meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất chuyển đổi đường Lê Lợi thành tuyến phố đi bộ thứ 3 tại TP Hồ Chí Minh 

Chủ nhật, 04/09/2022-08:09
UBND quận 1 đã có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh đề xuất, sau khi dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên hoàn trả mặt bằng thì tổ chức phố đi bộ tại đường Lê Lợi để thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế về đêm cho thành phố. 

Tổ chức phố đi bộ Lê Lợi vào cuối tuần

Theo tienphong.vn, sau khi đã trao đổi, thống nhất với các sở, ngành liên quan UBND Quận 1 gửi đề xuất trên tới UBND TP Hồ Chí Minh. Theo đó, đường Lê Lợi là một trong những tuyến đường sầm uất nhất của thành phố có chiều dài khoảng 950 m và sở hữu vị trí “vàng” khi ở ngay trung tâm quận 1, từ phía trước chợ Bến Thành đến trước Nhà hát Thành phố. Ngoài ra, tuyến đường Lê Lợi cũng là một trong 22 tuyến theo kế hoạch dự kiến sẽ được tổ chức phố đi bộ ở trung tâm thành phố trong từ nay đến năm 2025.

Theo kế hoạch đề xuất, UBND Quận 1 cho rằng khi tổ chức phố đi bộ tại tuyến đường này, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cần đề xuất cấm xe tải, xe khách trên 16 chỗ, các phương tiện lưu thông hai bên đường tại làn xe máy, trong khi khu vực các làn ô tô ở giữa chỉ phục vụ người đi bộ. Với đề xuất này, đường Lê Lợi có thể đóng lại để tổ chức phố đi bộ toàn phần trong các ngày cuối tuần.

Đồng thời, Sở Giao thông vận tải Thành phố kiến nghị giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố chủ trì xem xét thiết kế tổng quan tuyến Lê Lợi và khu vòng xoay trước chợ Bến Thành.


Đường Lê Lợi đã được hoàn trả lại mặt bằng sau thời gian dài rào chắn phục vụ xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Đường Lê Lợi đã được hoàn trả lại mặt bằng sau thời gian dài rào chắn phục vụ xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Về phía Sở Du lịch Thành phố đánh giá, nếu tuyến phố Lê Lợi trở thành phố đi bộ sẽ tạo sức hút du lịch, kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ và chợ Bến Thành. Đồng thời, Sở đề nghị nghiên cứu thiết kế và tổ chức không gian hấp dẫn để nơi đây trở thành điểm đến dành cho du khách.

Trong khi đó, Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 1 nêu ý kiến, phố đi bộ phải hướng tới sự đa dạng đối tượng phục vụ, tìm nét đặc trưng của người Sài Gòn. Nhà đầu tư cũng cần xem xét phương án xây dựng phố đi bộ kết nối tổng thể với khu vực lân cận như vòng xoay chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành, công viên Mê Linh, công viên Bạch Đằng…

Theo Phòng Kinh tế quận 1, khung giờ hoạt động, trong thời gian thí điểm chỉ tổ chức vào ngày cuối tuần, bắt đầu từ 19 giờ trở đi. Do đó, các nhà đầu tư cũng cần tính toán phương án di chuyển xe bán hàng, nhà vệ sinh, bãi đậu xe, bảo đảm an ninh trật tự; phương án huy động vốn, lợi nhuận và đóng góp cho xã hội. 

UBND Quận 1 kiến nghị kiến nghị Chính quyền TP Hồ Chí Minh sớm thông qua quy hoạch không gian đô thị tại khu vực đường Lê Lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư dịch vụ thương mại, tạo sự đồng bộ giữa kinh doanh và trật tự xã hội.

Người dân hào hứng

Trước đề xuất của UBND Quận 1 về mở tuyến phố đi bộ tại đường Lê Lợi, nhiều người dân sinh sống tại gần khu vực đường này rất đồng tình. Bà Lan sở hữu một cửa hàng bán đồ lưu niệm trên mặt đường Lê Lợi cho biết, dù rào chắn để thi công dự án Metro số 1 đã được tháo dỡ, nhưng lượng khách đổ về khu vực này vẫn ít. Trong 15 năm bán hàng tại mặt đường Lê Lợi, thu nhập chính của bà Lan dựa vào khách du lịch. 

Bà Lan nói: "Nếu tổ chức phố đi bộ tại đây thì tốt quá. Bây giờ đường sá đã sạch đẹp rồi, nếu có những hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn sẽ thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến đây tham quan, khi đó công việc kinh doanh của chúng tôi sẽ thuận lợi hơn".

Hiện tại khu vực đường Lê Lợi thiếu các bãi trông xe nên bà Lan cho rằng nếu tổ chức tuyến phố đi bộ tại đây thì cần phải xây dựng thêm các bãi trông xe phục vụ du khách tới đây. Ngoài ra, bà Lan cũng cho rằng: "Cần thêm nhiều cây xanh, bồn hoa. Các hoạt động buôn bán hàng rong cũng cần phải quản lý chặt".


Đường Lê Lợi đã bị rào chắn trong suốt 8 năm qua để phục vụ xây dựng tuyến metro số 1.
Đường Lê Lợi đã bị rào chắn trong suốt 8 năm qua để phục vụ xây dựng tuyến metro số 1.

Ông Chơn, đã có hơn 40 năm kinh doanh buôn bán tại ngã tư Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) cũng cho biết, trong những năm gần đây du khách đến khu vực này giảm nhiều. "Xung quanh đây chủ yếu là các tòa nhà, văn phòng làm việc. Ban ngày thì đông đúc nhưng sau 4h chiều, khu vực này vắng dần. Vì vậy các hoạt động kinh doanh, buôn bán cũng giảm theo", ông Chơn nói. 

Vì vậy, ông Chơn cũng hy vọng sớm đưa đường Lê Lợi trở thành phố đi bộ như thế khách du lịch sẽ đổ về đây vui chơi, giải trí; các hoạt động buôn bán, kinh doanh cũng sẽ sôi nổi trở lại. Ông Chơn nêu ý kiến: “Có thêm phố đi bộ Lê Lợi cũng là một trong những giải pháp giúp du khách có thêm cơ hội trải nghiệm thú vị. Địa phương cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể, xây dựng phố đi bộ này có đặc trưng, giá trị riêng để từ đó tạo ra thế mạnh, thu hút người dân, khách du lịch".

Việc hình thành phố đi bộ có không gian rộng rãi, thoáng đãng sẽ là điểm đến cho giới trẻ vào cuối tuần vui chơi và kết hợp nhiều hoạt động đường phố khác. 

"Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải làm sao đưa nơi đây trở thành điểm đến thật sự hấp dẫn, văn hóa, trật tự… Ngoài ra, mặt hàng kinh doanh cũng phải phù hợp với không gian đi bộ", chị Mai, nhân viên văn phòng ở quận 1 nói. 

TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm 22 tuyến phố đi bộ 

Giữa tháng 7/2022, Sở Giao thông Vận tải đã hoàn tất đề án  các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm thành phố và có tờ trình UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt. Từ nay đến năm 2025, các tuyến bộ đi bộ áp dụng vào các ngày cuối tuần sẽ được xây dựng theo lộ trình gồm 3 giai đoạn. Nội dung của đề án nêu rõ, từ nay đến năm 2025, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh là quận 1 và quận 3 sẽ mở thêm 22 tuyến phố đi bộ. 


Đường Nguyễn Huệ là tuyến phố đi bộ đầu tiên của TP Hồ Chí Minh.
Đường Nguyễn Huệ là tuyến phố đi bộ đầu tiên của TP Hồ Chí Minh.

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh đánh giá, rất cần thiết nghiên cứu đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm thành phố để nghiên cứu toàn diện về các tiêu chí, thiết kế, kế hoạch các giai đoạn thực hiện để có lộ trình triển khai các tuyến phố đi bộ tạo mỹ quan cho Thành phố.

Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đã có đã có 2 tuyến phố đi bộ. Một là đường Nguyễn Huệ có chiều dài khoảng 600 m, kéo dài từ trước trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố đến bến Bạch Đằng nơi bờ sông Sài Gòn, bắt đầu đưa vào hoạt động năm 2015. Hai là đường Bùi Viện, tên thường được gọi là phố ẩm thực “Tây ba lô”, bắt đầu hoạt động từ năm 2017. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước