meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TP Hồ Chí Minh “rốt ráo” tìm phương án giải phóng mặt bằng đường vành đai 

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Chính quyền TP Hồ Chí Minh đang gấp rút tìm nhiều phương án, giải pháp khác nhau để rút ngắn tối đa thời gian thực hiện Dự án Đường vành đai 3, tránh đi vào “vết xe đổ” chậm triển khai như đã xảy ra với Dự án Đường vành đai 2.

15 năm chưa hoàn thành dự án Đường vành đai 2 

Theo baodautu.vn, bắt đầu triển khai xây dựng từ thời điểm năm 2007, nhưng đến nay, Dự án Đường vành đai 2 TP Hồ Chí Minh quy mô chiều dài hơn 64 km vẫn chưa được hoàn thành, theo đó vẫn còn đến 14km (chia làm 4 đoạn) chưa được tiến hành thi công xây dựng. Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đưa ra giải thích, TP Hồ Chí Minh đã mất rất nhiều thời gian để có thể lựa chọn ra mô hình đầu tư phù hợp cho Dự án và sau khi cân nhắc, tìm hiểu về nhiều phương án, Thành phố quyết định sẽ chuyển sang đầu tư bằng vốn ngân sách để từ đó đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện khép kín tuyến đường này.

Tuy nhiên, đây chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự việc chậm trễ thi công Dự án Đường vành đai 2 TP Hồ Chí Minh. Vấn đề chính thuộc về khâu giải phóng mặt bằng. Không khó để nhận ra tình trạng “cò cưa” kéo dài trong khâu giải phóng mặt bằng Dự án. Đơn cử, có thể kể tới đoạn đường kéo dài 2,7 km từ nút giao Gò Dưa đến tuyến đường Phạm Văn Đồng đang thi công thì bị rơi vào trạng thái tắc nghẽn do không có mặt bằng. Các nhà thầu thi công không thể chờ đợi thêm vì thời gian diễn biến đã quá lâu nên đã rút hết thiết bị máy móc, nhân công cũng rời khỏi công trường, nhiều hạng mục xây dựng bị thi công dở dang đã và đang xuống cấp trầm trọng.


Sơ đồ tuyến đường vành đai 2 TP Hồ Chí Minh.
Sơ đồ tuyến đường vành đai 2 TP Hồ Chí Minh.

Tính từ thời điểm khởi công Dự án cho đến nay đã hơn 5 năm, thế nhưng Dự án vẫn chưa thể hoàn thành. Việc giải phóng mặt bằng “cuốn chiếu” dẫn đến việc Dự án vừa bị chậm tiến độ, vừa bị tăng cao tổng mức đầu tư. Sau nhiều năm bị rơi vào cảnh trì hoãn chậm trễ, đến nay, chi phí để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của Dự án đã tăng lên mức rất cao, ngân sách TP Hồ Chí Minh chưa thể sắp xếp bố trí được.

Ông Võ Trung Trực, Phó giám đốc của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, đoạn đường kéo dài 2,7 km nêu trên được thi công thực hiện theo hình thức BT, UBND TP Thủ Đức đang quyết liệt thúc đẩy việc triển khai dứt điểm phần chi phí bồi thường, tái định cư cho những người dân. Khi đã có mặt bằng dự kiến, đoạn đường này sẽ được gấp rút triển khai thi công và hoàn thành vào thời điểm cuối năm 2023.

Ba đoạn đường còn lại của Dự án Đường vành đai 2 có quy mô chiều dài lên đến hơn 11 km cũng đang cần có số vốn giải phóng mặt bằng và xây lắp dự kiến rơi vào khoảng 28.000 tỷ đồng, trong đó khoản chi phí giải phóng mặt bằng là 18.000 tỷ đồng. Theo ông Trực, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau, TP Hồ Chí Minh chưa thể bố trí được nguồn vốn để có thể khép kín Dự án.


Hiện tại TP Hồ Chí Minh đang tháo gỡ vướng mắc cho đoạn 2,7km của Đường vành đai 2.
Hiện tại TP Hồ Chí Minh đang tháo gỡ vướng mắc cho đoạn 2,7km của Đường vành đai 2.

UBND TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư sắp xếp, bố trí nguồn vốn đầu tư công trong trung hạn 2022-2025 để có thể hoàn thiện Dự án. Nếu đề xuất này chính thức được thông qua, thì TP Hồ Chí Minh sẽ có nguồn vốn để tiếp tục thực hiện triển khai khâu bồi thường giải phóng mặt bằng ngay trong thời điểm năm 2023, sau đó sẽ tiến hành triển khai xây lắp và dự kiến sẽ hoàn thành tuyến đường này trong năm 2025.

Như vậy, nếu kế hoạch trên được thực hiện suôn sẻ, thì phải mất đến gần 20 năm, TP Hồ Chí Minh mới hoàn tất việc xây dựng xong một tuyến đường chỉ có độ dài là 64 km.

Tìm phương án “chạy đua” giải phóng mặt bằng

Để tránh lặp lại tình trạng chậm tiến độ của Dự án Đường vành đai 2, ngay sau khi Quốc hội chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường vành đai 3, TP Hồ Chí Minh đang gấp rút tìm kiếm nhiều giải pháp để có thể thực hiện nhanh nhất khâu giải phóng mặt bằng cho dự án này.

Chỉ trong khoảng thời gian nửa đầu tháng 7/2022, TP Hồ Chí Minh đã cùng với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An liên tục tổ chức 2 chương trình hội nghị và nhiều cuộc họp liên quan để bàn thảo về các giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Đường vành đai 3. Tại các cuộc họp, hội nghị, vấn đề được bàn thảo nhiều nhất và sôi nổi nhất là việc giải phóng mặt bằng vì đây là khâu khó khăn và tốn kém chi phí nhiều nhất tại Dự án, với số tiền dự kiến là khoảng 41.600 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 55% tổng mức vốn đầu tư của giai đoạn I của Dự án (75.378 tỷ đồng).


Sơ đồ tuyến đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.
Sơ đồ tuyến đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

Ông Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam đưa ra ý kiến đánh giá, khâu giải phóng mặt bằng đã quyết định đến tỷ lệ hơn 50% khả năng thành công của dự án. Để thúc đẩy nhanh khâu giải phóng mặt bằng, khi chưa chọn được đơn vị nhà thầu tư vấn, TP Hồ Chí Minh có thể tham khảo nghiên cứu tiền khả thi để từ đó tạm thời duyệt ranh giới giải phóng mặt bằng, tính toán ứng trước một khoản ngân sách vốn để bố trí, sắp xếp việc tái định cư cho người dân.

“TP Hồ Chí Minh nên lập ban chỉ đạo thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án này, với những thành viên tham gia là đại diện của nhiều ngành, lĩnh vực có liên quan như điện, nước… để cùng phối hợp, triển khai đồng bộ”, ông Đức chia sẻ.

Đề xuất giải pháp rút ngắn tối đa thời gian giải phóng mặt bằng, ông Võ Trung Trực, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP Hồ Chí Minh đưa ra kiến nghị, đối với các hộ dân có đủ điều kiện được sắp xếp, bố trí tái định cư, thì phải hỗ trợ họ được nhận nhà, đất sớm tái định. UBND TP Hồ Chí Minh sẽ thực hiện công tác phê duyệt mức giá tái định cư thời gian trước khoảng 6 tháng so với thời điểm phê duyệt giá đất để từ đó tính bồi thường, hỗ trợ cho người dân.

Đối với những trường hợp nhận tái định cư bằng đất nền, sẽ giao cho Hội đồng bồi thường của Dự án thực hiện tạm ứng một phần tiền bồi thường cho đối tượng người dân cần xây dựng nhà mới. Cơ quan chức năng có nhiệm vụ phải giám sát chặt chẽ tiến độ xây dựng nhà để từ đó đảm bảo rằng số tiền tạm ứng sẽ được sử dụng vào đúng mục đích. Các hộ dân cũng phải cam kết sẽ sử dụng khoản tiền tạm ứng để xây dựng công trình nhà mới, thời gian xây dựng không được quá thời gian 6 tháng và sẽ phải bàn giao mặt bằng đúng theo tiến độ.


Đối với dự án đường vành đai 3, TP Hồ Chí Minh tích cực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng theo đúng kế hoạch đề ra.
Đối với dự án đường vành đai 3, TP Hồ Chí Minh tích cực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng theo đúng kế hoạch đề ra.

Tại các cuộc họp về triển khai Dự án Đường vành đai 3, nhiều ý kiến đề xuất được đưa ra, chỉ cần thực hiện giải phóng mặt bằng đạt tỷ lệ 70% là đã có thể khởi công được dự án. Ông Võ Kim Cương, nguyên là Phó Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh nhận định rằng, lẽ ra khi đã có quy hoạch về dự án thì cần phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ngay để có thể tránh được tình trạng dự án dù đã khởi công xong nhưng lại phải chờ đợi mặt bằng, dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện dự án, và đội vốn lên cao.

Có cùng quan điểm với chuyên gia quy hoạch, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cũng nhận định, đường vành đai 3 đã được thực hiện quy hoạch từ năm 2011, nếu thực hiện việc giải phóng mặt bằng một lần ngay sau khi đã có quy hoạch, thì chi phí sẽ rẻ hơn và việc triển khai dự án cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu không thực hiện khâu giải phóng mặt bằng trong một lần thì tới khi đầu tư lên đến 6-8 làn xe, sẽ vô cùng khó khăn vì chi phí giải phóng mặt bằng là rất lớn, thời gian thi công bị kéo dài.

Theo tính toán dự trù của Sở Tài Nguyên - Môi trường TP Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương dự kiến sẽ bố trí cho TP Hồ Chí Minh khoản ngân sách rơi vào khoảng 18.000 tỷ đồng, Thành phố có thể sẽ cân đối bổ sung thêm 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn địa phương. Như vậy, ngân sách địa phương này vẫn còn bị thiếu khoảng hơn 6.600 tỷ đồng bố trí cho công tác thực hiện khâu giải phóng mặt bằng Dự án Đường vành đai 3. Đây  sẽ là một bài toán vô cùng nan giải với TP Hồ Chí Minh, nếu không thể sớm tìm ra được giải pháp hợp lý, Dự án này có thể sẽ lại đi vào “vết xe đổ” chậm tiến độ của Dự án Đường vành đai 2. Đây là điều mà lãnh đạo TP Hồ Chí Minh không muốn sẽ xảy ra.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước