quan này chưa đưa ra các đề xuất sử dụng quỹ này cụ thể, tuy nhiên đại diện VCCI cho rằng có thể sử dụng vào việc nâng cao tay nghề cho người lao động hoặc hỗ trợ trực tiếp. Mục đích là để giữ chân người lao động thay vì họ phải về quê tìm việc làm khác. Sau khi khó khăn đi qua thì công ty không phải tuyển người mới.

VCCI cho rằng, thời điểm này chính sách thời điểm này cần có sự đột phá với các điều kiện được nới lỏng hơn các gói hỗ trợ trước. Dẫn chứng Nghị quyết 68/2021 (gói 26.000), có hướng tới hỗ trợ đào tạo lại cho lao động, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp không tiếp cận được gói này. Có công ty mấy vài tháng làm hồ sơ, kế hoạch nhưng lại không được duyệt… 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị được miễn giảm phí công đoàn. Theo đó, phí công đoàn hiện nay đang được người lao động đóng tại doanh nghiệp, sau đó công đoàn cơ sở nộp lên cấp trên. Các doanh nghiệp đề xuất Nhà nước cho doanh nghiệp, công đoàn cơ sở giữ lại một phần nhằm hỗ trợ người lao động. Khi qua thời điểm khó khăn, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo quy định hiện nay.

Còn theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy hải sản (VASEP), cần phải nới room tín dụng để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn nhằm chăm lo đời sống nhân viên cũng như mở rộng sản xuất, kinh doanh.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

VASEP cho rằng, hiện nay doanh nghiệp không vay được tiền bởi room tín dụng đã cạn. Gói hỗ trợ lãi suất 2% thì doanh nghiệp rất khó tiếp cận mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn. Theo thống kê, tới hết tháng 8 gói hỗ trợ lãi suất chỉ giải ngân được 11% tương ứng với 4.400 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân như vậy là cực kỳ thấp trong khi nhu cầu của doanh nghiệp lại rất lớn. 

Do đó, VASEP cho rằng Chính phủ cần nới lỏng các điều kiện của gói hỗ trợ 2%, đông thời ổn định giá xăng, dầu, điện nhằm đảm bảo đầu vào cho doanh nghiệp.

Cũng liên quan tới nguồn vốn, theo Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Lâm cho rằng cần xem xét gia hạn gói 26.000 tỷ đồng. Bởi hiện nay nhiều chính sách hỗ trợ cho lao động lẫn doanh nghiệp phù hợp áp dụng trong thời điểm này. Chính sách ban hành càng sớm càng tốt bởi đã cận kề cuối năm và dự báo tình hình năm sau "không có gì sáng sủa".

Đồng tình với ông Lâm, ông Nông Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, cũng cho rằng doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn và phải cắt giảm nhân sự sẽ kéo dài đến đầu năm 2023. Việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ của gói 26.000 tỷ đồng là phù hợp bởi nếu ban hành gói mới, các địa phương còn phải trình và đợi HĐND thông qua "nhanh nhất cũng phải hai tháng".

Hơn 200.000 lao động làm việc tại Đồng Nai đang bị ảnh hưởng khi 120 doanh nghiệp sụt giảm đơn hàng. Trong đó, gần 22.000 lao động vừa hết hạn hợp đồng không tái ký. Hiện, chính quyền tỉnh đang vận động doanh nghiệp giữ việc làm cho công nhân. Tỉnh cũng chủ động trao đổi, thông tin tình hình việc làm cho công nhân, động viên họ san sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp. Các bên cũng thương lượng để doanh nghiệp trả lương tối thiểu vùng 170.000 đồng mỗi ngày cho lao động phải nghỉ việc luân phiên.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước