meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

10.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào tháng 1/2023: “Cơn đau đầu” của DN địa ốc

Thứ tư, 18/01/2023-12:01
Đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xoay dòng tiền, các doanh nghiệp bất động sản lại phải đau đầu với 10.500 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn vào tháng 1/2023. Có thể nói, mới đầu năm nhưng 2023 dự kiến sẽ tiếp tục là năm “khó khăn chồng chất khó khăn” đối với doanh nghiệp địa ốc.

Phát hành trái phiếu năm 2022 giảm “kỷ lục”

Nhiều năm qua, trái phiếu doanh nghiệp được xem là một trong những kênh huy động vốn rất hữu hiệu của các doanh nghiệp bất động sản. Đây là nguồn vốn lớn giúp cho các doanh nghiệp địa ốc có tiền để cơ cấu sản phẩm và phát triển các dự án. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu một cách ồ ạt của nhiều “ông lớn” bất động sản đã khiến nhiều người đánh giá là đi kèm với rất nhiều rủi ro.

Có thể nói, câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp nóng từ thời điểm Tập đoàn China Evergrande Group (Hằng Đại) ở Trung Quốc đã vỡ nợ các lô trái phiếu trị giá hàng tỉ USD sau nhiều tuần chật vật. Vụ việc này đã gây ra tác động tiêu cực đến lĩnh vực bất động sản nói chung ở nước này. Khi nhìn vào câu chuyện của tập đoàn trên, không ít doanh nghiệp địa ốc cảm thấy rùng mình.

Tại Việt Nam, vào giữa năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố hủy 9 lô trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng. Và từ đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã vào cuộc “siết chặt” việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tránh các rủi ro.


Đầu năm 2023, 10.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn.
Đầu năm 2023, 10.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn.

Được biết, ngay từ tháng 10/2021, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành tổng cộng 30 đoàn thanh, kiểm tra đối với 21 công ty chứng khoán và 9 tổ chức phát hành. Kết quả cho thấy, có 6 công ty chứng khoán có vi phạm liên quan đến việc cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Việc siết trái phiếu doanh nghiệp được nhiều chuyên gia khẳng định đây là động thái để bảo vệ quyền lợi người đầu tư. Tuy nhiên nó đã tác động đến các doanh nghiệp bất động sản. Rất nhiều doanh nghiệp địa ốc lâm vào tình cảnh khó khăn khi bị siết chặt tín dụng ngân hàng lại cộng thêm kênh huy động vốn từ trái phiếu cũng bị thắt chặt. Đặc biệt, có nhiều lô trái phiếu đáo hạn nhưng doanh nghiệp loay hoay chưa thể tìm ra nguồn tiền để trả các trái chủ.

Theo thống kê từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong năm 2022, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ tổng cộng 420 đợt với trị giá trên 244.000 tỷ đồng. Con số này giảm hơn 65% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhóm ngân hàng vẫn giữ vị trí “quán quân” với tổng giá trị phát hành đạt gần 137.000 tỷ đồng, chiếm gần 54% tổng giá trị phát hành. Ở vị trí “á quân” là các doanh nghiệp thuộc khối bất động sản.  Trong năm 2022, các doanh nghiệp này phát hành tổng giá trị gần 52.000 tỷ đồng, chiếm trên 20%. Tuy nhiên, so với năm 2021, con số này đã giảm gần 76%. Cũng khá dễ hiểu khi năm 2022, các cơ quan chức năng đã có nhiều động thái quyết liệt để siết việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Điều đáng lưu ý là trong năm 2023, sẽ có khoảng gần 290.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Tháng 1/2023 có khoảng 17.500 tỷ đồng đáo hạn, trong đó, trái phiếu đáo hạn của doanh nghiệp bất động sản là 10.500 tỷ đồng, chiếm trên 60%. Điều này cho thấy, hầu hết các lô trái phiếu mà các doanh nghiệp sẽ phải trả nợ trong tháng 1 năm nay là khối bất động sản, ngành đang gặp rất nhiều khó khăn.

Những ngay qua, trên mạng xã hội lan tỏa nhiều hình ảnh các trái chủ với băng rôn, khẩu hiệu đi đòi nợ trái phiếu hết hạn. Thậm chí, có nhiều người đầu tư vào đây cả chục tỷ đồng và giờ đây họ đang lâm vào cảnh bi đát bởi cắm cả sổ đỏ vào ngân hàng để mua trái phiếu doanh nghiệp. Tiền gốc chưa lấy được và giờ hàng tháng vẫn phải trả lãi ngân hàng cho khoản nợ của mình. Nhiều trái chủ nói rằng, năm nay họ không có Tết.

Cơn đau đầu của doanh nghiệp BĐS

Có thể nói, con số 10.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của khối bất động sản không phải quá lớn. Tuy nhiên, đây là số tiền rất khó để có trong thời điểm hiện nay của các doanh nghiệp địa ốc khi các kênh tín dụng gần như đóng cửa. Hơn nữa, hiện nay, họ đang rất cần tiền để có thể tái cấu trúc lại doanh nghiệp và cơ cấu lại danh mục sản phẩm.

Về vấn đề này, TS Cấn Văn Lực cho rằng, những năm qua, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành lượng trái phiếu quá nhiều. Cụ thể, riêng nhóm bất động sản, các doanh nghiệp đã phát hành gần 215.000 tỷ đồng năm 2021.

TS Cần Văn Lực phân tích, trong điều kiện bình thường, các doanh nghiệp sẽ chủ động các nguồn vốn từ trước như từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới, vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu... để đảo nợ. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, khả năng huy động vôn, gọi vốn của họ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ trái phiếu nếu không có giải pháp phù hợp, kịp thời.


TS Cấn Văn Lực.
TS Cấn Văn Lực.

Cùng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đây là thời điểm rất khó khăn của doanh nghiệp bất động sản khi đến thời điểm đáo hạn trái phiếu. Các trái chủ giai đoạn cuối năm nên mong muốn thu hồi lại cả gốc lẫn lãi. Nhưng, vấn đề năm ở chỗ các doanh nghiệp bất động sản đang trải qua 2 năm khó khăn liên tiếp. Có nhiều trường hợp không thể thanh toán được trái phiếu và xin hoán đổi sang sản phẩm. Tuy nhiên, các trái chủ không đồng ý bởi nhiều khi họ cũng đi vay từ ngân hàng để mua trái phiếu và giờ đây cần tiền mặt để trả nợ.

Trong việc này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói rằng nếu hoán đổi trái phiếu sang sản phẩm BĐS thì doanh nghiệp sẽ có lợi ích. Bởi họ vừa có thể trả nợ trái chủ, vừa có thể bán được hàng. Tuy nhiên, các trái chủ sẽ phải cân nhắc bởi, bất động sản mà doanh nghiệp kia hoán đổi giá có hấp dẫn không và có tính thanh khoản không. Nếu họ nhìn thấy có lợi trong tương lai thì chắc chắn sẽ sẵn sàng hoán đổi. Đây là câu chuyện thương lượng giữa doanh nghiệp phát hành trái phiếu và trái chủ.

Ông Thịnh cũng nói rằng, năm 2023 sẽ rất khó khăn đối với các doanh nghiệp bất động sản. Bởi chưa biết được các nút thắt từ tín dụng có được tháo gỡ trong khi đó các lô trái phiếu đáo hạn vẫn còn nhiều.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

7 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước