Đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác
BÀI LIÊN QUAN
Làm sao để thị trường trái phiếu trở lại giá trị thật ban đầu?Giải pháp nào cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2023?Áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản vẫn chưa “nguôi”Áp lực đáo hạn trái phiếu: Nhiều doanh nghiệp BĐS đã phải "bán sỉ" dự án để trả nợ
Thời gian qua, trước áp lực đáo hạn trái phiếu, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đẩy mạnh việc bán hàng bằng cách chiết khấu sâu, khuyến mại lớn. Thậm chí một số dự án còn mở bán với mức chiết khấu lên đến 50% nhằm thu hút khách hàng, tạo dòng tiền.Lo trái phiếu và bất động sản tiếp tục tác động lên nợ xấu
Dự báo khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu và tăng trưởng kinh tế chậm lại khiến nhiều công ty chứng khoán dự báo nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng trong năm 2023.Thanh toán bằng tài sản khác
Theo Tuổi Trẻ Online, theo Bộ Tài chính, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện gặp khó khăn do khối lượng phát hành trái phiếu sụt giảm mạnh. Đồng thời, nhu cầu đầu tư trái phiếu, đặc biệt là từ nhà đầu tư cá nhân sụt giảm mạnh kể từ sau các vụ việc xử lý đối với Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát.
Mặt khác, khối lượng mua lại trái phiếu trước hạn tăng và nhiều nhà đầu tư bán lại trái phiếu. Cùng với đó, khối lượng trái phiếu đến hạn trong năm nay khá lớn khiến doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền để thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn…
Thực tế, thời gian qua, một số doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản gặp khó khăn về thanh toán nghĩa vụ nợ đáo hạn năm 2023. Một số doanh nghiệp đã đàm phán thanh toán gốc trái phiếu bằng cổ phần, có doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán gốc trái phiếu bằng sản phẩm bất động sản.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và các quy định liên quan, doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, các chuyên gia và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 65, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp phát hành, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định trường hợp không thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tiền thì có thể đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán bằng tài sản khác.
Nguyên tắc thanh toán là phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm công bố thông tin và chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Kéo dài kỳ hạn trả nợ hai năm
Bên cạnh đó, trong dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 65, Bộ Tài chính cũng đề xuất Chính phủ quy định các trái phiếu đã phát hành trước đây được đàm phán kéo dài kỳ hạn của trái phiếu.
Đây được xem là nội dung quan trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản đang khó khăn về thanh khoản.
Bộ Tài chính báo cáo trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ gặp khó khăn về thanh khoản, doanh nghiệp khó huy động vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trong khi áp lực trả nợ đối với trái phiếu đáo hạn năm 2023-2024 ở mức cao.
"Để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây còn dư nợ thì được đàm phán để thay đổi kỳ hạn của trái phiếu, thời hạn tối đa là hai năm.
Bổ sung quy định trường hợp đàm phán thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu mà có nhà đầu tư không chấp thuận thì doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu cho các nhà đầu tư này" - Bộ Tài chính nhấn mạnh.