Áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản vẫn chưa “nguôi”
BÀI LIÊN QUAN
Phương án “hàng đổi hàng” cho trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có khả thi?10.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào tháng 1/2023: “Cơn đau đầu” của DN địa ốcDoanh nghiệp bất động sản đau đầu trước áp lực đáo hạn trái phiếuÁp lực còn lớn
Dữ liệu mới công bố của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, năm 2023, sẽ có khoảng 309 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó, số lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn rơi vào khoảng hơn 119 nghìn tỷ đồng.
Chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2023: Thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản sẽ đối diện với quá trình tái cơ cấu và ổn định lại
Theo ghi nhận, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 ghi nhận là 6,5% dựa trên cột mốc tăng trưởng rất cao năm 2022 là một thách thức vô cùng lớn của nền kinh tế, đòi hỏi cố gắng cũng như kiên trì ở mức cực đại.Tổng Giám đốc FiinRatings: Hoạt động mua lại trái phiếu là “cơn gió ngược” lớn, gây hiệu ứng kép với doanh nghiệp và nền kinh tế
Theo ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng Giám đốc FiinRatings, kênh tín dụng ngân hàng trong năm 2023 vẫn là kênh chủ yếu. Ngoài ra, dư địa chính sách tiền tệ vẫn còn, thế nhưng công tác triển khai vẫn chưa được theo dõi sát sao. Năm 2023, nếu tổng hạn mức tín dụng ở mức 14% sẽ tương đương với tổng giá trị là 1,7 triệu tỷ tăng ròng tín dụng trong toàn hệ thống.Thị trường trái phiếu minh bạch góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư
Giữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) gặp nhiều biến động thời gian qua, giới chuyên gia nhận định tầm quan trọng trong “sửa sai” cho kênh TPDN hiệu quả, minh bạch, đóng vai trò làm kênh dẫn vốn trung và dài hạn bền vững giúp củng cố niềm tin nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản (BĐS).Cơ hội và thách thức cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023
Giới chuyên gia dự báo, năm 2023, thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hàng loạt chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với không ít những khó khăn mới.Tính riêng trong tháng 1/2023, sẽ có gần 17,5 nghìn tỷ đồng tổng giá trị trái phiếu đến hạn, trong đó 60% tập trung ở nhóm bất động sản với 10,5 nghìn tỷ đồng và 34% ở nhóm xây dựng với 5,9 nghìn tỷ đồng.
Có thể thấy áp lực đáo hạn lớn nhưng cũng cần lưu ý rằng, một lượng trái phiếu đáo hạn đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn và tất toán theo tháng. Số liệu đến ngày 13/1 cho thấy, các doanh nghiệp đã mua lại trái phiếu trước hạn tăng 142% so với cùng kì năm 2022 đạt 3,176 nghìn tỷ đồng.
Số liệu của VBMA cho thấy, năm 2022, tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại trước hạn đạt hơn 210 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kì năm 2021. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đưa ra các giải pháp để giải bài toán tài chính như cắt giảm chi phí, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giảm bộ máu, giảm lao động, đa dạng hóa kênh huy động vốn,…
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng tìm đến các kênh vốn mới. Như Tập đoàn Nam Long cuối năm 2022 cũng đã nhận giải ngân 500 tỷ đồng còn lại từ International Finance Corporation (IFC, thuộc World Bank), với khoản giải ngân này đã hoàn tất khoản vay 1.000 tỷ đồng qua trái phiếu nhằm rót vốn cho giai đoạn 2 dự án Waterpoint tại Long An.
Hay An Gia đã chọn cách hút nguồn vốn ngoại gồm vat ngắn hạn 10 triệu đô từ SCSB – OBB; vay tín dụng 10 triệu USD từ SCSB – Chi nhánh Đồng Nai; hay tăng giá trị tối đa khoản vay từ Hatra PTE Limited từ 15 triệu USD như kế hoạch cũ lên 18 triệu USD.
Theo Chứng khoán KB (KBSV), một số chủ đầu tư đã áp dụng chính sách chiết khấu giá mua nhà cũng như đưa ra các phương thức thanh toán để hấp dẫn người mua nhà.
Trong báo cáo mới đây, nhận định về thị trường, FiinRatings đặt kỳ vọng các biện pháp tái cấu trúc nợ sẽ được thực hiện sớm, nhất là các trái phiếu được phân phối thứ cấp đến nhà đầu tư cá nhân. Gần nhất ngày 17/1, Phát Đạt công bố tất toán 5 lô trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 893,4 tỷ đồng. CTCP Kinh doanh bất động sản Thái Bình, CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenGroup, mã: CRE), CTCP Địa ốc Sacom,… cũng đã tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn.
Hóa giải áp lực cách nào?
Làn sóng mua lại trái phiếu trước hạn đã tạo khó khăn về dòng tiền cho các nhà phát hành, đặc biệt là các doanh nghiệp có chất lượng tín dụng tốt và đang trong quá trình sử dụng nguồn vốn đó cho các kế hoạch mở rộng kinh doanh.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRatings hoạt động này cũng có mặt tích cực đó là góp phần giảm quy mô số dư trái phiếu đang lưu hành đồng thới giúp giảm nhẹ tác động của kênh trái phiếu lên sự ổn định của hệ thống tài chính.
Theo tính toán của TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia, trong giai đoạn 2018-2021, trên quy mô phát hành và thời hạn khoảng 4 năm thì tới giai đoạn 2023-2025 sẽ có một khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáng kể sẽ đáo hạn. Theo đó sẽ có khoảng hơn 700 ngàn tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn, chưa tính tiền lãi. Trường hợp nếu trừ đi lượng trái phiếu đã được mua lại trước hạn và đàm hạn với các trái chủ để giãn, hoãn thời gian thanh toán thì áp lực trái phiếu đáo hạn của năm 2023 vẫn còn gần ½ so với ước tính ban đầu (tương đương khoảng 150 nghìn tỷ đồng). Đây vẫn là một giá trị rất lớn, có thể là “bom tấn” đe dọa sức mạnh tài chính doanh nghiệp khi phải đối mặt với việc thanh toán nếu các doanh nghiệp không có dòng tiền.
Trường hợp nếu thị trường được khơi thông thì giá trị tổng lượng trái phiếu đáo hạn năm nay lại “không phải vấn đề” bởi giá trị này chưa bằng giá trị trái phiếu đã mua lại trong năm 2022. Cùng với đó, là kỳ vọng về thị trường năm 2023 sẽ không có những vụ bất lợi như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh.
Theo các chuyên gia, các yếu tố tích cực đó là thị trường đã quen và “bão hòa” với tin xấu thì các gánh nặng dàn xếp trong việc thanh toán trái phiếu cũng sẽ đỡ nặng nề hơn. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp ngoài các giải pháp đã và đang thực hiện trong thời gian vừa qua.
Nói cách khác, áp lực của thị trường sẽ nhẹ đi hay nặng thêm, đáo hạn trái phiếu sẽ nhẹ hay là “bom tấn” phụ thuộc nhiều vào các thông tin chính sách và điều kiện để các doanh nghiệp phải chú trọng tới việc minh bạch hóa thông tin, tài chính, cũng như trách nhiệm của nhóm phân phối với trái chủ.
Chuyên gia tài chính Lê Ngọc Hoàn đánh giá, nếu ngân hàng có hành lang pháp lý để hỗ trợ trái phiếu thay vì quá chặt chẽ như hiện nay, hoặc các bên phân phối có ràng buộc trách nhiệm với trái chủ thì cơ hội để doanh nghiệp phát hành mới, trả nợ cũ sẽ tăng lên. Từ đó, vòng quay vốn nợ từ trái phiếu cũng tăng nhanh hơn nhưng được kiểm soát chặt, chất hơn…, thì không lo tạo vòng xoáy hệ lụy mới”.